Tâm sự [Tranh biện] Chúng ta có cần phải đối xử tốt với tất cả mọi người không?

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hôm nay có một số việc mà mình cảm thấy hơi căng thẳng, mình đã tự đặt ra câu hỏi rằng: Chúng ta có cần phải đối xử tốt với tất cả mọi người không?

Hôm nay mình ở đây với quan điểm là: CHÚNG TA KHÔNG CẦN PHẢI ĐỐI CỬ TỐT VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI. Sau đây là hệ thống lập luận của mình, mong các bạn yêu thích tranh biện, muốn nói lên quan điểm của mình... Chúng ta cùng “cãi nhau một cách có học thức” nhé ;)

Thứ nhất, nhóm đối tượng không cần phải đối xử tốt mình muốn nói tới ở đây là những con người “tiểu nhân”. Tiểu nhân định nghĩa là những con người có lòng dạ keo kiệt hẹp hòi, những con người không có chí hướng, luôn nối đuôi phía sau và nịnh hót người khác. Những con người ăn không ngồi rồi, không có chính kiến. Loại người này trong xã hội khi nhận được lòng tốt của người khác thì lòng tốt ấy cũng biến thành mớ bùn đất, họ luôn giữ cho bản thân mình. Lòng tốt mà không được chia sẻ thì đó là lòng dạ hẹp hòi. Ở đây chính là một hành động lãng phí khi chúng ta chia sẻ lòng tốt với nhóm người tiểu nhân.

Thứ hai, lòng tốt phải được chia sẻ cho đúng người, đúng đối tượng thì hành động cao thượng ấy mới có ý nghĩa. Còn ngược lại, đó là hành động tiếp tay cho những điều không tốt lan rộng. Ví dụ điển hình như việc “cả làng ra thành phố ăn xin vào dịp Tết âm lịch” (Đưa tin từ báo Vietnam . net - 2009). Trước tiên ở đây ta phải nói đến suy nghĩ hẹp hòi của những con người lười lao động, và việc chúng ta chia sẻ lòng tốt cho những con người là hành động tiếp tay để họ tiếp tục suy nghĩ lười biếng. Từ một gia đình ăn xin, đến cả làng ăn xin, đến thế hệ con cháu sẽ ảnh hưởng bởi suy nghĩ lười biếng, lười lao động, điều này ảnh hưởng lớn đến thế hệ trẻ trong xã hội. Nhưng phải nói đến ở đây không phải tất cả những người ăn xin đều là “kẻ tiểu nhân”. Chúng ta không thể vơ đũa cả nắm, để giải quyết vấn đề này thì các tổ chức của chính phủ và các cơ quan xã hội nên bắt tay làm việc. Cùng đưa ra giải pháp giải quyết việc làm, tăng phúc lợi cho người già. Việc mình nói ra ở đây không phải ngày 1 ngày 2 làm được, nhưng nếu chúng ta thực sự ý thức được tầm nghiêm trọng và quyết tâm thực hiện, chúng ta sẽ giải quyết được nó.

Thứ ba, không cần phải đối xử tốt với tất cả mọi người không có nghĩa là vô cảm. Điều mình muốn nhấn mạnh ở đây là phải nhận biết được đâu là việc làm tốt/ xấu, đâu là việc làm mà mình nên giúp họ để lòng tốt mình trao đi có ý nghĩa. Chia sẻ một cuộc đời, cứu giúp một sinh mạng. Mình nhớ đến một câu hát rằng: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... để gió cuốn đi”. Cơn gió đấy mang những yêu thương để giúp mọi người, và xã hội phát triển tốt đẹp hơn. Còn yêu thương và lòng tốt gửi vào những con người không tốt, thì chúng ta đang làm xã hội thêm “bẩn thỉu”. Vậy làm thế nào để bạn đặt lòng tốt vào đúng người, hãy đọc thật nhiều, học thật nhiều, hãy xách balo lên và đi lấy những trải nghiệm, cuộc sống không màu hồng như trong những câu chuyện ngôn tình. Và không phải lúc nào ông bụt cũng hiện ra như trong chuyện cổ tích. Chính ta cần đứng lên và đấu tranh cho lẽ phải, đúng đắn, và chúng ta không cần phải đối xử tốt với tất cả mọi người.

Hãy phản biện lại mình nhé.

Let’s your voice be heard♥️

@Nguyễn Trần Thành Đạt 10A9 @hoa du @Vũ Lan Anh @Đỗ Hằng
 
Last edited by a moderator:

Phạm Ngọc Thảo Vân

Cựu Phụ trách BP Cộng Đồng
Cu li diễn đàn
Thành viên
TMod xuất sắc nhất 2017
17 Tháng ba 2017
3,529
10,494
1,054
23
Hôm nay có một số việc mà mình cảm thấy hơi căng thẳng, mình đã tự đặt ra câu hỏi rằng: Chúng ta có cần phải đối xử tốt với tất cả mọi người không?

Hôm nay mình ở đây với quan điểm là: CHÚNG TA KHÔNG CẦN PHẢI ĐỐI CỬ TỐT VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI. Sau đây là hệ thống lập luận của mình, mong các bạn yêu thích tranh biện, muốn nói lên quan điểm của mình... Chúng ta cùng “cãi nhau một cách có học thức” nhé ;)

Thứ nhất, nhóm đối tượng không cần phải đối xử tốt mình muốn nói tới ở đây là những con người “tiểu nhân”. Tiểu nhân định nghĩa là những con người có lòng dạ keo kiệt hẹp hòi, những con người không có chí hướng, luôn nối đuôi phía sau và nịnh hót người khác. Những con người ăn không ngồi rồi, không có chính kiến. Loại người này trong xã hội khi nhận được lòng tốt của người khác thì lòng tốt ấy cũng biến thành mớ bùn đất, họ luôn giữ cho bản thân mình. Lòng tốt mà không được chia sẻ thì đó là lòng dạ hẹp hòi. Ở đây chính là một hành động lãng phí khi chúng ta chia sẻ lòng tốt với nhóm người tiểu nhân.

Thứ hai, lòng tốt phải được chia sẻ cho đúng người, đúng đối tượng thì hành động cao thượng ấy mới có ý nghĩa. Còn ngược lại, đó là hành động tiếp tay cho những điều không tốt lan rộng. Ví dụ điển hình như việc “cả làng ra thành phố ăn xin vào dịp Tết âm lịch” (Đưa tin từ báo Vietnam.net - 2009). Trước tiên ở đây ta phải nói đến suy nghĩ hẹp hòi của những con người lười lao động, và việc chúng ta chia sẻ lòng tốt cho những con người là hành động tiếp tay để họ tiếp tục suy nghĩ lười biếng. Từ một gia đình ăn xin, đến cả làng ăn xin, đến thế hệ con cháu sẽ ảnh hưởng bởi suy nghĩ lười biếng, lười lao động, điều này ảnh hưởng lớn đến thế hệ trẻ trong xã hội. Nhưng phải nói đến ở đây không phải tất cả những người ăn xin đều là “kẻ tiểu nhân”. Chúng ta không thể vơ đũa cả nắm, để giải quyết vấn đề này thì các tổ chức của chính phủ và các cơ quan xã hội nên bắt tay làm việc. Cùng đưa ra giải pháp giải quyết việc làm, tăng phúc lợi cho người già. Việc mình nói ra ở đây không phải ngày 1 ngày 2 làm được, nhưng nếu chúng ta thực sự ý thức được tầm nghiêm trọng và quyết tâm thực hiện, chúng ta sẽ giải quyết được nó.

Thứ ba, không cần phải đối xử tốt với tất cả mọi người không có nghĩa là vô cảm. Điều mình muốn nhấn mạnh ở đây là phải nhận biết được đâu là việc làm tốt/ xấu, đâu là việc làm mà mình nên giúp họ để lòng tốt mình trao đi có ý nghĩa. Chia sẻ một cuộc đời, cứu giúp một sinh mạng. Mình nhớ đến một câu hát rằng: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... để gió cuốn đi”. Cơn gió đấy mang những yêu thương để giúp mọi người, và xã hội phát triển tốt đẹp hơn. Còn yêu thương và lòng tốt gửi vào những con người không tốt, thì chúng ta đang làm xã hội thêm “bẩn thỉu”. Vậy làm thế nào để bạn đặt lòng tốt vào đúng người, hãy đọc thật nhiều, học thật nhiều, hãy xách balo lên và đi lấy những trải nghiệm, cuộc sống không màu hồng như trong những câu chuyện ngôn tình. Và không phải lúc nào ông bụt cũng hiện ra như trong chuyện cổ tích. Chính ta cần đứng lên và đấu tranh cho lẽ phải, đúng đắn, và chúng ta không cần phải đối xử tốt với tất cả mọi người.

Hãy phản biện lại mình nhé.

Let’s your voice be heard♥️

@Nguyễn Trần Thành Đạt 10A9 @hoa du @Vũ Lan Anh @Đỗ Hằng
Mình nêu suy nghĩ của mình thôi nhé:
Theo quan điểm của mình: Không ai ngu cả đời, không ai xấu hoàn toàn. Có thể bây giờ họ ích kỉ, hẹp hỏi, bụng dạ xấu xa,... tuy nhiên đâu phải họ không thể thay đổi => trong những trường hợp họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn mà bản thân mình giúp được tại sao không giúp, có thể mình giúp rồi họ rút ra bài học, tỉnh ngộ thay đổi thì sao? Họ xấu xa nhưng nếu mình làm ngơ thì trong suy nghĩ "tự đắc" của họ, họ sẽ càng coi trọng những việc họ làm là không sai trong khi mình không giúp họ mình trở thành ích kỷ, hẹp hỏi, xấu xa, trong mắt họ... căng thẳng càng cao.
Nên mình nghĩ còn tùy trường hợp và nên giúp đỡ có chừng mực nữa.
 
Last edited:

Nguyễn Trần Thành Đạt 11A9

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
5 Tháng một 2019
2,608
6,251
606
20
Lâm Đồng
Trường THPT Bảo Lộc
Hôm nay có một số việc mà mình cảm thấy hơi căng thẳng, mình đã tự đặt ra câu hỏi rằng: Chúng ta có cần phải đối xử tốt với tất cả mọi người không?

Hôm nay mình ở đây với quan điểm là: CHÚNG TA KHÔNG CẦN PHẢI ĐỐI CỬ TỐT VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI. Sau đây là hệ thống lập luận của mình, mong các bạn yêu thích tranh biện, muốn nói lên quan điểm của mình... Chúng ta cùng “cãi nhau một cách có học thức” nhé ;)

Thứ nhất, nhóm đối tượng không cần phải đối xử tốt mình muốn nói tới ở đây là những con người “tiểu nhân”. Tiểu nhân định nghĩa là những con người có lòng dạ keo kiệt hẹp hòi, những con người không có chí hướng, luôn nối đuôi phía sau và nịnh hót người khác. Những con người ăn không ngồi rồi, không có chính kiến. Loại người này trong xã hội khi nhận được lòng tốt của người khác thì lòng tốt ấy cũng biến thành mớ bùn đất, họ luôn giữ cho bản thân mình. Lòng tốt mà không được chia sẻ thì đó là lòng dạ hẹp hòi. Ở đây chính là một hành động lãng phí khi chúng ta chia sẻ lòng tốt với nhóm người tiểu nhân.

Thứ hai, lòng tốt phải được chia sẻ cho đúng người, đúng đối tượng thì hành động cao thượng ấy mới có ý nghĩa. Còn ngược lại, đó là hành động tiếp tay cho những điều không tốt lan rộng. Ví dụ điển hình như việc “cả làng ra thành phố ăn xin vào dịp Tết âm lịch” (Đưa tin từ báo Vietnam.net - 2009). Trước tiên ở đây ta phải nói đến suy nghĩ hẹp hòi của những con người lười lao động, và việc chúng ta chia sẻ lòng tốt cho những con người là hành động tiếp tay để họ tiếp tục suy nghĩ lười biếng. Từ một gia đình ăn xin, đến cả làng ăn xin, đến thế hệ con cháu sẽ ảnh hưởng bởi suy nghĩ lười biếng, lười lao động, điều này ảnh hưởng lớn đến thế hệ trẻ trong xã hội. Nhưng phải nói đến ở đây không phải tất cả những người ăn xin đều là “kẻ tiểu nhân”. Chúng ta không thể vơ đũa cả nắm, để giải quyết vấn đề này thì các tổ chức của chính phủ và các cơ quan xã hội nên bắt tay làm việc. Cùng đưa ra giải pháp giải quyết việc làm, tăng phúc lợi cho người già. Việc mình nói ra ở đây không phải ngày 1 ngày 2 làm được, nhưng nếu chúng ta thực sự ý thức được tầm nghiêm trọng và quyết tâm thực hiện, chúng ta sẽ giải quyết được nó.

Thứ ba, không cần phải đối xử tốt với tất cả mọi người không có nghĩa là vô cảm. Điều mình muốn nhấn mạnh ở đây là phải nhận biết được đâu là việc làm tốt/ xấu, đâu là việc làm mà mình nên giúp họ để lòng tốt mình trao đi có ý nghĩa. Chia sẻ một cuộc đời, cứu giúp một sinh mạng. Mình nhớ đến một câu hát rằng: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... để gió cuốn đi”. Cơn gió đấy mang những yêu thương để giúp mọi người, và xã hội phát triển tốt đẹp hơn. Còn yêu thương và lòng tốt gửi vào những con người không tốt, thì chúng ta đang làm xã hội thêm “bẩn thỉu”. Vậy làm thế nào để bạn đặt lòng tốt vào đúng người, hãy đọc thật nhiều, học thật nhiều, hãy xách balo lên và đi lấy những trải nghiệm, cuộc sống không màu hồng như trong những câu chuyện ngôn tình. Và không phải lúc nào ông bụt cũng hiện ra như trong chuyện cổ tích. Chính ta cần đứng lên và đấu tranh cho lẽ phải, đúng đắn, và chúng ta không cần phải đối xử tốt với tất cả mọi người.

Hãy phản biện lại mình nhé.

Let’s your voice be heard♥️

@Nguyễn Trần Thành Đạt 10A9 @hoa du @Vũ Lan Anh @Đỗ Hằng
Không thấy chị online, kì cục quá hà, lại đặt lịch bài viết rồi.
@bé nương nương (em bảo thích tranh biện)
@hoaxuan9b@gmail.com , @phamkimcu0ng , @Tư Âm Diệp Ẩn , @Ye Ye , @Huyền Sheila , @Thiên Thuận, @Võ Thu Uyên, @Hồ Nhi , @Mart Hugon , @temotojirimo12 , @Pineapple <3 , @ĐứcHoàng2017 ,...vào tranh biện, tranh luận mọi người ơi
----
Chào (bạn) :D
Mình ở phe phản biện ý kiến này.
Thứ nhất, trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam chắc hẳn bạn sẽ không thể không biết câu "Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại" hay chẳng hạn như câu "Thương người như thể thương thân". Mỗi con người cần những cơ hội để sữa chữa nhưng cái lỗi sai của mình, họ cũng giống bạn và họ cần sự yêu thương, chia sẻ. Chúng ta hãy thử gần gũi, tốt với họ thay vì ngoảnh mặt làm ngơ. Tôi đơn cử lấy ví dụ nhé, tại sao có nhiều tù nhân khi ra khỏi trại giam, họ tốt lên. Vì họ phải chịu hình phạt tù đày nhưng họ cũng có những bài học lao động, bài học về đạo đức cho cuộc sống, họ được ăn cơm và không bị bỏ đói, họ được người nhà, người quen tới thăm. Họ cảm thấy họ sai và họ thấy mình được đối xử tốt, họ sẽ tích cực, thân thiện, tốt bụng hơn.

Ở luận điểm 1 và 3 của bạn, tôi nhận thấy nó đúng nên tôi không phản biện.

Tôi muốn hỏi, bạn nghĩ như thế nào về việc nếu một ngày nào đó một trong số những người thân của bạn làm điều xấu và bạn không thể tha thứ được? Xin lỗi, nếu tôi lấy ví dụ hơi quá.

Cảm ơn bạn!
---
Chế Linh ơi, vào đây chơi với em ^^ *hù, đặt lịch call cho chị em mình nha chị, yêu*
 

nhatminh1472005

Banned
Banned
Thành viên
24 Tháng sáu 2017
643
411
101
Hà Nội
Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
Không thấy chị online, kì cục quá hà, lại đặt lịch bài viết rồi.
@bé nương nương (em bảo thích tranh biện)
@hoaxuan9b@gmail.com , @phamkimcu0ng , @Tư Âm Diệp Ẩn , @Ye Ye , @Huyền Sheila , @Thiên Thuận, @Võ Thu Uyên, @Hồ Nhi , @Mart Hugon , @temotojirimo12 , @Pineapple <3 , @ĐứcHoàng2017 ,...vào tranh biện, tranh luận mọi người ơi
----
Chào (bạn) :D
Mình ở phe phản biện ý kiến này.
Thứ nhất, trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam chắc hẳn bạn sẽ không thể không biết câu "Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại" hay chẳng hạn như câu "Thương người như thể thương thân". Mỗi con người cần những cơ hội để sữa chữa nhưng cái lỗi sai của mình, họ cũng giống bạn và họ cần sự yêu thương, chia sẻ. Chúng ta hãy thử gần gũi, tốt với họ thay vì ngoảnh mặt làm ngơ. Tôi đơn cử lấy ví dụ nhé, tại sao có nhiều tù nhân khi ra khỏi trại giam, họ tốt lên. Vì họ phải chịu hình phạt tù đày nhưng họ cũng có những bài học lao động, bài học về đạo đức cho cuộc sống, họ được ăn cơm và không bị bỏ đói, họ được người nhà, người quen tới thăm. Họ cảm thấy họ sai và họ thấy mình được đối xử tốt, họ sẽ tích cực, thân thiện, tốt bụng hơn.

Ở luận điểm 1 và 3 của bạn, tôi nhận thấy nó đúng nên tôi không phản biện.

Tôi muốn hỏi, bạn nghĩ như thế nào về việc nếu một ngày nào đó một trong số những người thân của bạn làm điều xấu và bạn không thể tha thứ được? Xin lỗi, nếu tôi lấy ví dụ hơi quá.

Cảm ơn bạn!
---
Chế Linh ơi, vào đây chơi với em ^^ *hù, đặt lịch call cho chị em mình nha chị, yêu*
Em thì lại không đồng ý với anh lắm, vì như thế này ạ. Thực tế nhiều tù nhân lại không nhận thức được mình cần phải làm gì để không bị cô lập sau khi ra tù mà ngược lại, phần nhiều trong số họ lại tái phạm và còn nguy hiểm hơn trước. Có những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên phải bị nghiêm trị rồi chứ ạ, kể cả là bị tử hình. Tức là mình cần trao cơ hội cho những người phạm tội còn ít nghiêm trọng và biết ăn năn hối cải, và phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ buôn bán ma túy, giết người hay chỉ là cướp của thôi nhưng lại chống đối cơ quan điều tra
 

H.Bừn

Cựu Mod phụ trách Sinh học
Thành viên
18 Tháng ba 2017
1,218
2,568
419
Gia Lai
Hôm nay có một số việc mà mình cảm thấy hơi căng thẳng, mình đã tự đặt ra câu hỏi rằng: Chúng ta có cần phải đối xử tốt với tất cả mọi người không?

Hôm nay mình ở đây với quan điểm là: CHÚNG TA KHÔNG CẦN PHẢI ĐỐI CỬ TỐT VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI. Sau đây là hệ thống lập luận của mình, mong các bạn yêu thích tranh biện, muốn nói lên quan điểm của mình... Chúng ta cùng “cãi nhau một cách có học thức” nhé ;)

Thứ nhất, nhóm đối tượng không cần phải đối xử tốt mình muốn nói tới ở đây là những con người “tiểu nhân”. Tiểu nhân định nghĩa là những con người có lòng dạ keo kiệt hẹp hòi, những con người không có chí hướng, luôn nối đuôi phía sau và nịnh hót người khác. Những con người ăn không ngồi rồi, không có chính kiến. Loại người này trong xã hội khi nhận được lòng tốt của người khác thì lòng tốt ấy cũng biến thành mớ bùn đất, họ luôn giữ cho bản thân mình. Lòng tốt mà không được chia sẻ thì đó là lòng dạ hẹp hòi. Ở đây chính là một hành động lãng phí khi chúng ta chia sẻ lòng tốt với nhóm người tiểu nhân.

Thứ hai, lòng tốt phải được chia sẻ cho đúng người, đúng đối tượng thì hành động cao thượng ấy mới có ý nghĩa. Còn ngược lại, đó là hành động tiếp tay cho những điều không tốt lan rộng. Ví dụ điển hình như việc “cả làng ra thành phố ăn xin vào dịp Tết âm lịch” (Đưa tin từ báo Vietnam.net - 2009). Trước tiên ở đây ta phải nói đến suy nghĩ hẹp hòi của những con người lười lao động, và việc chúng ta chia sẻ lòng tốt cho những con người là hành động tiếp tay để họ tiếp tục suy nghĩ lười biếng. Từ một gia đình ăn xin, đến cả làng ăn xin, đến thế hệ con cháu sẽ ảnh hưởng bởi suy nghĩ lười biếng, lười lao động, điều này ảnh hưởng lớn đến thế hệ trẻ trong xã hội. Nhưng phải nói đến ở đây không phải tất cả những người ăn xin đều là “kẻ tiểu nhân”. Chúng ta không thể vơ đũa cả nắm, để giải quyết vấn đề này thì các tổ chức của chính phủ và các cơ quan xã hội nên bắt tay làm việc. Cùng đưa ra giải pháp giải quyết việc làm, tăng phúc lợi cho người già. Việc mình nói ra ở đây không phải ngày 1 ngày 2 làm được, nhưng nếu chúng ta thực sự ý thức được tầm nghiêm trọng và quyết tâm thực hiện, chúng ta sẽ giải quyết được nó.

Thứ ba, không cần phải đối xử tốt với tất cả mọi người không có nghĩa là vô cảm. Điều mình muốn nhấn mạnh ở đây là phải nhận biết được đâu là việc làm tốt/ xấu, đâu là việc làm mà mình nên giúp họ để lòng tốt mình trao đi có ý nghĩa. Chia sẻ một cuộc đời, cứu giúp một sinh mạng. Mình nhớ đến một câu hát rằng: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... để gió cuốn đi”. Cơn gió đấy mang những yêu thương để giúp mọi người, và xã hội phát triển tốt đẹp hơn. Còn yêu thương và lòng tốt gửi vào những con người không tốt, thì chúng ta đang làm xã hội thêm “bẩn thỉu”. Vậy làm thế nào để bạn đặt lòng tốt vào đúng người, hãy đọc thật nhiều, học thật nhiều, hãy xách balo lên và đi lấy những trải nghiệm, cuộc sống không màu hồng như trong những câu chuyện ngôn tình. Và không phải lúc nào ông bụt cũng hiện ra như trong chuyện cổ tích. Chính ta cần đứng lên và đấu tranh cho lẽ phải, đúng đắn, và chúng ta không cần phải đối xử tốt với tất cả mọi người.

Hãy phản biện lại mình nhé.

Let’s your voice be heard♥️

@Nguyễn Trần Thành Đạt 10A9 @hoa du @Vũ Lan Anh @Đỗ Hằng

Chúng ta có cần đối xử tốt với tất cả mọi người hay không ? Em nghĩ mình nên suy nghĩ một cách thoáng hơn, hay một cách đơn giản hơn. Việc đối xử tốt với ai đó thuộc về đạo đức, nên nó tùy thuộc vào chính tấm lòng của mình quyết định. Và tất nhiên chúng ta cũng đủ nhận thức được việc làm của chính mình, mình cần làm gì, nhưng em nghĩ rằng đừng nên tự hỏi chính mình là việc làm đó có lợi cho chính mình hay không ? Hãy thử nghĩ rằng việc cho đi hay nhận lại, việc nào sẽ vui hơn. Em nghĩ rằng việc cho đi đôi khi sẽ vui hơn...và sẽ không cần nhận lại, mình cảm thấy trong thâm tâm mình đã làm được một điều gì đó có ích. Vì vậy em nghĩ rằng, việc mình đối xử tốt với người khác, điều đó sẽ chẳng có gì là sai hay phải đáng suy nghĩ cả, vì đó chỉ là cách đối xử chúng ta có thể tự ý thức được, việc đó đơn giản hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của mỗi người. Còn những việc lớn hơn, phải khiến chúng ta phải bỏ đi hay mất đi thứ gì đó cần thiết, lúc đó ta mới nên nghĩ lại rằng có nên hay không ! Chúng ta hoàn toàn có thể đối xử tốt, nhưng theo cách nào mới là quan trọng nhất, ăn xin thì không nhất thiết chúng ta phải cho tiền họ, hãy thử bằng những câu động viên xem, thấy người bị nạn ngoài tầm giúp của chúng ta hãy thử kêu gọi người khác đến,...
Đối xử tốt, chúng ta hãy chú ý đến bản thân mình trước hết đã, em nghĩ đừng nên suy xét về đối phương mình đối xử nhiều. Chúng ta chỉ có quyết định là Có hoặc Không, sống ở đời luôn có người xấu và người tốt, vậy mình thử làm người tốt xem sao, nhưng tốt thì đừng tốt quá, phải biết cách đối nhân xử thế. Có rất nhiều loại người, nhiều hoàn cảnh, chúng ta học tập trải nghiệm sẽ từ từ phải biết làm như thế nào.
Em thấy phản biện kiểu này không hiệu quả cho lắm, em nghĩ việc đối thoại trực tiếp sẽ hiệu quả hơn, nhanh gọn hơn. Em mong sẽ có cơ hội để thực hiện :>
 

Đắng!

Giải Ba event Thế giới Sinh học 2
Thành viên
17 Tháng mười một 2018
767
2,258
256
Bà Rịa - Vũng Tàu
Minh Dạm
Khi mà đọc tiêu đề, bản thân Xuân đã có một câu trả lời : " Không, không cần đối sử tốt với tất cả mọi người"
Cũng chỉ có 3 lý do :
- Tốt với họ, nhưng phải là tấm lòng thật sự của mình, ta tốt với họ thật sự là ta muốn tốt hay muốn nhận lại điều gì từ họ. Ta không thể tốt với tất cả mọi người được. Tất cả là không thể. Tốt với một số người mà thôi, những người đã tốt với ta, đã giúp ta, ta tốt lại. Còn những kẻ, chỉ đứng chờ lòng tốt của họ thì........ Xuân không cần phải nói nữa, kẻ ăn bám vào xã hội. Lòng tốt rất cao thượng nhưng đừng biến nó thành con dao hai lưỡi.
- Tốt đúng lúc, tốt đúng hoàn cảnh....... Không phải cái gì mình làm cho họ đều tốt, tốt cho họ mà không tốt cho mình thi không được, phải nghỉ cho bản thân. Giống như một bài viết xuân có nói: " CẢ đời chúng ta xin lỗi rất nhiều người xin lỗi ba xin lỗi mẹ, xin lỗi người yêu .... nhưng chưa bao giờ xin lỗi mình ."
- Lý do thứ ba , tớ lấy ra từ câu nói của một nhà bác học :" Cảm ơn các bạn đã bỏ mặt tôi để tôi có dược ngày hôm nay " ( tớ không nhớ rõ câu đó nữa) Nhiều khi không tốt với họ , nhưng điều đó nhiều khi lại có ích đối với họ , để họ tự vượt qua, nhưng đừng có vô tâm quá với họ
----
Đó là ý nghĩa của mình :)
 

Ar y kd mbr?

Học sinh
Thành viên
5 Tháng năm 2019
186
133
36
Hà Nội
ở 1 nơi nào đó
Không phải chỉ có đối xử tốt mới có thể giúp người khác, còn tùy từng người. Ví dụ như 1 chị của bạn mình hồi lớp 8 học khá tệ môn Anh, nhưng vào ngày 22/11, khi gia đình chị thăm thầy giáo dạy Anh, chị đã nghe được cuộc nói chuyện thầy giáo với bố mẹ mình và thấy thầy khá coi thường mình mà chị ấy lại khá "tự ái" nên từ đó chị đã cố gắng rất nhiều và giờ khá thành công. Mình cũng thấy nhiều trường hợp như vậy rồi. Nếu thấy mình thực sự đủ nhận thức và kinh nghiệm trong cuộc sống, thay vì đứng đó nhận xét những con người vì xã hội mà đã bị "tha hóa", sao mình không tạo một môi trường, những lời lẽ thích hợp để thay đổi con người họ, giúp họ quay trở về con người thật của chính mình?
Nên nhớ rằng ác quỷ cũng từng là thiên thần, theo mình trên đời này ko có ai xấu cả, chỉ là môi trường sống của họ đã làm họ thay đổi, có thể theo hướng tốt hay xấu... Ví dụ như làng mà bạn nhắc đến đó, lúc đầu cũng chỉ có vài người khởi xướng thôi, dần dần sẽ càng có nhiều người bắt chước hơn, rồi ngay cả những người nhận thức tốt, giữ vững lập trường của mình thấy trong khi mình lao động vất vả, nặng nhọc mà mà cũng chỉ kiếm được vài đồng ít ỏi mà họ chẳng phải làm gì thì cũng ghen tị lắm chứ, với lại còn thấy mình khác biệt với những người xung quanh thấy cũng lẻ loi...
Còn những ai mới chập chững bước vào cái xã hội khắc nghiêt này, nên cố nhận thức những người xấu và tránh xa họ nhất có thể, đừng thấy họ kiếm tiền trên sự đau khổ của người khác mà bắt chước theo, nên có ít nhất 1 người bạn thân - người mà ta có thể tâm sự, đặt niềm tin và giúp ta không cuốn vào sự "tha hóa" luẩn quẩn đó, và như bạn nói: không cần đối xử tốt với tất cả mọi người.
Trên đây chỉ là ý kiến chủ quan của mình, nếu thấy gì đó không đồng tình thì nói ra để chúng ta có thể thảo luận về nó nhé^^
 

ĐứcHoàng2017

Học sinh tiến bộ
Thành viên
21 Tháng ba 2018
1,093
1,236
176
Hà Nội
Hocmai
Hôm nay có một số việc mà mình cảm thấy hơi căng thẳng, mình đã tự đặt ra câu hỏi rằng: Chúng ta có cần phải đối xử tốt với tất cả mọi người không?

Hôm nay mình ở đây với quan điểm là: CHÚNG TA KHÔNG CẦN PHẢI ĐỐI CỬ TỐT VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI. Sau đây là hệ thống lập luận của mình, mong các bạn yêu thích tranh biện, muốn nói lên quan điểm của mình... Chúng ta cùng “cãi nhau một cách có học thức” nhé ;)

Thứ nhất, nhóm đối tượng không cần phải đối xử tốt mình muốn nói tới ở đây là những con người “tiểu nhân”. Tiểu nhân định nghĩa là những con người có lòng dạ keo kiệt hẹp hòi, những con người không có chí hướng, luôn nối đuôi phía sau và nịnh hót người khác. Những con người ăn không ngồi rồi, không có chính kiến. Loại người này trong xã hội khi nhận được lòng tốt của người khác thì lòng tốt ấy cũng biến thành mớ bùn đất, họ luôn giữ cho bản thân mình. Lòng tốt mà không được chia sẻ thì đó là lòng dạ hẹp hòi. Ở đây chính là một hành động lãng phí khi chúng ta chia sẻ lòng tốt với nhóm người tiểu nhân.

Thứ hai, lòng tốt phải được chia sẻ cho đúng người, đúng đối tượng thì hành động cao thượng ấy mới có ý nghĩa. Còn ngược lại, đó là hành động tiếp tay cho những điều không tốt lan rộng. Ví dụ điển hình như việc “cả làng ra thành phố ăn xin vào dịp Tết âm lịch” (Đưa tin từ báo Vietnam.net - 2009). Trước tiên ở đây ta phải nói đến suy nghĩ hẹp hòi của những con người lười lao động, và việc chúng ta chia sẻ lòng tốt cho những con người là hành động tiếp tay để họ tiếp tục suy nghĩ lười biếng. Từ một gia đình ăn xin, đến cả làng ăn xin, đến thế hệ con cháu sẽ ảnh hưởng bởi suy nghĩ lười biếng, lười lao động, điều này ảnh hưởng lớn đến thế hệ trẻ trong xã hội. Nhưng phải nói đến ở đây không phải tất cả những người ăn xin đều là “kẻ tiểu nhân”. Chúng ta không thể vơ đũa cả nắm, để giải quyết vấn đề này thì các tổ chức của chính phủ và các cơ quan xã hội nên bắt tay làm việc. Cùng đưa ra giải pháp giải quyết việc làm, tăng phúc lợi cho người già. Việc mình nói ra ở đây không phải ngày 1 ngày 2 làm được, nhưng nếu chúng ta thực sự ý thức được tầm nghiêm trọng và quyết tâm thực hiện, chúng ta sẽ giải quyết được nó.

Thứ ba, không cần phải đối xử tốt với tất cả mọi người không có nghĩa là vô cảm. Điều mình muốn nhấn mạnh ở đây là phải nhận biết được đâu là việc làm tốt/ xấu, đâu là việc làm mà mình nên giúp họ để lòng tốt mình trao đi có ý nghĩa. Chia sẻ một cuộc đời, cứu giúp một sinh mạng. Mình nhớ đến một câu hát rằng: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... để gió cuốn đi”. Cơn gió đấy mang những yêu thương để giúp mọi người, và xã hội phát triển tốt đẹp hơn. Còn yêu thương và lòng tốt gửi vào những con người không tốt, thì chúng ta đang làm xã hội thêm “bẩn thỉu”. Vậy làm thế nào để bạn đặt lòng tốt vào đúng người, hãy đọc thật nhiều, học thật nhiều, hãy xách balo lên và đi lấy những trải nghiệm, cuộc sống không màu hồng như trong những câu chuyện ngôn tình. Và không phải lúc nào ông bụt cũng hiện ra như trong chuyện cổ tích. Chính ta cần đứng lên và đấu tranh cho lẽ phải, đúng đắn, và chúng ta không cần phải đối xử tốt với tất cả mọi người.

Hãy phản biện lại mình nhé.

Let’s your voice be heard♥️

@Nguyễn Trần Thành Đạt 10A9 @hoa du @Vũ Lan Anh @Đỗ Hằng
Chào bạn
Mình "xin" phản biện lại ý kiến thứ ba
Trên xã hội có 3 loại người trong :cuộc chiến tranh chống ma túy" (tính cả nghiện rượu,bia; hút thuốc lá, ma túy ) do chính phủ liên bang Hoa Kỳ lãnh đạo
Người đầu tiên là những loại người tiếp tay cho bọn người xấu : Loại này không những không ngăn chiến tranh mà lại còn ủng hộ và bao biện cho cái sai của mình
Người thứ 2 : Đây là loại người mà bạn nói lên quan điểm thứ 3 đấy . Họ luôn luôn tìm cách để ngăn ngừa chiến tranh này bằng cách không dùng tình cảm yêu thương để xoa dịu cuộc chiến mà dùng các biện pháp nặng nề để những người đó phải dừng lại mặc cho họ không muốn
Người cuối cùng : Những người ở đây họ trao yêu thương của mình bằng nhiều cách khác nhau mặc cho đấy là những người tội đồ, nghiện ngập và luôn cố gắng để kéo những người đấy trở lại với cuộc sống bình thường không có ma túy và rượu bia
Để ví dụ cho những người cuối cùng thì năm 1980 Thụy Sĩ đã trải qua tình trạng mắc bệnh nặng nề của các các bệnh nhân liên quan đến nghiện heroin, tình trạng HIV và cướp bóc ở các góc phố nhưng họ không đối xử như những người bình thường là mặc kệ hoặc dùng các biện pháp giam cầm mà mở các bệnh viện miễn phí và các thuốc chữa bệnh loại tốt mà không tốn đồng nào khiến tình trạng lây nhiễm HIV giảm đi một nửa và các bệnh về nghiện ngập được giảm đáng kể
Tóm lại, mình muốn nói là tình yêu thương của chúng nên được chia sẻ và trao đi bằng nhiều cách khác nhau cho mọi người không phải phân biệt người xấu và tốt. Trao yêu thương cho người xấu họ nhận ra và sửa lỗi thì chúng ta không góp phần làm xã hội "bẩn thỉu" mà còn làm cho nó trở nên đẹp đẽ hơn rất nhiều. Vì thế chúng ta hãy học hỏi thật nhiều, học cách yêu thương và chuẩn bị kiến thức đóng góp cho xã hội cũng như thỏa ý muốn được học hỏi của bản thân tại vì "Hào phóng có nghĩa là bạn cho đi nhiều hơn có thể. Kiêu hãnh là nhận ít hơn những gì bạn cần"– Kahlil Gibran
 

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Câu hỏi này không khó, câu hỏi khó là phải làm sao để đối xử tốt với tất cả mọi người?

Như chủ pic đưa ra 3 kiểu người không nên đối xử tốt: kẻ tiểu nhân, người lười lao động bỏ đi ăn xin, người vô ơn, nhưng cần xem lại: giúp đỡ kẻ tiểu nhân thăng tiến, bố thí cho người ăn xin, cứu giúp người vô ơn ...chắc gì đã là đối xử tốt với họ?

Những người chính trị gia tốt thay vì bố thí tiền cho cả làng người ăn xin sẽ nghĩ cách tạo công ăn việc làm cho họ, để họ tự cải thiện cuộc sống. Những sếp tốt sẽ biết cách uốn nắn, thưởng phạt nhân viên của mình, khiến họ hiểu ra rằng chỉ có chăm làm chăm học hỏi mới có cơ hội thăng tiến. Những nhà giáo dục tốt (nhà giáo, thầy tu,...) sẽ cảm hóa những kẻ ác, những người vô tâm để họ biết quay đầu. Ấy là biết cách đối xử tốt với họ.

Bạn càng biết cách đối xử tốt được với nhiều người chứng tỏ tầm vóc của bạn càng lớn. Còn nếu lúc nào cũng nghi ngờ có nên tốt với người này hay không? người kia hay không? thì bản thân mình cũng khó mà phát triển được.

P/s: Về việc cả làng đi ăn xin, đó có thể là khoảng thời gian làng họ bị thiên tai mất mùa đói kém. (Thêm thông tin để các bạn có cái nhìn khác).
 
Last edited:

Nhật Hạ !

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng tư 2019
409
292
76
18
Quảng Nam
THCS Lê Quang Sung
Mình nghĩ mình vẫn có thể đối xử tốt với tất cả mọi người.
  • Thứ nhất, đối với những kẻ tiểu nhân mình vẫn có thể đối xử tốt. Không nhất thiết "tốt" ở đây là đối xử như những người bình thường khác. Ta đối xử với họ th nào mà để họ nhận ra được cái tiểu nhân trong cách sống của mình. Theo như định nghĩa mà bạn nêu thì tiểu nhân định nghĩa là những con người có lòng dạ keo kiệt hẹp hòi, những con người không có chí hướng, luôn nối đuôi phía sau và nịnh hót người khác. Vậy thì chúng ta hãy đối xử với những người có lòng dạ keo kiệt hẹp hòi sao cho họ nhận ra được cái keo kiệt hẹp hòi ấy. Ta hãy đối xử với những người không có chí hướng sao cho họ biết được điểm yếu của mình. Ta hãy đối xử với những con người nịnh hót bằng cách thẳng thắn chỉ trích hoặc cho họ bài học đáng giá. Mặc dù thoạt nhìn bên ngoài như là ta không hề "ưa" họ nhưng giúp họ nhận ra điều xấu chính là một cách đối xử tốt.
  • Thứ hai, đã nói là hành động tốt thì nó sẽ luôn mang ý nghĩa tốt bởi tuỳ theo từng đối tượng mà mỗi hành động tốt theo mỗi cách khác nhau. Điển hình như là trường hợp ở ý thứ nhất. Còn đối với trường hợp cả làng đi ăn xin thì chắc sau đó phải có nguyên do gì đó. Còn nếu đây thực sự là một hành động đáng lên án thì hãy đối xử tốt với họ bằng cách lên án hành động này để họ có thể nhận ra và t lao động bằng chính sức lực bản thân.
  • Thứ ba, ta cần phải đối xử tốt với tất cả mọi người để tất cả mọi người có thể đối xử tốt lại với ta. Thực sự lòng tốt có thể cảm hoá được cái ác, cái xấu khi ta dùng nó một cách thông minh. Đồng ý là cuộc sống sẽ chẳng thể màu hồng mãi mãi nhưng nếu có lòng tin, nếu ta sống tốt thì chắc chắn cuộc sống sẽ chẳng phụ ta. Nếu ta sống như một đoá hoa thì cuộc sống sẽ chẳng ngại trao cho ta những màu sắc rực rỡ. Còn nếu sống mà suy nghĩ tiêu cực quá nhiều thì cuộc sống sẽ đáng sợ biết bao.
Trên đây là ý kiến phản biện của mình :D
 

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
Tôi muốn hỏi, bạn nghĩ như thế nào về việc nếu một ngày nào đó một trong số những người thân của bạn làm điều xấu và bạn không thể tha thứ được?
Mình sẵn sàng bỏ, cho dù mình là con người vong ơn bội nghĩa. Nhưng xã hội không cần những con người xấu xa như thế. Chúng ta có thể tha thứ, chúng ta có thể chia sẻ lòng tốt với họ. Nhưng họ không chịu nhận ra. Họ chính là con sâu đục làm bẩn xã hội

Mình sẽ là một con người vong ơn bội nghĩa còn hơn làm ảnh hưởng đến hàng triệu con người trong xã hội vì một mối quan hệ cá nhân.

Đây cũng thể hiểu là một "lòng tốt với xã hội"
Chúng ta có cần đối xử tốt với tất cả mọi người hay không ? Em nghĩ mình nên suy nghĩ một cách thoáng hơn, hay một cách đơn giản hơn. Việc đối xử tốt với ai đó thuộc về đạo đức, nên nó tùy thuộc vào chính tấm lòng của mình quyết định. Và tất nhiên chúng ta cũng đủ nhận thức được việc làm của chính mình, mình cần làm gì, nhưng em nghĩ rằng đừng nên tự hỏi chính mình là việc làm đó có lợi cho chính mình hay không ? Hãy thử nghĩ rằng việc cho đi hay nhận lại, việc nào sẽ vui hơn. Em nghĩ rằng việc cho đi đôi khi sẽ vui hơn...và sẽ không cần nhận lại, mình cảm thấy trong thâm tâm mình đã làm được một điều gì đó có ích. Vì vậy em nghĩ rằng, việc mình đối xử tốt với người khác, điều đó sẽ chẳng có gì là sai hay phải đáng suy nghĩ cả, vì đó chỉ là cách đối xử chúng ta có thể tự ý thức được, việc đó đơn giản hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của mỗi người. Còn những việc lớn hơn, phải khiến chúng ta phải bỏ đi hay mất đi thứ gì đó cần thiết, lúc đó ta mới nên nghĩ lại rằng có nên hay không ! Chúng ta hoàn toàn có thể đối xử tốt, nhưng theo cách nào mới là quan trọng nhất, ăn xin thì không nhất thiết chúng ta phải cho tiền họ, hãy thử bằng những câu động viên xem, thấy người bị nạn ngoài tầm giúp của chúng ta hãy thử kêu gọi người khác đến,...
Chị muốn đặt ra câu hỏi rằng, nếu mình đối xử tốt với họ, không quan trọng đúng sai... Nhưng họ là là tiểu nhân, họ đối xử ngược lại với lòng tốt của bằng những thứ xấu xa? Liệu rằng chúng ta có lãng phí??!

(Khi gặp thực tế trường hợp này em mới thấy cảm giác của nó như thế nào :)
Những người chính trị gia tốt thay vì bố thí tiền cho cả làng người ăn xin sẽ nghĩ cách tạo công ăn việc làm cho họ, để họ tự cải thiện cuộc sống. Những sếp tốt sẽ biết cách uốn nắn, thưởng phạt nhân viên của mình, khiến họ hiểu ra rằng chỉ có chăm làm chăm học hỏi mới có cơ hội thăng tiến. Những nhà giáo dục tốt (nhà giáo, thầy tu,...) sẽ cảm hóa những kẻ ác, những người vô tâm để họ biết quay đầu. Ấy là biết cách đối xử tốt với họ.
Trong luận điểm 3 mình có nói, đó là chúng ta cần phải thay đổi chính bản thân mình (bằng việc đọc, học, trải nghiệm,...) và xã hội cần phải thay đổi (các cơ quan, chính sách phúc lợi)

Về việc cả làng đi ăn xin (bao gồm cả già trẻ gái trai) => nó đáng lên án vì quá nhiều người, cả những người trẻ tuổi mà vẫn lựa chọn con đường ăn xin => tuổi trẻ vô dụng, không có chí hướng quyết tâm. Đây chính là quan điểm của mình khi lấy ví dụ này

Bạn càng biết cách đối xử tốt được với nhiều người chứng tỏ tầm vóc của bạn càng lớn. Còn nếu lúc nào cũng nghi ngờ có nên tốt với người này hay không? người kia hay không? thì bản thân mình cũng khó mà phát triển được.

Trong từ "biết cách" của bạn bao gồm cả khẳng định và phủ định
"Biết cách" là biết cân nhắc, biết đúng sai, biết lựa chọn nào nên, không nên

Bạn đang nói đến một từ rộng biết cách, còn mình đang nói đến phạm vi nhỏ có nên và không nên. Giải quyết phạm vi nhỏ của mình thì sẽ giải quyết được cái lớn lao bạn đang nói đến.Và mình muốn nhấn mạnh ở đây là có nên chia sẻ lòng tốt với tất cả mọi người hay không, nên hay không nên. Chứ không phải là nhóm đối tượng này thì chúng ta KHÔNG CẦN chia sẻ.

Khi mình dùng từ KHÔNG CẦN thì bạn nói rằng bản thân khó mà phát triển lên được mới có ý nghĩa, còn ở đây bạn đang hiểu sai mình
Chào bạn
Mình "xin" phản biện lại ý kiến thứ ba
Trên xã hội có 3 loại người trong :cuộc chiến tranh chống ma túy" (tính cả nghiện rượu,bia; hút thuốc lá, ma túy ) do chính phủ liên bang Hoa Kỳ lãnh đạo
Người đầu tiên là những loại người tiếp tay cho bọn người xấu : Loại này không những không ngăn chiến tranh mà lại còn ủng hộ và bao biện cho cái sai của mình
Người thứ 2 : Đây là loại người mà bạn nói lên quan điểm thứ 3 đấy . Họ luôn luôn tìm cách để ngăn ngừa chiến tranh này bằng cách không dùng tình cảm yêu thương để xoa dịu cuộc chiến mà dùng các biện pháp nặng nề để những người đó phải dừng lại mặc cho họ không muốn
Người cuối cùng : Những người ở đây họ trao yêu thương của mình bằng nhiều cách khác nhau mặc cho đấy là những người tội đồ, nghiện ngập và luôn cố gắng để kéo những người đấy trở lại với cuộc sống bình thường không có ma túy và rượu bia
Để ví dụ cho những người cuối cùng thì năm 1980 Thụy Sĩ đã trải qua tình trạng mắc bệnh nặng nề của các các bệnh nhân liên quan đến nghiện heroin, tình trạng HIV và cướp bóc ở các góc phố nhưng họ không đối xử như những người bình thường là mặc kệ hoặc dùng các biện pháp giam cầm mà mở các bệnh viện miễn phí và các thuốc chữa bệnh loại tốt mà không tốn đồng nào khiến tình trạng lây nhiễm HIV giảm đi một nửa và các bệnh về nghiện ngập được giảm đáng kể
Tóm lại, mình muốn nói là tình yêu thương của chúng nên được chia sẻ và trao đi bằng nhiều cách khác nhau cho mọi người không phải phân biệt người xấu và tốt. Trao yêu thương cho người xấu họ nhận ra và sửa lỗi thì chúng ta không góp phần làm xã hội "bẩn thỉu" mà còn làm cho nó trở nên đẹp đẽ hơn rất nhiều. Vì thế chúng ta hãy học hỏi thật nhiều, học cách yêu thương và chuẩn bị kiến thức đóng góp cho xã hội cũng như thỏa ý muốn được học hỏi của bản thân tại vì "Hào phóng có nghĩa là bạn cho đi nhiều hơn có thể. Kiêu hãnh là nhận ít hơn những gì bạn cần"– Kahlil Gibran
Mình đồng ý với quan điểm của bạn
"Hào phóng có nghĩa là bạn cho đi nhiều hơn có thể. Kiêu hãnh là nhận ít hơn những gì bạn cần"
Và mình không muốn phản biện lại quan điểm này. Nếu bạn đọc thêm thì có nhóm đối tượng tâm lý đặc biết, những tên tội phạm IQ cực kỳ cao, nhờ những bằng chứng ngoại phạm sắc giá và lòng tốt của chính phủ thì đã nợ tù đến 120 năm. Nhưng đây là một trường hợp thiểu số, mình sẽ không lấy nó ra làm dẫn chứng để phản biện lại
Mình nghĩ mình vẫn có thể đối xử tốt với tất cả mọi người.
  • Thứ nhất, đối với những kẻ tiểu nhân mình vẫn có thể đối xử tốt. Không nhất thiết "tốt" ở đây là đối xử như những người bình thường khác. Ta đối xử với họ th nào mà để họ nhận ra được cái tiểu nhân trong cách sống của mình. Theo như định nghĩa mà bạn nêu thì tiểu nhân định nghĩa là những con người có lòng dạ keo kiệt hẹp hòi, những con người không có chí hướng, luôn nối đuôi phía sau và nịnh hót người khác. Vậy thì chúng ta hãy đối xử với những người có lòng dạ keo kiệt hẹp hòi sao cho họ nhận ra được cái keo kiệt hẹp hòi ấy. Ta hãy đối xử với những người không có chí hướng sao cho họ biết được điểm yếu của mình. Ta hãy đối xử với những con người nịnh hót bằng cách thẳng thắn chỉ trích hoặc cho họ bài học đáng giá. Mặc dù thoạt nhìn bên ngoài như là ta không hề "ưa" họ nhưng giúp họ nhận ra điều xấu chính là một cách đối xử tốt.
  • Thứ hai, đã nói là hành động tốt thì nó sẽ luôn mang ý nghĩa tốt bởi tuỳ theo từng đối tượng mà mỗi hành động tốt theo mỗi cách khác nhau. Điển hình như là trường hợp ở ý thứ nhất. Còn đối với trường hợp cả làng đi ăn xin thì chắc sau đó phải có nguyên do gì đó. Còn nếu đây thực sự là một hành động đáng lên án thì hãy đối xử tốt với họ bằng cách lên án hành động này để họ có thể nhận ra và t lao động bằng chính sức lực bản thân.
  • Thứ ba, ta cần phải đối xử tốt với tất cả mọi người để tất cả mọi người có thể đối xử tốt lại với ta. Thực sự lòng tốt có thể cảm hoá được cái ác, cái xấu khi ta dùng nó một cách thông minh. Đồng ý là cuộc sống sẽ chẳng thể màu hồng mãi mãi nhưng nếu có lòng tin, nếu ta sống tốt thì chắc chắn cuộc sống sẽ chẳng phụ ta. Nếu ta sống như một đoá hoa thì cuộc sống sẽ chẳng ngại trao cho ta những màu sắc rực rỡ. Còn nếu sống mà suy nghĩ tiêu cực quá nhiều thì cuộc sống sẽ đáng sợ biết bao.
Trên đây là ý kiến phản biện của mình :D
Cảm ơn bạn nhé,... đây là phản biện mình muốn đọc nhất ngày hôm nay :)

Mình vẫn muốn tình yêu thương san sẻ cho tất cả mọi người, nhưng những người ích kỷ keo kiệt tiểu nhân, cứ giữ lòng tốt ấy cho riêng mình,.. Thật đáng ghét,... và mình cảm thấy lòng tốt của mình bị tổn thương. Đến thời điểm này mình cảm thấy khá ổn, xét trên góc độ nhỏ hẹp cá nhân thì chúng ta nên cân nhắc đối xử với từng nhóm người, những con người lòng dạ hẹp hòi rất khó có thể thay đổi, và nếu ta không cân nhắc kỹ thì nó sẽ là con dao đâm ngược lại chúng ta và những người khác. Còn xét trên góc độ xã hội thì nên mở rộng lòng tốt để chào đón tất cả. Ai cũng có một cơ hội làm lại. Mình nhớ câu nói rằng: Không có người xấu, chỉ có việc làm xấu. Và góc độ xã hội ở đây là tất cả chúng ta cùng mở rộng lòng tốt để cảm hoá lại những việc làm ấy...

Mình cảm ơn bạn nhiều lắm :)

p/s: đang đợi tác phẩm cây bút trẻ của bạn public :D
 

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,764
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
Liệu rằng đối xử tốt với ai đó có chỉ là hướng đến người đó hay không?
Theo em thì đối xử tốt với mọi người để hướng tới xã hội, một xã hội chung chứ không riêng gì ai. Đối với một kẻ tiểu nhân thì lên án chính là ta đang đối xử tốt với họ, chẳng phải ta muốn họ thay đổi hay sao, và cả những kẻ tiểu nhân bên ngoài kia nữa...
Chúng ta nên đối xử tốt với tất cả, nhưng không phải ban phát vật chất, trao đi tình thương hay thứ gì đó tốt đẹp cho ai đó mới là đối xử tốt. Tôi chửi vào mặt anh đấy, tôi khinh thường anh đấy, tôi phản đối gay gắt anh đấy... Nhưng vì sao? Không phải tôi muốn đối xử không tốt với anh, không phải tôi ghét anh, mà tôi muốn anh thay đổi theo chiều hướng tốt cho xã hội.
Chúng ta cần hành động theo ý nghĩa của hành động chứ không đơn thuần là tên gọi. Việc làm tốt nhưng chưa chắc đã tốt, việc làm không tốt nhưng chưa chắc đã xấu. Theo em thì không nên dùng từ nên hay không nên ở đây, mà mỗicon người cần đối tốt với mọi người, đối tốt một cách đúng hoàn cảnh, ý nghĩa chứ không phải là làm một việc có tên là "tốt".
 
Last edited:

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Mình muốn mổ xẻ thêm chút để bạn hiểu quan điểm của mình.

Tốt có 2 tầng: 1 là cái nội tâm, 2 là cái biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động. Cái nội tâm ấy người ta gọi là "lòng tốt", còn cái biểu hiện ra bên ngoài gọi là "đối xử tốt". Ở bài viết trên của bạn không phân định 2 khái niệm này.

Có cái tâm muốn đối tốt với tất cả mọi người nhưng biểu hiện ra bên ngoài tốt hay không lại là chuyện khác.Nó còn tùy hoàn cảnh, tùy cảm xúc, hiểu biết, sự khôn khéo... của bản thân mình nữa. Mọi người rất hay nghe thầy cô nói câu: "giúp bạn là hại bạn". Trong câu này có cả 2 tầng mình nói: Rõ ràng có lòng tốt muốn giúp bạn, nhưng biểu hiện ra bên ngoài cho bạn xem bài, lại thành "hại bạn".

Vậy để có 1 hành động tốt cho ai đó theo đúng cái tâm của mình, thì mình phải học hỏi, phải hiểu biết, thậm chí phải rèn luyện rất nhiều.

Bản thân mỗi con người đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế, không có ranh giới nào giữa đen và trắng cả. Ví như người đang viết những dòng này cũng có rất nhiều tính xấu như: kiêu căng, mê gái, nói nhiều nhưng chả làm được như những gì mình nói......Nếu chúng ta không có cái tâm muốn tốt với tất cả mọi người thì chúng ta cũng sẽ không có những hành động tốt. Nếu cứ thấy 1 người có những tính xấu làm mình không thích, mình cho là họ xấu và cô lập họ khỏi cuộc sống của mình, mình có thể sẽ mất đi nhiều cơ hội (bao gồm cơ hội được giúp đỡ, cơ hội tự hoàn thiện, phát triển bản thân).

P/s: Chê ai đó tiểu nhân nhưng nếu đi đường bất cẩn lọt xuống mương được kẻ tiểu nhân đó cứu chắc cũng sẽ thấy cảm kích chứ nhỉ?
 
Last edited:
Top Bottom