Văn 10 Vàng thì thử lửa thử than/ Chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời

anhthu2004sn@gmail.com

Học sinh
Thành viên
23 Tháng chín 2018
128
27
26
20
Bạc Liêu
Trường THCS Lê Hồng Phong

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
trình bày suy nghĩ của anh( chị) về câu
Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Vàng thì thử lửa thử than: Vàng là kim loại quý hiếm, không bị đốt cháy bởi lửa than bình thường, khi muốn kiểm chứng độ thật giả của vàng có thể đem qua lửa, than. Nếu bị cháy đen thì không phải vàng thật
+ Chuông kêu thử tiếng: chuông ở đây là chuông ở các ngôi chùa tại Việt Nam, lấy từ việc thử chuông ở các chùa, ông cha ta đã chỉ ra cách nhận biết chuông tốt hay không, đó là nhờ vào tiếng kêu
+ Người ngoan thử lời: Từ hai dẫn chứng trên, ông cha ta liên hệ tới việc thử lòng người. Chỉ bằng lời nói thốt ra nhưng lại chính là đặc điểm để biết thêm về con người ấy
- Bàn luận, chứng minh
+ Trong đời sống hàng ngày, con người luôn luôn phải giao tiếp. Mà trong đó, lời nói, ngôn ngữ chính là thứ giúp chúng ta giao tiếp được
+ Nhân dân ta có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ tương tự câu ca dao trên, ví dụ "Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn kêu tiếng dịu dàng dễ nghe" hay "Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".... Tất cả đều muốn khuyên chúng ta cần biết ăn nói, lời nói phát ra phải được cân nhắc, không thể bộc phát, làm tổn thương đến người khác
+ "Người khôn" ở đây là người hiền lành, mưu trí, có tinh thần cá nhân và cộng đồng, biết nghĩ đến bản thân và xã hội và có những hành động có ích. Để nhận biết người khôn, ông cha ta đã chỉ ra một cách là dựa vào lời nói của người đó. Nếu người đó thật sự là "người khôn" thì sẽ nói được những lời thật lòng, nhận được sự yêu mến từ mọi người.
+ Trong lịch sử nhân loại, có rất nhiều người vì lời nói của mình mà trở nên nổi tiếng, thể hiện được trí thông minh của mình và được nhiều người ngưỡng mộ. Hình ảnh của họ còn đi vào văn học. Có lẽ ta còn nhớ đến chú bé thông minh trong văn bản cùng tên, cậu đã thể hiện hết tài năng của mình khi đối ứng với viên sứ, với nhà vua và với sứ quan nước bạn.....
- Mở rộng vấn đề
+ Tuy nhiên, không phải ai nói lời dễ nghe cũng là "người khôn". Lời nói là của mỗi người, nếu nói đúng, vừa phải thì chính là khôn khéo, nhưng nói quá sự thật thì chính là sự dối trá, lừa lọc
+ Bên cạnh những "người khôn" vẫn còn đâu đó một số người không nhần ngại buông lời miệt thị, chê bai, không quan tâm đến cảm xúc người khác
+ Chúng ta cần cảnh giác và phê phán những người như vậy
- Bài học và liên hệ bản thân
 
Top Bottom