Văn 9 Trình bày suy nghĩ

htthuong80c2cs@hanam.edu.vn

Học sinh
Thành viên
6 Tháng ba 2019
28
16
21
18
Hà Nam
THCS Dr.Ender

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Dựa vào ND của đoạn thơ " Những chiếc xe từ trong bom rơi ...Chỉ cần trong xe có một trái tim" em hãy viết 1 văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của e về 1 tình cảm đẹp của người lính lái xe ấy
Bạn tham khảo nhé
- "Những chiếc xe từ trong bom rơi": nhà thơ sử dụng nghệ thuật hoán dụ làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe không kính với người lính gan góc vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù để "về đây họp thành tiểu đội".
- "Đường đi tới" là con đường chung mà những người lính đang cùng đi. Đó là con đường cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, là con đường đi tới chính nghĩa, họ càng đi càng có thêm nhiều bạn.
- Câu thơ: "Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" thật độc đáo, bất ngờ bởi qua ô cửa kính vỡ, người lính không chỉ giao hoà với thiên nhiên mà còn giao lưu với đồng đội. Cái bắt tay thật thắm tình thắm nghĩa, là lời chào, lời chúc mừng, là lời động viên, sự đồng cảm thầm lặng và nồng hậu.
- Hình ảnh "bếp Hoàng Cầm" gợi ra bữa cơm thời chiến vội vã dọc dọc đường hành quân nhưng xoá đi mọi khoảng cách giúp người lính gần gũi, thân thiết như ruột thịt.
- Điệp từ "lại đi" là hình ảnh ẩn dụ: khẳng định ý chí chiến đấu vì nền hoà bình.
- Dù cho có vô vàn thương tích để lại trên chiếc xe khiến xe bị biến dạng nhưng không thể làm thay đổi ý chí chiến đấu của người lính.
- "Trái tim" vừa là ẩn dụ và là hoán dụ tượng trưng cho tình yêu đất nước thiết tha của người lính. Hoá ra xe chạy không chỉ bằng nhiên liệu, động cơ mà còn bằng tình yêu Tổ Quốc.
 

htthuong80c2cs@hanam.edu.vn

Học sinh
Thành viên
6 Tháng ba 2019
28
16
21
18
Hà Nam
THCS Dr.Ender
Bạn tham khảo nhé
- "Những chiếc xe từ trong bom rơi": nhà thơ sử dụng nghệ thuật hoán dụ làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe không kính với người lính gan góc vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù để "về đây họp thành tiểu đội".
- "Đường đi tới" là con đường chung mà những người lính đang cùng đi. Đó là con đường cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, là con đường đi tới chính nghĩa, họ càng đi càng có thêm nhiều bạn.
- Câu thơ: "Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" thật độc đáo, bất ngờ bởi qua ô cửa kính vỡ, người lính không chỉ giao hoà với thiên nhiên mà còn giao lưu với đồng đội. Cái bắt tay thật thắm tình thắm nghĩa, là lời chào, lời chúc mừng, là lời động viên, sự đồng cảm thầm lặng và nồng hậu.
- Hình ảnh "bếp Hoàng Cầm" gợi ra bữa cơm thời chiến vội vã dọc dọc đường hành quân nhưng xoá đi mọi khoảng cách giúp người lính gần gũi, thân thiết như ruột thịt.
- Điệp từ "lại đi" là hình ảnh ẩn dụ: khẳng định ý chí chiến đấu vì nền hoà bình.
- Dù cho có vô vàn thương tích để lại trên chiếc xe khiến xe bị biến dạng nhưng không thể làm thay đổi ý chí chiến đấu của người lính.
- "Trái tim" vừa là ẩn dụ và là hoán dụ tượng trưng cho tình yêu đất nước thiết tha của người lính. Hoá ra xe chạy không chỉ bằng nhiên liệu, động cơ mà còn bằng tình yêu Tổ Quốc.
Bạn có thể viết cho mk một bài văn được hông. Giúp mk đi :>(:>(:>(
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Bạn có thể viết cho mk một bài văn được hông. Giúp mk đi :>(:>(:>(
Mình viết cho bạn phần MB và KB, còn phần TB bạn dựa trên những ý của mình để viết, được chứ?

MB: Những người lính thời kì kháng chiến chống Mĩ luôn là đề tài mà các nhà văn, nhà thơ hướng tới, tiêu biểu là nhà thơ Phạm Tiến Duật. Thơ viết về người lính của ông đem đến cho người đọc sự vui tươi, hồn nhiên, trẻ trung. Trong đó không thể không nhắc đến tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính". Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh những chiếc xe không kính và những người lính với tình yêu quê hương, đất nước tha thiết. Tình cảm ấy được thể hiện rõ nét nhất trong ba khổ thơ cuối của bài thơ.
KB: Có thể nói, "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật với thể thơ tự do đậm chất văn xuôi cùng giọng thơ ngang tàn, hài hước, dí dỏm đã khắc họa hình tượng người chiến sĩ thật đẹp, thật dí dỏm, thật lính. Đó là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ một thế hệ anh hùng, sống đẹp và giàu lí tưởng. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì, đi bất cứ đâu mà Tổ quốc cần, trong gian khổ vẫn giữ vững một niềm tin, một niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng.
 
Top Bottom