Sinh 8 Thức khuya là mọc mụn, liệu có đúng?

Kayaba Akihiko

Cựu Mod Hóa
Thành viên
17 Tháng năm 2019
2,045
1,881
311
19
Bắc Giang
THCS Tân Dĩnh
  • Like
Reactions: Maianh2510

Kỳ Thư

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng tám 2018
716
878
126
Bình Định
Trường THPT Số 1 An Nhơn
Thức khuya mọc mụn là đúng và chị đã cope một phần giải thích từ một vị bác sĩ :" do trong giai đoạn bào thai, da và thần kinh nằm cùng một lớp phôi, nên khi "tối lửa tắt đèn", những người láng giềng này sẽ cùng chịu ảnh hưởng và có sự chia sẻ qua lại với nhau. Khi chúng ta lo lắng, căng thẳng (tình huống này được coi là stress) thì tuyến thượng thận sẽ tiết ra chất cortisol nhiều hơn lượng bình thường. Chất này làm da chúng ta nhờn hơn nên rất dễ nổi mụn."
+ Và nếu em để ý kĩ thông thường em thức khuya đồng nghĩa cơ thể và các hệ thần kinh vẫn hoạt động cực liệt như ban ngày chúng ta làm việc , không được nghỉ ngơi thế nên rất dễ bị căng thẳng đầu óc . Nói chung thì thức khuya lợi ích không có là bao mà tác hại thì rất nhiều. Coi em thức khuya nhiều quá các nơ ron chết dần gây giảm trí nhớ và nhớ rằng các TB não sẽ không nguyên phân hay tái tạo lại như TB gan đâu , nói cách khác nó chỉ tạo ra khi lúc em còn trong bụng mẹ 1 lần duy nhất.
À chị bổ sung thêm phần này :
+Để khống chế tình trạng mụn nổi nhiều do thức khuya (nhất là học sinh chuẩn bị cho mùa thi tới) cần giữ vệ sinh da thật tốt; giải stress bằng cách kết hợp hài hòa, hợp lý giữa việc học, công việc với các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh. ( em tham khảo thêm nhé ^^ )
 
Last edited:

linhnguyen./.

Học sinh
Thành viên
16 Tháng sáu 2017
113
26
26
Thức khuya mọc mụn là đúng và chị đã cope một phần giải thích từ một vị bác sĩ :" do trong giai đoạn bào thai, da và thần kinh nằm cùng một lớp phôi, nên khi "tối lửa tắt đèn", những người láng giềng này sẽ cùng chịu ảnh hưởng và có sự chia sẻ qua lại với nhau. Khi chúng ta lo lắng, căng thẳng (tình huống này được coi là stress) thì tuyến thượng thận sẽ tiết ra chất cortisol nhiều hơn lượng bình thường. Chất này làm da chúng ta nhờn hơn nên rất dễ nổi mụn."
+ Và nếu em để ý kĩ thông thường em thức khuya đồng nghĩa cơ thể và các hệ thần kinh vẫn hoạt động cực liệt như ban ngày chúng ta làm việc , không được nghỉ ngơi thế nên rất dễ bị căng thẳng đầu óc . Nói chung thì thức khuya lợi ích không có là bao mà tác hại thì rất nhiều. Coi em thức khuya nhiều quá các nơ ron chết dần gây giảm trí nhớ và nhớ rằng các TB não sẽ không nguyên phân hay tái tạo lại như TB gan đâu , nói cách khác nó chỉ tạo ra khi lúc em còn trong bụng mẹ 1 lần duy nhất.
À chị bổ sung thêm phần này :
+Để khống chế tình trạng mụn nổi nhiều do thức khuya (nhất là học sinh chuẩn bị cho mùa thi tới) cần giữ vệ sinh da thật tốt; giải stress bằng cách kết hợp hài hòa, hợp lý giữa việc học, công việc với các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh. ( em tham khảo thêm nhé ^^ )
thật vậy hả bạn, mình nghĩ đơn giản tại vì đêm là thời gian làm việc của hầu hết các nội quan (trong đó có gan)
thức đêm gan làm việc k hiểu quả, quá trình đào thải các chất độc kém => nổi mụn
:D
 

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,764
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
Cho em hỏi là thức khuya mọc mụn là đúng hay sai ạ :>, cho e xin luôn cả lí do +dẫn chứng ạ
Tks nhìu nha ;)
Thức khuya, nhất là khoảng tg từ 1-3 h sáng, gan đang làm nhiệm vụ thải bỏ các chất cặn bã sẽ kém đi, khiến cơ thể mệt mỏi và nổi mụn đấy bạn
 

Kỳ Thư

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng tám 2018
716
878
126
Bình Định
Trường THPT Số 1 An Nhơn
Thức khuya, nhất là khoảng tg từ 1-3 h sáng, gan đang làm nhiệm vụ thải bỏ các chất cặn bã sẽ kém đi, khiến cơ thể mệt mỏi và nổi mụn đấy bạn
Cho chị hỏi tý kết cấu của da mặt và da ở các bộ phận khác nó có giống nhau không em? Chị cảm ơn trước.
 
  • Like
Reactions: Đỗ Hằng

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,764
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
Cho chị hỏi tý kết cấu của da mặt và da ở các bộ phận khác nó có giống nhau không em? Chị cảm ơn trước.
Đây là một câu hỏi khá hay mà em cũng chưa từng gặp, chưa từng tìm hiểu và cũng chưa từng nghĩ tới:D
Nhưng sau đây là một số ý kiến của em, có gì mong chị góp ý ạ:

Em nghĩ lỗ chân lông trên da mặt sẽ nhỏ hơn của các da trên bộ phận khác, tế bào mầm phân chia tạo thành lông của da mặt cũng khác vì lông trên da mặt không đen, có kích thước lớn như da ở các vùng khác. Da mặt bị thoát ẩm khá nhiều nên dễ bị khô, lớp mỡ dưới da mỏng hơn.

Cái này chỉ là suy đoán thôi ạ :D
 
  • Like
Reactions: Kỳ Thư

Kỳ Thư

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng tám 2018
716
878
126
Bình Định
Trường THPT Số 1 An Nhơn
Đây là một câu hỏi khá hay mà em cũng chưa từng gặp, chưa từng tìm hiểu và cũng chưa từng nghĩ tới:D
Nhưng sau đây là một số ý kiến của em, có gì mong chị góp ý ạ:

Em nghĩ lỗ chân lông trên da mặt sẽ nhỏ hơn của các da trên bộ phận khác, tế bào mầm phân chia tạo thành lông của da mặt cũng khác vì lông trên da mặt không đen, có kích thước lớn như da ở các vùng khác. Da mặt bị thoát ẩm khá nhiều nên dễ bị khô, lớp mỡ dưới da mỏng hơn.

Cái này chỉ là suy đoán thôi ạ :D
Nói chung thì chị cũng không biết góp ý làm sao nhưng do khi em và bạn trên nói thức khuya làm gan thải độc kém nên dẫn tới mụn và khi đó chị đặt ra một câu hỏi thế này gan thường thải chất độc qua bài tiết mồ hôi mà tại sao khi thức khuya vì gan dẫn đến mọc mụn? Và chị liền nghĩ đến kết cấu của da mặt và da ở các bộ phận khác. Chị có thắc mắc là khi thông thường các bạn ở tuổi dậy thì thường nổi mụn vậy việc nổi mụn do thức khuya nó có giống với việc nổi mụn ở tuổi dậy thì không? Chị hồi giờ chỉ biết đến việc nổi mề đay và ăn đồ nóng làm nổi mụn nhọt là do gan nhưng khổ nỗi chị không biết nguyên nhân từ đâu mà xuất hiện.
 
Top Bottom