Địa 9 nêu thực trạng buôn bán trẻ em ở VN

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
giúp mình với ! nêu thực trạng buôn bán trẻ em ở VN ? Nguyên nhân và biên pháp
Trong thời gian qua, tội phạm mua bán người đang có chiều hướng phức tạp, đặc biệt là nạn mua bán trẻ em. Đây đang là một hiện tượng nhức nhối ở nước ta hiện nay. Tội phạm mua bán người xảy ra trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Mua bán người được che giấu bởi các hình thức như tham quan, du lịch, ký kết làm ăn kinh tế, lao động xuất khẩu, tổ chức kết hôn thông qua môi giới… nạn nhân của các vụ mua bán người thường chủ yếu làm nô lệ tình dục, lao động cưỡng bức, lấy nội tạng, bào thai, đẻ thuê… Nạn nhân không chỉ là phụ nữ và trẻ em như những năm trước đây mà đối tượng của loại tội phạm này hướng tới còn là cả những nam giới và trẻ sơ sinh. Đối tượng phạm tội mua bán người ở hầu hết các độ tuổi, số đối tượng có độ tuổi trên 30 tuổi chiếm tỉ lệ cao. Ngoài ra, có trên 80% các vụ mua bán người ra nước ngoài.
Về nguyên nhân, việc buôn bán người được nhóm nghiên cứu xác định bắt nguồn từ sự di cư tự nguyện (chỉ có 13% cho biết bị đưa đi trái ý muốn) do tin vào lời kẻ buôn người với những lời hứa hẹn về cơ hội việc làm thu nhập cao, công việc tốt, điều kiện học hành lý tưởng. Do ham lợi ích vật chất ở cả kẻ buôn người và nạn nhân. Kẻ buôn người bất chấp pháp luật và đạo lý để thu một số tiền quá lớn. Nạn nhân, bị hấp dẫn bởi những lời hứa hão, những “chiếc bánh vẽ” ngon lành về lợi ích kinh tế mà bọn buôn người vẽ ra để sa vào bẫy của bọn chúng. Ngoài ra, trình độ dân trí thấp, hạn chế trong việc tiếp cận thông tin, đặc biệt là thông tin liên quan đến nạn buôn bán người... là những tồn tại phổ biến trong dân cư vùng sâu vùng xa, thậm chí cả với những đô thị, thành phố lớn nhưng gia đình, nhà trường chưa có sự quan tâm, giáo dục sát sao về vấn đề này. Trên thực tế, các nạn nhân vẫn bị dỗ ngon, dỗ ngọt bởi các chiêu bài tìm việc làm nhàn hạ nhưng lại có thu nhập cao. Họ dễ dàng theo đối tượng có khi chỉ quen biết sơ sơ đến những nơi xa lạ để mong một sự đổi đời. Đồng thời sự thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của gia đình và công tác tuyên truyền còn dàn trải, chưa đủ sức nặng, nhiều khi còn mang tính phong trào, thời vụ; công tác giáo dục, phổ biến pháp luật còn yếu. Công tác phòng ngừa, đấu tranh đạt kết quả thấp, chưa tương xứng với các giải pháp đề ra.
Về biện pháp, cần tăng cường các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng ngừa cho người dân địa phương, nhất là những trẻ em dễ bị lôi kéo, lừa gạt; đồng thời nâng cao năng lực phòng, chống loại tội phạm này cho chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể. Cần phổ biến và nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ lồng ghép phòng, chống mua bán người hiệu quả; các cuộc tư vấn cá nhân và các cuộc họp cộng đồng nên được tiến hành ở các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tăng mức phạt nặng đối với tội danh buôn bán người để đủ mức răn đe đối với loại tội phạm nguy hiểm này và tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ các nạn nhân bị buôn bán sớm hòa nhập cộng đồng.
 
Top Bottom