Văn 9 Viết bài văn NGHỊ LUẬN qua văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương"

G-11F

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười một 2018
301
136
61
19
Hà Nội
Trung học Cơ Sở Vạn Phúc
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Viết bài văn NGHỊ LUẬN (văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương"):
câu 13. Qua nhân vật Vũ Nương và hiểu biết thực tế, hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh
NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM trong xã hội phong kiến.
câu 14. Qua nhân vật Vũ Nương và hiểu biết thực tế, nêu cảm nhận về hình ảnh
NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM hiện đại.
câu 15. Qua "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, em có suy nghĩ gì về giữ gìn hạnh phúc gia đình.
câu 16. Qua "Chuyện người con gái Nam Xương" và hiểu biết thực tế, em cảm nhận như nào về hậu quả chiến tranh.
( mỗi câu 1 bài nghị luận )
 
Last edited by a moderator:

Nguyễn Chi Xuyên

Cựu Hỗ trợ viên | Cựu CTV CLB Lịch Sử
HV CLB Địa lí
Thành viên
2 Tháng tám 2019
1,315
4,452
421
Bình Định
THCS Nhơn Hòa
Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện hay trong Truyền kỳ mạn lục, một tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Dữ viết trên cơ sở một truyện dân gian Việt Nam. Truyện phản ánh một vấn đề bức thiết của xạ hội, đó là thân phận của người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến. Thế lực bạo tàn và lễ giáo phong kiện khắt khe đã chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ, mặc dù họ là những người phụ nữ đáng trân trọng trong gia đình và xã hội.
Câu chuyện kể về cuộc đời và số phận của Vũ Nương – một người, con gái nết na, thùy mị. Chồng nàng lá Trương Sinh, con nhà giàu có nhưng ít học, vốn tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức. Trương Sinh lấy Vũ Nương không phải vì tình yêu mà chỉ vì cảm mến dung hạnh, để rồi không có sự chan hòa, bình đẳng trong cuộc hôn nhân đó. Mầm mống bi kịch của cuộc đời Vũ Nương bắt đầu từ đây.
Mặc dù chồng là người lạnh lùng, khô khan, ích kỉ nhưng Vũ Nương luôn đảm đang, tháo vát, thủy chung. Nàng khát khao hạnh phúc gia đình, mong muốn êm ấm thuận hòa nên luôn giữ gìn khuôn phép, ăn nói chừng mực. Khi chồng đi lính, Vũ Nương đã tiễn chồng bằng những lời mặn nồng, tha thiết: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Thật xúc động với tình cảm cửa người vợ hiền trước lúc chồng đi xa. Tình cảm ấy đã làm mọi người rơi lệ.
Không chỉ là người vợ hiền, Vũ Nương còn là một nàng dâu hiếu thảo. Nàng chăm sóc chu đáo mẹ chồng, hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng như mẹ đẻ của nàng vậy. Chồng đi lính khi nàng có mang, biết bao khổ cực chỉ một thân một mình gánh chịu. Rồi nàng sinh con, một mình nuôi dạy con và chăm sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng mất, nàng vô cùng thương xót, nàng lo ma chay, tế lễ hết sức chu đáo.
Khi giặc tan, Trương Sinh về nhà chỉ vì tin lời con trẻ mà nghi vợ hư hỏng nên chửi mắng vợ thậm tệ, mặc cho lời phân trần của Vũ Nương, mặc cho lời biện bạch của họ hàng làng xóm, Trương Sinh vẫn hồ đồ đánh đuổi Vũ Nương. Đau đớn, tủi nhục, Vũ Nương phải tìm đến cái chết trên bến Hoàng Giang.
Câu chuyện đã thể hiện nỗi oan khúc tột cùng của Vũ Nương, nỗi oan ấy đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oan khốc trong xã hội phong kiến vùi dập con người, nhất là người phụ nữ. Thân phận của người phụ nữ bị vùi dập, bị sỉ nhục, bị đày đến bước đường cùng của cuộc đời, họ chỉ biết tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng trong sạch. Điều này chứng tỏ xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những Trương Sinh đầu óc nam quyền, độc đoán, sống thiếu tình thương đối với người vợ hiền thục của mình, để rồi gây ra cái chết bi thương đầy oan trái cho Vũ Nương. Thân phận của Vũ Nương thật đáng thương và phẩm chất của nàng cũng thật đáng khâm phục. Khi còn sống nàng là người vợ hiền dâu thảo, sống có nghĩa tình. Khi chết, tuy được các nàng tiên cứu sống ở thủy cung nguy nga, lộng lẫy, nhưng lúc nào nàng cũng nhớ đến quê hương bản quán của mình. Là người nặng tình nghĩa, nàng đã ứa nước mắt khi nghe người cùng làng gợi nhắc đến quê hương, nhắc đến chồng con của mình. Thế nhưng, Vũ Nương vẫn còn đó nỗi đau oan khúc, nàng muốn phục hồi danh dự: Nàng không trở về trần gian mặc dù Trương Sinh đã lập đàn giải oan và đã ân hận với việc làm nông nổi của mình. Nàng không trở về trần gian đâu chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi – người đã cứu nàng, mà điều chủ yếu ở đây là nàng chẳng còn gì để về. Đàn giải oan chỉ là việc an ủi cho người bạc mệnh chứ không thể làm sống lại tình xưa nghĩa cũ. Nỗi oan khuất được giải nhưng hạnh phúc đâu thể tìm lại được. Sự dứt áo ra đi của nàng là thái độ phủ định trần gian với cái xã hội bất công đương thời. Đây cũng là thái độ đấu tranh đòi công lý của người phụ nữ trong xã hội phong kiến suy tàn. Dù cái chết là tấn bi kịch của người phụ nữ, nhưng họ thức tỉnh được tầng lớp phụ quyền, phong kiến. Sự vĩnh viễn chọn cái chết mà không trở lại trần thế của Vũ Nương đã làm cho Trương Sinh phải cắn rứt ân hận vì lỗi lầm của mình. Trương Sinh biết lỗi thì đã quá muộn màng.
Qua câu chuyện về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm vợ xa chồng, cha xa con, gia đình tan vỡ. Nỗi đau của Vũ Nương cũng là nỗi đau của biết bao người phụ nữ dưới chế độ phong kiến như nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và nhiều phụ nữ khác nữa. Phải chăng người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam luôn bị chà đạp dù họ có tài năng và phẩm chất cao đẹp. Bởi thế Nguyễn Dữ đã viết:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời ràng bạc mệnh vẫn là lời chung.

"Phận đàn bà" trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. Và cũng như Vũ Nương, người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.
Bằng bút pháp kể chuyện, tình tiết lúc chân thật đời thường, lúc hoang đường kì ảo, Nguyễn Dữ đã xây đựng hình tượng nhân vật điển hình cho thân phận người phụ nữ ngày xưa. Họ thật đẹp, thật lí tưởng nhưng xã hội không cho họ hạnh phúc. Tác phẩm của ông vừa đề cao giá trị người phụ nữ lại vừa hạ thấp giá trị của xã hội phong kiến đương thời.
Nguồn:Internet
 

G-11F

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười một 2018
301
136
61
19
Hà Nội
Trung học Cơ Sở Vạn Phúc
Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện hay trong Truyền kỳ mạn lục, một tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Dữ viết trên cơ sở một truyện dân gian Việt Nam. Truyện phản ánh một vấn đề bức thiết của xạ hội, đó là thân phận của người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến. Thế lực bạo tàn và lễ giáo phong kiện khắt khe đã chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ, mặc dù họ là những người phụ nữ đáng trân trọng trong gia đình và xã hội.
Câu chuyện kể về cuộc đời và số phận của Vũ Nương – một người, con gái nết na, thùy mị. Chồng nàng lá Trương Sinh, con nhà giàu có nhưng ít học, vốn tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức. Trương Sinh lấy Vũ Nương không phải vì tình yêu mà chỉ vì cảm mến dung hạnh, để rồi không có sự chan hòa, bình đẳng trong cuộc hôn nhân đó. Mầm mống bi kịch của cuộc đời Vũ Nương bắt đầu từ đây.
Mặc dù chồng là người lạnh lùng, khô khan, ích kỉ nhưng Vũ Nương luôn đảm đang, tháo vát, thủy chung. Nàng khát khao hạnh phúc gia đình, mong muốn êm ấm thuận hòa nên luôn giữ gìn khuôn phép, ăn nói chừng mực. Khi chồng đi lính, Vũ Nương đã tiễn chồng bằng những lời mặn nồng, tha thiết: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Thật xúc động với tình cảm cửa người vợ hiền trước lúc chồng đi xa. Tình cảm ấy đã làm mọi người rơi lệ.
Không chỉ là người vợ hiền, Vũ Nương còn là một nàng dâu hiếu thảo. Nàng chăm sóc chu đáo mẹ chồng, hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng như mẹ đẻ của nàng vậy. Chồng đi lính khi nàng có mang, biết bao khổ cực chỉ một thân một mình gánh chịu. Rồi nàng sinh con, một mình nuôi dạy con và chăm sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng mất, nàng vô cùng thương xót, nàng lo ma chay, tế lễ hết sức chu đáo.
Khi giặc tan, Trương Sinh về nhà chỉ vì tin lời con trẻ mà nghi vợ hư hỏng nên chửi mắng vợ thậm tệ, mặc cho lời phân trần của Vũ Nương, mặc cho lời biện bạch của họ hàng làng xóm, Trương Sinh vẫn hồ đồ đánh đuổi Vũ Nương. Đau đớn, tủi nhục, Vũ Nương phải tìm đến cái chết trên bến Hoàng Giang.
Câu chuyện đã thể hiện nỗi oan khúc tột cùng của Vũ Nương, nỗi oan ấy đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oan khốc trong xã hội phong kiến vùi dập con người, nhất là người phụ nữ. Thân phận của người phụ nữ bị vùi dập, bị sỉ nhục, bị đày đến bước đường cùng của cuộc đời, họ chỉ biết tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng trong sạch. Điều này chứng tỏ xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những Trương Sinh đầu óc nam quyền, độc đoán, sống thiếu tình thương đối với người vợ hiền thục của mình, để rồi gây ra cái chết bi thương đầy oan trái cho Vũ Nương. Thân phận của Vũ Nương thật đáng thương và phẩm chất của nàng cũng thật đáng khâm phục. Khi còn sống nàng là người vợ hiền dâu thảo, sống có nghĩa tình. Khi chết, tuy được các nàng tiên cứu sống ở thủy cung nguy nga, lộng lẫy, nhưng lúc nào nàng cũng nhớ đến quê hương bản quán của mình. Là người nặng tình nghĩa, nàng đã ứa nước mắt khi nghe người cùng làng gợi nhắc đến quê hương, nhắc đến chồng con của mình. Thế nhưng, Vũ Nương vẫn còn đó nỗi đau oan khúc, nàng muốn phục hồi danh dự: Nàng không trở về trần gian mặc dù Trương Sinh đã lập đàn giải oan và đã ân hận với việc làm nông nổi của mình. Nàng không trở về trần gian đâu chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi – người đã cứu nàng, mà điều chủ yếu ở đây là nàng chẳng còn gì để về. Đàn giải oan chỉ là việc an ủi cho người bạc mệnh chứ không thể làm sống lại tình xưa nghĩa cũ. Nỗi oan khuất được giải nhưng hạnh phúc đâu thể tìm lại được. Sự dứt áo ra đi của nàng là thái độ phủ định trần gian với cái xã hội bất công đương thời. Đây cũng là thái độ đấu tranh đòi công lý của người phụ nữ trong xã hội phong kiến suy tàn. Dù cái chết là tấn bi kịch của người phụ nữ, nhưng họ thức tỉnh được tầng lớp phụ quyền, phong kiến. Sự vĩnh viễn chọn cái chết mà không trở lại trần thế của Vũ Nương đã làm cho Trương Sinh phải cắn rứt ân hận vì lỗi lầm của mình. Trương Sinh biết lỗi thì đã quá muộn màng.
Qua câu chuyện về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm vợ xa chồng, cha xa con, gia đình tan vỡ. Nỗi đau của Vũ Nương cũng là nỗi đau của biết bao người phụ nữ dưới chế độ phong kiến như nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và nhiều phụ nữ khác nữa. Phải chăng người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam luôn bị chà đạp dù họ có tài năng và phẩm chất cao đẹp. Bởi thế Nguyễn Dữ đã viết:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời ràng bạc mệnh vẫn là lời chung.

"Phận đàn bà" trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. Và cũng như Vũ Nương, người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.
Bằng bút pháp kể chuyện, tình tiết lúc chân thật đời thường, lúc hoang đường kì ảo, Nguyễn Dữ đã xây đựng hình tượng nhân vật điển hình cho thân phận người phụ nữ ngày xưa. Họ thật đẹp, thật lí tưởng nhưng xã hội không cho họ hạnh phúc. Tác phẩm của ông vừa đề cao giá trị người phụ nữ lại vừa hạ thấp giá trị của xã hội phong kiến đương thời.
Nguồn:Internet
câu bao nhiêu vậy bạn?
nếu là câu 13 thì bạn lạc đề rồi(chú ý phần viết hoa in đậm, gạch chân và in nghiêng ở trên đề).
 
Last edited:

Nguyễn Chi Xuyên

Cựu Hỗ trợ viên | Cựu CTV CLB Lịch Sử
HV CLB Địa lí
Thành viên
2 Tháng tám 2019
1,315
4,452
421
Bình Định
THCS Nhơn Hòa

Bminh_08

Học sinh
Thành viên
19 Tháng bảy 2018
95
123
46
Hà Nội
THCS Đại Nghĩa

Câu 13:
Mở bài

  • Nguyễn Dữ là một trong những tác giả nổi tiếng ở thế kỉ XVT, học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi sông ẩn dật.
  • Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ một truyện dân gian (truyện thứ 16 ) trong số 20 truyện của tác phẩm Truyền kì mạn lục.
  • Vũ Nương là nhân vật chính của câu chuyện. Đây là người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh nhưng phải chịu một sô phận bất hạnh.
Thân bài
Vũ Nương là người có phẩm chất tốt đẹp

  • Tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp.
  • Là người biết giữ gìn khuôn phép không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà.
  • Là người chung thuỷ chờ chồng cách biệt ba năm giữ gìn một tiết.
  • Là người mẹ hiền, dâu thảo, người vợ đảm đang: một mình nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ già. Nàng chăm sóc khi mẹ chồng đau ốm, ma chay chu đáo khi mẹ chồng qua đời.
Vũ Nương là người phụ nữ có số phận bất hạnh
  • Là nạn nhân của chê độ nam quyền: cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu.
  • Phải đằng đẵng chờ chồng vì chồng đi chiến trận.
  • Bị chồng nghi ngờ lòng chung thuỷ, bị chồng mắng nhiếc, đánh đuổi đi.
  • BỊ dồn vào đường cùng, Vũ Nương đã phải nhảy xuôrig sông tự tử.
  • Đoạn kết của truyện tuy để cho vợ chồng Vũ Nương nhìn thấy nhau, Vũ Nương được minh oan nhưng kết thúc tác phẩm vẫn là một bi kịch. Nàng không thể trở về dương thế để sống bên chồng con được nữa.
Từ nhân vật Vũ Nương khái quát lên phẩm chất, sô phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
  • Vũ Nương mang nhiều phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến: đảm đang, đức hạnh, hiền thục, hiếu thảo… Qua nhân vật Vũ Nương, ta thấy được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trước đây.
  • Sô’ phận của Vũ Nương thật bi thảm, bất hạnh:
+ Phải nuôi con, nuôi mẹ một mình.
+ Chờ chồng đằng đẵng nhiều năm trời.
+ Phải chết oan.
Đây cũng là số phận bất hạnh của những người phụ nữ có hoàn cảnh như Vũ Nương. Họ chịu đau khổ vì những luật lộ hà khắc của xã hội phong kiến hoặc của những cuộc chiến tranh phi nghĩa xảy ra liên miên.
c) Người phụ nữ trong xã hội ngày nay
Người phụ nữ trong xã hội ngày nay vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống: cần cù, siêng năng, chịu thương, chịu khó, đảm đang, chung thủy…
Người phụ nữ Việt Nam ngày nay được đối xử công bằng, được tham gia hoạt động xã hội, được học hành như nam giới…
Có được điều đó nhờ tính ưu việt của xã hội mới, nhờ được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ…
Tác giả đã đặt Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để làm nổi bật lên những phẩm chất tốt đẹp cũng như số phận bất hạnh, bi thảm của nàng.
Qua nhân vật Vũ Nương, tác giả cất lên tiếng nói thông cảm, bênh vực người phụ nữ, đồng thời tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân đạo.
Cách dẫn dắt tình tiết sinh động, hấp dẫn, sự đan xen những yếu tố kì ảo với yếu tô hiện thực khiên cho nhân vật vừa mang những đặc điểm nhân vật của thể loại truyền kì vừa gắn với cuộc đời thực.
Qua câu chuyện, ta hiểu thêm phẩm chất, số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, ta càng thấy tính ưu việt của xã hội hôm nay.
nguồn : Internet
cậu tham khảo nhé, có gì cần bàn luận lập hội thoại với t nhé , t cũng đang viết về chủ đề này
 
  • Like
Reactions: Hạ Di

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
mình đan cần gấp. Ai giúp mình vs
Chào em. Nếu như em cần hỗ trợ nhanh thì em có thể gửi câu hỏi vào topic này em nhé.
https://diendan.hocmai.vn/threads/ho-tro-cap-toc-cac-bai-viet-trong-vong-48h.685717/

Ngoài ra, khi hỏi bài, em hãy đăng mỗi câu hỏi 1 topic nhé! Chứ đăng nhiều câu hỏi như thế này rất dễ bị trôi. Khi chị rà soát bài để hỗ trợ thì không tìm được bài này để giúp em tới.

Trở lại vấn đề, hiện tại em cần chị giúp câu hỏi nào nhỉ?
 
  • Like
Reactions: G-11F

G-11F

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười một 2018
301
136
61
19
Hà Nội
Trung học Cơ Sở Vạn Phúc
Last edited by a moderator:

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Câu 15: Qua "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, em có suy nghĩ gì về giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Chị hướng em vài ý chính nhé.
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
- Bàn về tầm quan trọng của việc giữ gìn hạnh phúc gia đình: gia đình là tổ ấm, là bến bờ hạnh phúc, là cái nôi của sự bình yên trong tâm hồn. Nếu tổ ấm tan vỡ thì nơi ấy sẽ như một căn nhà hoang chi chít tơ nhện lạnh lẽo

II. Thân bài:
1. Hạnh phúc gia đình trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương"
- Khi Trương Sinh đi đánh giặc:
+ Vũ Nương ngày ngày hiếu thuận mẹ chồng, đảm đang việc nhà được người người kính trọng
+ Sau khi sinh con, nàng vẫn là tấm gương mẫu mực, là người mẹ hiền thục bảo ban và yêu thương con vô bờ bến
+ Nàng luôn giữ trọn tấm lòng thanh bạch chờ đợi phu quân trở về, mong một ngày đoàn viên
- Khi Trương Sinh trở về:
+ Hạnh phúc gia đình tan vỡ bởi những nghi ngờ, ghen tuông vô cớ phát sinh bởi lời nói ngây thơ của bé Đản
+ Trương Sinh không cho Vũ Nương lấy một cơ hội minh oan, duy chỉ tin tưởng chính mình và đuổi vợ ra khỏi nhà dù hàng xóm có lời can ngăn
+ Khi Trương Sinh hiểu rõ sự tình thì đã quá muộn màng.
=> Hạnh phúc giống như một chiếc gương đã vỡ, một khi đã rơi thì chẳng thể nào hàn gắn lại được
==> Bản thân chúng ta cần phải biết trân trọng hiện tại, cần phải cho nhau cơ hội để thấu hiểu lẫn nhau và cùng nhau bảo vệ tổ ấm của mình

2. Bài học về giá trị giữ gìn hạnh phúc gia đình:
- Mỗi người chúng ta may mắn được sinh ra trên cõi đời này, được cha mẹ yêu thương, che chở bảo vệ thực là một điều quý giá
- Nhưng hạnh phúc không phải là thứ sẵn có, nó cần phải được vun đắp bởi chính từng cử chỉ, hành động, lời nói dạt dào tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình
- Bảo vệ hạnh phúc gia đình là cách để bảo vệ chính bản thân, là cách để yêu thương chính mình. Có gia đình, có bến bờ bình yên mà sau mỗi cơn sóng gió của cuộc đời, ta có thể trở về, có thể dựa vào nhau mà thủ thỉ, dốc tâm can mà chia sẻ.
- Nếu như có xảy ra xung đột, hãy cùng nhau ngồi xuống, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhau và trao cho nhau cơ hội để sửa chữa lỗi lầm của mình

3. Liên hệ bản thân: Hãy liên hệ bản thân của em đi nhé ^^

III. Kết bài: Khẳng định về giá trị của việc giữ gìn hạnh phúc gia đình.

@Harry Nanmes Diệp ơi, em giúp chị hỗ trợ bạn câu 16 với nhé. Chị đang cấn chút chuyện nên không giúp ngay được
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Với đề 16 thì mình giúp bạn vách ra những ý chính nhé!
Giải thích :
- Chiến tranh là gì?
- Hậu quả chiến tranh là gì?
-) Chiến tranh mang lị cho con người đau thương, mất mát, đem lại cho cuộc sống sự chết chóc, ....
Suy nghĩ:
* Đưa ra quan điểm của mình về vấn đề nhé!
* vì sao, lý giải:
Phần này chúng ta sẽ đưa ra:
- nguyên nhân của chiến tranh. Giống như trong bài thì là cuộc chiến tranh phi nghĩa,... Đó là một ý, ý thứ hai bạn có thể nêu là do tranh chấp chủ quyền, cạnh tranh kinh tế, mở rộng thuộc địa,....
Tiếp đó là hậu quả của chiến tranh.
- Để lại những đau thương, mất mát, thiệt hại cho các bên về mặt con người (thương vong, bệnh tật, đau đớn thể xác, chất độc màu da cam,...)
- Thiệt hại về cơ sở vật chất xã hội, nền kinh tế bị tàn phá
- Để lại những tổn thương về mặt tinh thần cho những người còn sống
- Rạn nứt mối quan hệ giữa người – với người, giữa hai đất nước, sự thù hận trỗi dậy, hằn sâu và bám rễ.
- có thể thêm ý những ý trong tác phẩm cũng được nha.
Chứng minh:
Thực tế cho thấy chiến tranh đã đem lại những hậu quả to lớn. Cụ thể là cuộc chiến tranh của thực Pháp xâm lược nước ta và đế quốc Mĩ đã khiến đất nước, dân tộc rơi vào vòng quẩn quanh làm nô lệ, khiến biết bao nhiêu người giờ đây mắc những căn bệnh về chất độc màu da cam, đất nước kém phát triển...
* Mở rộng.
Tại phần này, chúng ta đi phê phán những đất nước đã từng vì lợi ích quốc gia mà đem quân xâm lược. Biểu dương nhưngc đất nước hòa bình,
* Bài học:
Nhận thức đc hậu quả của chiến tranh.
Là học sinh caanvphair ra súc học tập, tuyên truyền phòng chống chiến tranh, ủng hộ một phần nhỏ cho nhuwbx đất nước đang có chiến tranh như Syria .
Bạn tham khảo dàn ý nhé!
 
Top Bottom