Câu 7:
- Đặc điểm tự nhiên:
+ Địa hình: Các tỉnh của vùng đều có vùng gò, đồi ở phía Tây, dải đồng bằng hẹp ở phía Đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang ra biển.
+ Khí hậu: Là vùng có khí hậu khô hạn nhất cả nước.
+ Khoáng sản: Chủ yếu là cát thủy tinh, ti tan và vàng.
+ Sông ngòi: Có khá nhiều sông ngòi nhưng chủ yếu sông ngắn và dốc....
- Thuận lợi (bao gồm cả tự nhiên, tài nguyên):
+ Nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, hình thành các vũng vịnh để lập hải cảng.
+ Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm hùm, tôm sú). Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Khánh Hoà có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao.
+ Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông của nước ta có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng.
+ Đất nông nghiệp ở các đồng bẳng hẹp ven biển thích hợp để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị như bông vải, mía đường. Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn. Ngoài gỗ, rừng còn một số đặc sản quý như quế, trầm hương, sâm quy, kì nam và một số chim thú quý hiếm.
+ Khoáng sản chính của vùng là cát thuỷ tinh, titan, vàng.
+ Ven biển nhiều bãi tắm tốt.
- Khó khăn (bao gồm cả tự nhiên, tài nguyên):
+ Khoáng sản không nhiều
+ Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng thường bị hạn hán kéo dài.
+ Thiên tai gây thiệt hại lớn trong sản xuất và đời sống, đặc biệt trong mùa mưa bão.
+ Tính đến năm 2002, độ che phủ rừng của vùng còn 39%. Hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận). Cũng như Bắc Trung Bộ, vấn để bảo vệ và phát triển rừng ở đây có tầm quan trọng đặc biệt.