CLB lịch sử [Sự kiện] Những tấm lòng cao cả - số 2

Status
Không mở trả lời sau này.

phamkimcu0ng

Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
9 Tháng mười 2018
1,683
7,939
561
Cà Mau
Trường trung học cơ sở Nguyễn Thiện Thành
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cả nhà ơi ! :Rabbit1
Mới đây mà event “ Những tấm lòng cao cả “ của chúng ta đã đi hết số đầu tiên rồi đó, những bạn chưa biết kết quả thì vào đây xem nha :rongcon15

Bây giờ, BTC sẽ bật mí cho các bạn biết về chủ đề mà các bạn sẽ tham gia cảm nhận trong số thứ hai. Ông là một danh y nổi tiếng, được mệnh danh là tiên thánh của ngành Thuốc Nam. Các bạn đã biết đó là ai chưa? Đó chính là Danh y Tuệ Tĩnh :rongcon32

pykMyA6R66yJ-Hev_epSKPAgCyyQWNZ8jnytFnrVIGvKSej5AgjeyyUk0W5sDdmxcFCsRoPQx-1YTkrVF0Tzq1yDijgwjS-_STda_ZJrbnX3VdJbDJzVP0wOGQUuBmLnX83aJ0gf

#kyluc.vn
Nhiều thế kỷ qua, Tuệ Tĩnh được tôn là vị thánh thuốc Nam. Ngày nay, tại Hải Dương vẫn còn đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ, ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay là chùa Giám, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng

Ông tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh (阮伯靜), biệt hiệu là Tráng Tử Vô Dật, quê ở làng Xưa, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương)
Tuệ Tĩnh theo đuổi nghề thuốc: trồng cây thuốc, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian, huấn luyện y học cho các tăng đồ. Ông đã tổng hợp y dược dân tộc cổ truyền trong bộ sách rất giá trị là bộ Nam dược thần hiệu chia làm 10 khoa. Đặc biệt, ông có bộ Hồng Nghĩa giác tư y thư (2 quyển) biên soạn bằng quốc âm, trong đó có bản thảo 500 vị thuốc nam, viết bằng thơ Đường luật (nôm), và bài "Phú thuốc Nam" 630 vị cũng dùng quốc ngữ.

DZ3EnA8SagMCEhsWM7vK16FSVm5RBfzLBkx1HxzEz49IPfeHWRcS04S6o9lXJgkMS4ZguvizKZMHul_a1EkLbq-T6vymk6DGubXDdUaZbXmnRV2HLWu31eTj7DhWvFfAZmzR0Tba

#kyluc.vn

Có tài liệu cho biết, trong 30 năm điều trị chữa bệnh, Tuệ Tĩnh đã xây dựng được 24 ngôi chùa và biến các chùa này thành nơi chữa bệnh cho dân. Ông tập hợp được 182 chứng bệnh được chữa bằng 3.873 phương thuốc. Tuệ Tĩnh nhấn mạnh tác dụng việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt điều độ, phương pháp dưỡng sinh nói gọn trong 14 chữ sau:

Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình

Tuệ Tĩnh không chỉ chữa bệnh cho mọi người mà ông còn tập hợp những bài thuốc chữa bệnh cho gia súc. Có thể nói, ông đã góp phần đặt cơ sở cho ngành thú y dân tộc của Việt Nam.

Trên đây chỉ là 1 số nét về cuộc đời của ông, qua đó cho bạn thấy được gì? Bạn có cảm nhận như thế nào về ông? Hãy cho BCN cùng mọi người được biết nha! JFBQ00169070306A
Nếu muốn biết rõ về vị danh y này, bạn có thể tham khảo trên mạng, có khá nhiều mẫu chuyện hay về ông đấy !

Thời gian nhận bài: Từ 21h00 ngày 10/8/2019- 21h00 ngày 25/8/2019
Thời gian chốt bài và chấm bài: Từ ngày 26/8/2019 đến ngày 4/9/2019
Công bố kết quả vào 20h ngày 5/9/2019
Gửi quà từ ngày 10/9/2019

Và đây là phần thưởng của số thứ 2 này :
Giải nhất: 1500HMCoin
Giải nhì: 1000 HMCoin
Giải ba: 500 HMCoin

Các bạn gửi bài thi ngay dưới topic này nhé. Bài viết của các bạn sẽ được ẩn đi đến hết gửi bài
MỖI THÀNH VIÊN CHỈ ĐƯỢC TRẢ LỜI 1 LẦN NẾU TRẢ LỜI TỪ 2 LẦN TRỞ LÊN, BTC SẼ LẤY BÀI ĐẦU TIÊN.

Các bạn ơi, hãy gửi thật nhiều bài viết hay về cho BTC nha! :Chuothong10
 
Last edited:

hunghocgioi6

Banned
Banned
Thành viên
8 Tháng năm 2019
35
130
36
18
Lào Cai
THCS Kin Tân
Cả nhà ơi ! :Rabbit1
Mới đây mà event “ Những tấm lòng cao cả “ của chúng ta đã đi hết số đầu tiên rồi đó, những bạn chưa biết kết quả thì vào đây xem nha :rongcon15

Bây giờ, BTC sẽ bật mí cho các bạn biết về chủ đề mà các bạn sẽ tham gia cảm nhận trong số thứ hai. Ông là một danh y nổi tiếng, được mệnh danh là tiên thánh của ngành Thuốc Nam. Các bạn đã biết đó là ai chưa? Đó chính là Danh y Tuệ Tĩnh :rongcon32

pykMyA6R66yJ-Hev_epSKPAgCyyQWNZ8jnytFnrVIGvKSej5AgjeyyUk0W5sDdmxcFCsRoPQx-1YTkrVF0Tzq1yDijgwjS-_STda_ZJrbnX3VdJbDJzVP0wOGQUuBmLnX83aJ0gf

#kyluc.vn
Nhiều thế kỷ qua, Tuệ Tĩnh được tôn là vị thánh thuốc Nam. Ngày nay, tại Hải Dương vẫn còn đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ, ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay là chùa Giám, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng

Ông tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh (阮伯靜), biệt hiệu là Tráng Tử Vô Dật, quê ở làng Xưa, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương)
Tuệ Tĩnh theo đuổi nghề thuốc: trồng cây thuốc, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian, huấn luyện y học cho các tăng đồ. Ông đã tổng hợp y dược dân tộc cổ truyền trong bộ sách rất giá trị là bộ Nam dược thần hiệu chia làm 10 khoa. Đặc biệt, ông có bộ Hồng Nghĩa giác tư y thư (2 quyển) biên soạn bằng quốc âm, trong đó có bản thảo 500 vị thuốc nam, viết bằng thơ Đường luật (nôm), và bài "Phú thuốc Nam" 630 vị cũng dùng quốc ngữ.

DZ3EnA8SagMCEhsWM7vK16FSVm5RBfzLBkx1HxzEz49IPfeHWRcS04S6o9lXJgkMS4ZguvizKZMHul_a1EkLbq-T6vymk6DGubXDdUaZbXmnRV2HLWu31eTj7DhWvFfAZmzR0Tba

#kyluc.vn

Có tài liệu cho biết, trong 30 năm điều trị chữa bệnh, Tuệ Tĩnh đã xây dựng được 24 ngôi chùa và biến các chùa này thành nơi chữa bệnh cho dân. Ông tập hợp được 182 chứng bệnh được chữa bằng 3.873 phương thuốc. Tuệ Tĩnh nhấn mạnh tác dụng việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt điều độ, phương pháp dưỡng sinh nói gọn trong 14 chữ sau:

Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình

Tuệ Tĩnh không chỉ chữa bệnh cho mọi người mà ông còn tập hợp những bài thuốc chữa bệnh cho gia súc. Có thể nói, ông đã góp phần đặt cơ sở cho ngành thú y dân tộc của Việt Nam.

Trên đây chỉ là 1 số nét về cuộc đời của ông, qua đó cho bạn thấy được gì? Bạn có cảm nhận như thế nào về ông? Hãy cho BCN cùng mọi người được biết nha! JFBQ00169070306A
Nếu muốn biết rõ về vị danh y này, bạn có thể tham khảo trên mạng, có khá nhiều mẫu chuyện hay về ông đấy !

Thời gian nhận bài: Từ 21h00 ngày 10/7/2019- 21h00 ngày 25/7/2019
Thời gian chốt bài và chấm bài: Từ ngày 26/7/2019 đến ngày 4/7/2019
Công bố kết quả vào 20h ngày 5/8/2019
Gửi quà từ ngày 10/8/2019

Và đây là phần thưởng của số thứ 2 này :
Giải nhất: 1500HMCoin
Giải nhì: 1000 HMCoin
Giải ba: 500 HMCoin

Các bạn gửi bài thi ngay dưới topic này nhé. Bài viết của các bạn sẽ được ẩn đi đến hết gửi bài
MỖI THÀNH VIÊN CHỈ ĐƯỢC TRẢ LỜI 1 LẦN NẾU TRẢ LỜI TỪ 2 LẦN TRỞ LÊN, BTC SẼ LẤY BÀI ĐẦU TIÊN.

Các bạn ơi, hãy gửi thật nhiều bài viết hay về cho BTC nha! :Chuothong10
Đây là bài làm của mình xin các bạn ủng hộ;)
Thái y lệnh họ Phạm là một thái y tốt bụng, nhân từ, không ngại khó khăn, máu mủ và nhất là không sợ bị chém đầu. Tớ cảm thấy khâm phục vì sự dũng cảm cứu người không ngại sống chết, hiểm nguy. không những cứu người mà người còn đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp kẻ tật bệnh cơ khổ, ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị. Nếu gặp bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh. Ngài là một vị lương y nhân từ.
 

huyenhuyen5a12

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng bảy 2018
829
929
146
16
Thái Bình
THCS Lê Danh Phương
Ngày nay nghề thầy thuốc được biết đến với một cái tên rất quen thuộc. Nhưng liệu bạn có bao giờ tự hỏi " Nghề thầy thuốc được bắt nguồn từ ai ? ". Và câu trả lời đó chính là " Danh y Tuệ Tĩnh " người mở đầu cho nền y dược Việt Nam.
Danh y Tuệ Tĩnh có tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh ( biệt hiệu Hồng Nghĩa ) . Ông được sinh ra trong một gia đình nhỏ ở Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Xuất thân từ một gia đình bần nông có lẽ ông là người hiểu rõ nỗi khổ của những người nông dân trải qua bệnh tật vì thế mà ông đã quyết tâm sau này trở thành một danh y giỏi để giúp cho những người như họ .Khi lên 6 tuổi ông mồ côi cha mẹ và được các nhà sư nhận và nuôi ăn học. Khi 22 tuổi, ông đi thi và đã trúng bảng, tuy vậy ông không làm quan mà lại quyết định đi tu và từ đó ông có pháp danh là " Tuệ Tĩnh ". Trong những ngày đi tu đó, ông cũng tìm tòi chuyên học thuốc, làm thuốc, chữa bệnh cứu người. Năm 45 tuổi Tuệ Tĩnh đi thi Đình và đỗ Hoàng pháp và không chỉ riêng về ngành y học ông còn rất giỏi văn học, ông đã để lại rất nhiều tác phẩm hay và còn tồn tại đến tận ngày nay ( Nghĩa giác tư y thư, Nam Dược Thần Hiệu ) . Năm 55 tuổi ông bị bắt sang nước Trung Quốc, biết được ông là một người rất giỏi và đã chữa khỏi bệnh cho Hoàng Hậu nên vua Minh phong ông là " Đại y thiền sư ". Những năm ở đây ông vẫn dốc hết tâm sức để chữa bệnh cho mọi người nhất là những người dân. Những người nghèo, khổ, bệnh tình nặng, máu mủ , bệnh truyền nhiễm,... khi đến chữa bệnh ông không những cứu giúp cho họ còn cho lương thực vì vậy người dân ai cũng yêu quý ông. Có lần có một người đàn bà bị bệnh nặng " máu chảy xối, mặt mày xanh lét " cùng lúc đó có một người nói với ông công chúa đứt tay mời ông vào ngay ". Lúc này ông không hề suy nghĩ nói ngay với người kia rằng :ngươi về trước nói với công chúa đợi ta một lát sau khi ta chữa xong cho người này sẽ vào ngay, nếu có gì ta sẽ nhận tội. Sau đó ông gấp rút chữa bệnh cho người kia ngay. Nhờ có ông mà người đàn bà đó đã khỏe lại. Tấm lòng của ông thật cao cả, ông chịu đánh cược cả tính mạng của mình để cứu giúp một người dân nghèo. Cả đời ông sống vì mọi người ai cần là ông giúp ngay quả thật ông thật xứng đáng với 14 chữ : Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình . Khi ông qua đời ở đất Trung Quốc, trên tấm bia của ông có một dòng chữ " Ai về nước Nam cho tôi về với " . Cả đời của ông sống thật tuyệt vời ngay cả những lúc cuối đời ông vẫn hướng về với cội nguồn, tổ quốc ta .
Ngày nay để đáp lại những công lao to lớn của ông, người ta đã xây những đài tưỏng niệm, đền thờ để nhớ đến ông. Nhưng em tin chắc rằng dù ông đã ra đi nhưng đối với dân tộc Việt Nam ông sẽ mãi sống trong trái tim họ. Xứng đáng với biệt danh " Vị thánh thuốc Nam " của đất nước ta .
 

temotojirimo12

Cưu TMod Cộng đồng | Cựu PCN CLB Lịch Sử
Thành viên
4 Tháng mười một 2018
1,503
4,901
496
19
Cà Mau
THPT Hồ Thị Kỷ
Ngày xưa có một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần, ông ấy còn được hậu thế suy tôn là thánh y của ngành thuốc nam và người đó không ai khác đó chính là Tuệ Tĩnh Tiền Sư hay còn gọi là danh y Tuệ Tĩnh
bai1.jpg

Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, ông có biệt hiệu là Tử Vô Dật, ông được sinh ra và lớn lên tại Làng Xưa, Tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, Phủ Thượng Hồng nay là Thông Nghĩa phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
4f8fbccddb8c32d26b9d.jpg
Lúc 6 tuổi ông đã mồ côi cha mẹ và được các sư thầy tại chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy đem về nuôi và cho ăn học. Đến năm 22 tuổi thì ông đậu Thái học sinh, nhưng ông lại không làm quan mà trở về chùa để tu hành và lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh và trong thời gian tu hành của mình ông đã học chuyên về bốc thuốc, làm thuốc nam để chữa bệnh cứu người, ôi !thật là vĩ đại làm sao ông ấy đã sẵn sàng từ bỏ tiếng tăm danh vọng mà nhiều người hằng mong ước để quay về học bốc thuốc để cứu độ cho nhân dân. Khi ông bước sang tuổi 55 ( 1385) với trí tuệ uyên bác và thành tích cực kì tốt của mình ông đã bị đem đi cống nạp cho nhà Minh và thật đáng tiếc vì nước Nam của chúng ta đã mất đi một vị danh y nổi tiếng .Tại Trung Quốc thì ông vẫn tiếp tục bốc thuốc chữa bệnh để giúp cho nhân dân, nhờ đó ông đã trở nên rất nổi tiếng và được vua Minh phong là Đại y Thiền sư, nhưng Tuệ Tĩnh đã khóc rất nhiều trong ngày nhậm chức của mình tại nhà Minh bởi vì đối với ông cho dù chức cao đến mấy thì cũng không bằng thoát được cảnh đất khách quê người và cho đến nay trên bia mộ của Tuệ Tĩnh vẫn còn dòng chữ '' Ai về nước Nam cho tôi về với ''. Vâng và chỉ với một dòng chữ nhỏ nhoi này thôi cũng đã thể hiện được tình yêu thiên liên, da diết, tha thiết đối với quê hương của mình
Cho đến năm 1690 có một tiến sĩ tên là Nguyễn Thành Nho tình cờ đi ngang Trung Hoa và thấy mộ của Danh Y Tuệ Tĩnh phát hiện là người cùng làng và đọc được di nguyện trên bia mộ của ông thì tiến sĩ đó rất thương tiếc và đưa ông về lại quê hương theo di nguyện của mình
Ngoài ra phải kể đến những thành tích vô cùng đồ sộ của ông đó là ông đã xây dựng được 24 ngôi chùa và biến các chùa này thành nơi chữa bệnh cho dân. Ông tập hợp được 182 chứng bệnh được chữa bằng 3.873 phương thuốc. Tuệ Tĩnh nhấn mạnh tác dụng việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt điều độ, phương pháp dưỡng sinh nói gọn trong 14 chữ sau:


Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình
Và còn rất nhiều thành tích của ông mà chúng ta không thể nào kể hết được, có một câu nói của ông rất là hay đó là '' Nam dược trị Nam dân '' qua câu nói này cho chúng ta thấy một lòng nồng nàn yêu thương nhân dân của mình.
Ngày nay dù ông đã khuất nhưng mỗi khi nhắc đến danh y của nước nam thì người ta đều nhớ về Danh y Tuệ Tĩnh.

----------------------Hết----------------------------
 

Giang2k5

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng chín 2018
569
868
121
Gia Lai
!@#$&...
Ngày hôm nay, ngồi nhìn những đồng cỏ xanh tươi, nguồn dược liệu tự nhiên phong phú bày ra trước mắt, tôi lại nghĩ đến câu nói "Nam dược trị Nam nhân" của đại danh y Tuệ Tĩnh
Tuệ Tĩnh có tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, tự Linh Đàm, hiệu Tráng Tử Vô Dật, Hồng Nghĩa, quê quán tại hương Xưa, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Phú, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Đến năm 22 tuổi thì ông đậu Thái học sinh, nhưng ông lại không làm quan mà trở về chùa để tu hành và lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh, trong thời gian tu hành của mình ông đã học chuyên về bốc thuốc, làm thuốc nam để chữa bệnh cứu người. Có mấy ai trên đời dám từ bỏ vinh hoa phú quý để về tu hành, bốc thuốc, góp phần cứu giúp người khác đâu chứ! Nhưng ông thì khác! Ông đã từng nói: "hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh", "Người ta giúp nhau lúc hoạn nạn, sao lại nói chuyện ân huệ” - chỉ bao nhiêu ấy thôi cũng đã chứng tỏ tấm lòng thương người vô hạn của ông, qua đó thể hiện phẩm chất cao đẹp của danh y Việt Nam.
Ông cũng nghiên cứu và viết nên cuốn sách khai mở nền y học cổ truyền của nước ta: "Dược tính chỉ Nam", liệt kê ra hàng trăm bài thuốc cổ truyền với những dược liệu từ những cây thuốc Nam. Đáng tiếc, các tác phẩm của ông hiện tại không còn nguyên vẹn mà đều do người đời sau biên tập lại với tài liệu thu thập trong nhân dân như: "Nam dược thần hiệu", "Hồng nghĩa giác tư y thư". Đó là những đóng góp vô cùng to lớn, đặt lên những viên gạch đầu tiên cho nền y học nước nhà. Phải nói rằng trong cuộc đời của ông, chỉ có sự ung dung, thanh cao, hoàn toàn một lòng nghĩ đến các bài thuốc cổ truyền, nghĩ đến người bệnh. Đây cũng là điều mà nhiều bác sĩ và người dân thời nay nên suy nghĩ, liệu rằng bản thân chúng ta có đang để sự xa hoa, cuộc sống vật chất che mờ cốt cách lương tâm người y sĩ; có đang lạm dụng các loại thuốc tây, thuốc kháng sinh mà quên đi thảo dược tự nhiên trân quý ngàn năm???
Một đời đau đáu với sự nghiệp y học cứu nhân độ thế, được nhân dân ngưỡng mộ, được triều đình nhà Minh trọng dụng, nhưng Thiền sư Tuệ Tĩnh vẫn một lòng hướng về quê hương. Khi đang lưu lạc bên xứ Bắc xa lạ, ông đã từng nói: "Ai về phương Nam cho tôi về với". Có thể nói ông có một niềm tự hào dân tộc cao quý, một lòng yêu thiên nhiên cây cỏ, một lòng thương người bệnh không cần hồi đáp. Ông quả nhiên xứng với danh hiệu: “Vị thánh thuốc Nam”, xứng với sự yêu quý kính trọng của người dân muôn đời. Riêng tôi, cuộc đời ông đã dạy cho tôi biết yêu cuộc sống hiện tại, biết yêu cuộc sống giản dị, bình thường, thanh bạch nhưng không thẹn với lòng mình.
-----Hết-----​
 

Ngọc Trà

Giải Nhì event Thế giới Sinh học 2
Thành viên
7 Tháng sáu 2019
278
268
76
Quảng Trị
Trường TH&THCS Hải Ba
Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, còn có biệt hiệu là Tráng Tử Vô Dật, quê ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thái, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là tỉnh Hải Dương)

Sử sách ghi lại rằng: Lúc Tuệ Tĩnh lên sáu tuổi thì cha mẹ đều mất, vì mồ côi nên ông được một hòa thượng chùa Hải Triều ở Yên Trang (sau này gọi là chùa Nghiêm Quang, tức chùa Giám) đem về nuôi dạy. Năm lên 10 tuổi, ông đã được sư cụ chùa Giao Thủy, ở Sơn Nam (Nam Định) đưa về cho học với các nhà sư trong chùa Dũng Nhuệ. Ở chùa này, ông có pháp danh là Tiểu Huệ, biệt danh là Tuệ Tĩnh. Ông được nhà chùa cho học chữ và học nghề thuốc để giúp việc chữa bệnh cho dân nghèo trong xã, huyện. Năm 22 tuổi, Tuệ Tĩnh đi thi Hương và đỗ nhất bảng, nhưng ông không ra làm quan mà vẫn ở lại chùa tiếp tục việc chữa bệnh, lấy pháp hiệu Tuệ Tĩnh cũng từ đó. Những ngày đi tu cũng là những ngày ông chuyên học thuốc, làm thuốc, chữa bệnh cứu người. Năm 55 tuổi (1385), Tuệ Tĩnh bị đưa đi cống cho triều đình nhà Minh (có tài liệu nói là ông đi sứ Trung Quốc rồi bị giữ lại). Ở Trung Quốc, ông đã chữa cho vợ vua Minh khỏi bệnh sản hậu mà các danh y nhà Minh và người Nhật đều bó tay nên được phong là “Đại Y Thiền Sư”, dù vậy nhưng một lòng ông luôn hướng về Tổ Quốc.

Từ bao đời nay, giới y học Việt Nam và nhân dân đều công nhận Tuệ Tĩnh có công lao to lớn trong việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ, sát với thực tế Việt Nam. Câu nói của ông: "Nam dược trị Nam nhân" thể hiện quan điểm đầy biện chứng về mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường sống xung quanh. Không những thế, sở dĩ Thần y Tuệ tĩnh đưa ra khẩu hiệu ấy là thời bấy giờ do sự đô hộ nghìn năm của phương Bắc nên y học cổ truyền cũng chịu ảnh hưởng lớn của y học Trung Quốc.

Ông nổi tiếng là thần y vì tài chữa bệnh và đặc biệt là tìm tòi, phát hiện nhiều vị thuốc Nam quý. Trong cuốn "Hồng Nghĩa giác thư y" ông biên soạn khảng 500 vị thuốc Nam và để mọi người dễ học, dễ nhớ ông viết bằng thơ Nôm theo lối Đường luật. Trong cuốn "Phú thuốc Nam" cũng bằng chữ Nôm, và đặc biệt cuốn "Nam dược thần hiệu " của ông hiện vẫn đang được các nhà y dược học đánh giá cao và có giá trị lớn đối với y học ngày nay. Cả hai bộ sách này của Tuệ Tĩnh đều có ảnh hưởng rất sâu rộng trong y gia Việt Nam, mà cho đến hôm nay, vấn đề lý luận và thực tiễn vẫn luôn được thừa kế phát triển và phổ biến. Nhất là cuốn "Nam Dược Thần Hiệu" của ông, nhiều thầy thuốc từ trước đến giờ, vẫn theo phương pháp trị liệu của Tuệ Tĩnh để chữa bệnh rất hiệu quả, mà Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác - là một bậc Ðại y tôn, cũng chịu ảnh hưởng của Tuệ Tĩnh trong công việc biên soạn quyển "Lĩnh Nam Bản Thảo"...

Sự nghiệp y học của ông không chỉ dừng lại ở đó, ông đã soạn các sách "Dược tính chỉ nam" và "Thập tam phương gia giảm"... những bản nguyên tác của ông nay không còn trọn vẹn, do vào cuối thế kỷ 14, giặc ngoại xâm sang xâm chiếm nước ta, chúng đã phá hủy nhiều thư tịch lớn. Quyển Thượng: "Nam Dược Quốc Ngữ Phú" gồm 590 tên vị thuốc nam và "Trực giải chỉ nam dược tính phú" gồm đặc tính của 220 vị thuốc nam. Quyển Hạ: "Y luận", là sách viết về các lý luận từ âm dương ngũ hành sinh hóa vào con người trong tiết khí bốn mùa, sự ảnh hưởng vào bệnh tật, cách điều trị lâm sang. Hai quyển “quyển Thượng và quyển Hạ” đều được in trong tập “Hồng nghĩa giác tư y thư”. Và "Thập tam phương gia giảm" phụ "Bổ âm đơn và dược tính phú" bằng chữ Hán. Là sách hướng dẫn gia, giảm khi dùng thuốc chữa bệnh.

Vậy mà… Khi qua đời ở phương Bắc, Thiền sư Tuệ Tĩnh đã có lời dặn ghi trên mộ ông một câu ai oán xót thương bi ai: "Ai về nước Nam cho tôi về với". Danh y Tuệ Tĩnh đã mất tại Giang Nam Trung Quốc trong nỗi nhớ thương cố quốc khôn nguôi suốt những năm tháng cuối đời… Đến năm 1690 tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đi sứ sang Trung Hoa, tình cờ thấy mộ Tuệ Tĩnh, nhận ra là người cùng làng. Cảm động với lời nhắn gửi thiết tha của vị danh y, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đã sao chép bia mộ và tạc khắc bia đá mang về quê Hải Dương bây giờ. Đại y sư Tuệ Tĩnh là một thiền sư và là một Bồ Tát có lòng từ bi quảng đại, tượng của Thiền sư cũng là đặc biệt nhất trong số các tượng sư Tổ.
Tintuc_cgs_vn_20174250h34m13s.jpg

(Nguồn: baotanglichsu.vn)​
Tuệ Tĩnh đã xây dựng nền móng của y học nước nhà với truyền thống chữa bệnh bằng thuốc Nam, theo phương châm “Dùng thuốc Nam trị bệnh cho người Việt Nam”. Ông đã gây phong trào trồng thuốc ở gia đình, vườn đền chùa và thu trữ thuốc theo thời vụ để có sẵn thuốc chữa bệnh kịp thời. Truyền thống của Tuệ Tĩnh đã được đời sau thừa kế và phát huy rạng rỡ trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển y học dân tộc.
 

Trâm Nguyễn Thị Ngọc

Giải Nhất event Thế giới Sinh học 2
Thành viên
13 Tháng mười 2018
1,523
1,339
216
18
Quảng Trị
Trường TH&THCS Hải Ba
Tuệ Tĩnh Thiền Sư tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, đi tu có pháp danh là Tuệ Tĩnh, biệt hiệu Thận Trai hay Tráng Tử Vô Dật. Ông sinh ra ở làng Nghĩa Phú, thuộc tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương - nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
den-bia.jpg

(Nguồn:tapchiyhoccotruyen.vn)
Lúc lên 6 tuổi, mồ côi cha mẹ, ở với nhà sư chùa Hải Triều, xã Hải Triều, được nhà sư cho ăn học ở chùa Keo (Thái Bình). Khoa thi năm Giáp Dần (1374), niên hiệu Long Khánh (Trần Duệ Tông), ông đậu đệ nhị giáp tiến sĩ tức Hoàng Giáp. Ông là một nhà sư thông minh lỗi lạc, nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa thuộc Hạc Giao Thủy và Hạc Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương để tu hành, theo nghề làm thuốc. Tuệ Tĩnh gây phong trào trồng thuốc tự túc ở vườn chùa, vườn đền, ở gia đình và viết sách thuốc để phổ biến, dạy cho dân chúng dùng thuốc nam để chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe phục vụ nhân dân nghèo khổ. Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu những cây cỏ ở Việt Nam viết thành sách thuốc với ý nghĩa các bài thuốc giản dị thường dùng trong dân gian, đã thu hái các kinh nghiệm trị bệnh của trung y, nên đã xây dựng được một sự nghiệp y dược có tính chất dân tộc, đại chúng và sáng tạo trong một thời kỳ mà thuốc bắc đang thịnh hành.

Như ở Đền Bia làng Văn Thái có câu: “Hoàng Giáp phương danh đằng Bắc địa, thánh sự diệu dược chấn Nam bang”, tạm dịch: “Thi đậu Hoàng giáp tiếng lừng Trung Quốc, chữa bệnh thần diệu tài quán ở Nam bang”. Ông rất được nhân dân tín nhiệm và quí trọng. Lúc đã ngoài 50 tuổi, phụng mệnh vua, ông đi sứ sang Trung Quốc. Tương truyền, ông đã chữa hết bệnh sản hậu cho Tống Dương phi, vợ vua Nhà Minh nên được nhà Minh phong hiệu là “Đại y thiền sư”, bị giữ lại làm việc tại Thái y viện và mất bên đó. Sau đó ở các chùa Giám, đền Thánh thuốc nam (ở làng Nghĩa Phú) và đền Trung (ở làng Văn Thái) đều lập đền thờ Tuệ Tĩnh.

Từ bao đời nay, giới y học VN và nhân dân đều công nhận Tuệ Tĩnh có công lao to lớn trong việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ, sát với thực tế VN. Câu nói của ông: "Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt" biểu hiện sự nhận thức sâu sắc về quan hệ giữa con người và sinh cảnh, đồng thời cũng tiêu biểu cho ý thức độc lập tự chủ.

Ông đã để lại nhiều sách trước tác và những lời dạy quí báu về: Y lý, Y đức, những phương pháp phòng và chữa bệnh cho nhiều thế hệ thầy thuốc hôm nay. Những tác phẩm nổi tiếng như: “Dược tính chỉ nam”, “Thập Tam phương gia giảm”, “Hồng Nghĩa giác tư y thư” và “Nam dược thần hiệu” là một di sản văn hóa, một kho tàng y học to lớn.

Ngay trong việc nghiên cứu dược liệu, ông cũng không chịu phụ thuộc vào cách sắp xếp của những sách nước ngoài. Chẳng hạn, Ông không câu nệ trong việc sử dụng thuốc nam, bắc. Ông chủ trương “Nam dược trị Nam nhân”, ông nêu lên biện chứng khái quát về dược lý, hướng điều trị của 630 vị thuốc để chữa về ngoại cảm lục dâm, về nội thương do thất tình, do ăn uống, do phòng dục, do lao lực, về bệnh bên trong như: trúng độc, uất khí, đờm, hỏa tích,…..

Ông cũng luôn luôn nhắc nhở mọi người chú ý nguyên nhân gây bệnh, tìm biện pháp phòng bệnh tích cực. Tuệ Tĩnh nhấn mạnh tác dụng việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt điều độ. Ông nêu phương pháp dưỡng sinh tóm tắt trong 14 chữ: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần.Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.”


“Hồng Nghĩa giác tư y thư” và nhất là bộ “Nam dược thần hiệu” có ảnh hưởng rất sâu rộng trong y gia Việt Nam. Nó đã chỉ dẫn cách dùng thuốc nam để trị bệnh cho đại đa số nhân dân nghèo khổ, để y dược phổ cập đến nhân dân. Qua các thế kỷ và hiện nay, có một số thầy thuốc theo phương pháp trị liệu của Tuệ Tĩnh mà chữa bệnh cũng rất hiệu quả. Hải Thượng Lãn Ông là một bậc đại y tôn cũng chịu ảnh hưởng của Tuệ Tĩnh trong việc biên soạn quyển Lĩnh Nam bản thảo.

Tuệ Tĩnh đã không dừng lại ở vị trí một thầy thuốc chữa bệnh, ông còn tự mình truyền bá phương pháp vệ sinh, tổ chức cơ sở chữa bệnh trong nhà chùa và trong làng xóm. Có tài liệu cho biết, trong 30 năm hoạt động ở nông thôn, ông đã xây dựng 24 ngôi chùa, biến các chùa này thành y xá chữa bệnh. Ông tập hợp nhiều y án: 182 chứng bệnh được chữa bằng 3.873 phương thuốc.

30653102_388489098281115_3162631432203927552_n.jpg

(Nguồn: baidinhmedgarden.vn)

Ông đã tổng hợp và để lại những bài thuốc kinh nghiệm quý báu. Đó là một kho tàng y học giá trị to lớn cho sự bảo tồn, thừa kế và phát huy vốn y, dược cổ truyền của nhân dân ta. Để tiếp tục sự nghiệp ấy, chúng ta nên ra sức nghiên cứu, chọn lọc, áp dụng những kinh nghiệm quí báu đó; đồng thời tìm cho được quy luật trị liệu của các bài thuốc quý của dân tộc ta đã xây dựng từ mấy nghìn năm nay. Hằng năm, vào ngày rằm tháng hai (15 tháng 2 âm lịch), nhân dân ở quê hương Tuệ Tĩnh, đặc biệt là các thầy thuốc cả nước làm lễ kỷ niệm và học tập ông – Thánh Y của Việt Nam, những tấm gương đạo đức và sự cống hiến không mệt mỏi.
 

Miracle Twilight

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
1,408
884
176
17
Bà Rịa - Vũng Tàu
Miracle Galaxy
Tuệ Tĩnh Thiền Sư (1330 – 1400) có tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, tự là Linh Đàm, hiệu Tráng Tử Vô Dật, Hồng Nghĩa. Ông là một lang y sống ở thời kỳ cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Mồ côi từ năm 6 tuổi, ông được những nhà sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy nuôi dạy. Cho đến năm ông 22 tuổi, ông đậu Đệ nhị giáp tiến sĩ, tức Hoàng Giáp nhưng lại đi tu với pháp danh Tuệ Tĩnh. Trong thời gian đi tu ông tìm hiểu về Y học, với tư chất ham học hỏi, ông học làm thuốc, chữa bệnh cứu người, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian. Tới năm 55 tuổi, ông trở nên thông minh am hiểu hơn về ngành Y thuật, đáng tiếc ông lại bị đi cống cho triều nhà Minh. Sang Trung Quốc, ông vẫn không từ bỏ Y thuật mà tiếp tục làm thuốc và trở nên nổi tiếng. Nhà Minh phong ông là Đại y Thiền sư sau khi ông cứu hoàng hậu nhà Minh trong căn bệnh lạ khó chữa.Cuối cùng ông qua đời ở Giang Nam, ngay trên đất khách xa lạ. Trước đó thì ông vẫn cảm thấy thương xót số phận của mình và mong mỏi được một lần về quê hương đất tổ. Vì thế trên bia mộ của ông ở Trung Quốc có khắc câu "Ai về nước Nam cho tôi về với". Hơn 200 sau, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho làm sứ thần sang Trung Quốc và đã thấy được bia mộ của Tuệ Tĩnh, cảm động khi thấy dòng chữ trên của người thầy thuốc luôn hướng về quê hương nên tiến sĩ đã quay về và dựng lại bia mộ tại Hải Dương. Trong lúc đi thuyền đến quê ông thì tấm bia rơi xuống, tưởng chừng hết cách nhưng sau khi nước cạn thì lại tìm thấy tấm bia. Đất nơi đây lại có hình con dao cầu nên nhân dân đã dựng ngôi miếu nhỏ thờ ông ở đây. Câu chuyện này còn có những tình tiết khá thú vị mà vẫn còn được ghi chép trong sử sách đó!
30653102_388489098281115_3162631432203927552_n.jpg
Chân dung danh y Tuệ Tĩnh (nguồn: baidinhmegarden.vn)
Khi còn ở trong nước, ông đã tổng hợp y dược dân gian cổ truyền trong bộ sách “Nam dược thần hiệu” gồm 11 quyển nói về dược tính của 580 vị thuốc Nam, 10 khoa và 3.873 phương thuốc điều trị 184 loại bệnh. Ngoài ra còn một cuốn sách tên “Hồng nghĩa giác tư y thư” gồm 2 quyển nói về 13 phương thuốc gia giảm và 37 phương trị bệnh thương hàn. Trong đó có bản thảo 500 vị thuốc nam, viết bằng thơ Nôm Đường luật. Theo GS Vũ Ngọc Khánh : “Thơ văn Nôm đời Trần rất hiếm, nên quả thực tác phẩm của Tuệ Tĩnh không những có vị trí trong lịch sử y học mà cả trong lịch sử văn học nữa”. Đến nay, sách “Toàn tập Tuệ Tĩnh” dày 600 trang đã được tái bản nhiều lần phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và thực hành chữa bệnh bằng thuốc Nam ở trong nước. Từ bao đời nay, giới Y học Việt Nam đều công nhận Tuệ Tĩnh đã có công lao trong việc xây dựng quan điểm y học mới. Câu nói của ông: "Nam dược trị Nam nhân" thể hiện quan điểm đầy biện chứng về mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường sống xung quanh. Quan điểm ấy đã giúp ông có vị trí lớn lao của nền y học cổ truyền Việt Nam với tên gọi: Ông Thánh thuốc Nam. Ông cũng phê phán việc mê tín dùng bùa chú chữa bệnh. Ông đã nêu ra nhiều phương pháp khác nhau để chữa bệnh như: châm, chích, chườm, bóp, xoa, ăn, uống, hơ, xông,…. cũng giúp ích rất nhiều trong công cuộc chữa trị bệnh ngày nay. Những năm ông còn ở thôn quê, ông đã xây dựng 24 ngôi chùa để có thể làm nơi trị bệnh dân chúng. Ông tìm ra 3.873 phương thuốc để trị 182 căn bệnh. Ông khuyến khích mọi người phòng bệnh tránh lây bệnh, rèn luyện thân thể, ăn uống điều độ và chú tâm tới vấn đề sinh hoạt hằng ngày.
Ông nêu phương pháp dưỡng sinh tóm tắt trong 14 chữ:
“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”
Ông cũng giúp nhiều thứ cho ngành thú y của dân tộc ta càng phát triển hơn nhiều trong xã hội thời ấy và bấy giờ.
den-bia.jpg
Đền bia Tuệ Tĩnh (nguồn: vanhien.vn)
Những thời kỳ sau, ông vẫn được tôn với nhiều cái tên như: vị thánh thuốc Việt Nam, ông Tổ nghề thuốc Nam. Nhân dân lập thêm đền thờ ông khắp nơi để ghi nhớ về người thầy thuốc này. Tại Hải Dương có một ngôi đền dựng bia thờ ông, câu đối trên bia mộ dịch nghĩa như sau: Mở rộng phương Tiên, công tế thế cao bằng Thái lĩnh Sống nhờ của Phật, ơn cứu người rộng tựa Cẩm Giang. Ngôi đền được xây từ thời nhà Lê và rất cổ luôn đó nha! Trong đền còn có một pho tượng được tạc bởi người dân làng Văn Thai với tư thế ngồi biểu hiện người dân xưa kia đã đặt vị trí của Tuệ Tĩnh là một Bồ Tát hoá thân của Chuẩn đề vương Bồ Tát. Nếu muốn đến thăm đền thì đền nằm ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ, ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay là chùa Giám, xã Cẩm Sơn, huyện Cầm Giàng.
tải xuống.jpg
Bức tượng tạc đại danh y Tuệ Tĩnh (nguồn: hahoangkiem.vn)
3.jpg
Đền thờ Tuệ Tĩnh Thiền Sư (nguồn: giacngo.vn)

Cho dù sau bao nhiêu năm, bao nhiêu thời đại thì tiếng tăm của Tuệ Tĩnh sẽ vẫn lưu lại trong lòng nhân dân ta.
---------- Hết ----------
 

Mart Hugon

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
19 Tháng bảy 2018
1,794
2,817
396
Hà Nội
Teitan Tokyo
upload_2019-8-25_21-5-53.jpeg
Ông tổ ngành dược của nước ta
Một danh y vĩ đại nước nhà.
Người đời gọi tên là Tuệ Tĩnh
Đi từ lang y đến thánh y.

Mồ côi từ lúc mới sáu xuân
Được sư cho ăn học tuần tuần
Đậu làm quan từ hồi hai hai tuổi
Nhưng chưa nghĩ đến chuyện làm quân.

Ông về quê ở ẩn với nhân dân
Luôn luôn kính trọng những quần thần
Ông đã khóc trong lần phải triều chính
Chỉ mong được ở mãi tại nước Nam

Ông chăm chú tìm hiểu nghề thuốc
Trồng cây thuốc rồi đi sưu tầm
Luyện y tăng đồ, rồi tĩnh tâm
Dần thành công đi đến bậc cao nhân.

Từ bao đời, toàn nhân dân công nhận
Ông có công rất lớn với nghề y
Không chỉ vậy còn giúp ích nhân dân
Trông công cuộc vệ sinh nơi làng xóm.

Là một tấm gương thực vĩ đại
Giúp cả người lẫn cả gia súc gia
Dù có ra đi nhưng ông vẫn ở mãi
Ở trong lòng những người yêu nước ta
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom