Vật lí 8 Cơ học

Thuỳ Linh 168

Học sinh mới
Thành viên
22 Tháng sáu 2019
6
2
6
18
Hà Nội
THCS Cầu Giấy
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong một bình có tiết diện 50cm^2 có nước, khối lượng riêng 1000kg/m^3.Người ta thả thẳng đứng 1 thanh gỗ có trọng lượng riêng 8000N/m^3 thì thấy chiều cao thanh gỗ bị ngập chìm trong nước là 30cm
a)Tính chiều dài thanh gỗ
b)Tính chiều cao của mực nước trong bình lúc đầu.Biết đầu dưới của thanh gỗ cách đáy bình 2cm và tiết diện của nó là 15cm^2
c)Ta có thể nhấn chìm hoàn toàn thanh gỗ vào trong nước được không?Muốn nhấn chìm hoàn toàn thanh gỗ vào trong nước thì chiều cao cột nước lúc đầu trong bình là bao nhiêu?
 
  • Like
Reactions: Thủy Ling

Thủy Ling

Cựu Mod Sinh học
Thành viên Test
Thành viên
19 Tháng chín 2017
2,249
2,409
409
Phú Yên
trung học
Trong một bình có tiết diện 50cm^2 có nước, khối lượng riêng 1000kg/m^3.Người ta thả thẳng đứng 1 thanh gỗ có trọng lượng riêng 8000N/m^3 thì thấy chiều cao thanh gỗ bị ngập chìm trong nước là 30cm
a)Tính chiều dài thanh gỗ
b)Tính chiều cao của mực nước trong bình lúc đầu.Biết đầu dưới của thanh gỗ cách đáy bình 2cm và tiết diện của nó là 15cm^2
c)Ta có thể nhấn chìm hoàn toàn thanh gỗ vào trong nước được không?Muốn nhấn chìm hoàn toàn thanh gỗ vào trong nước thì chiều cao cột nước lúc đầu trong bình là bao nhiêu?
Đổi đơn vị ra met và trọng lượng riêng hết nha.
a. - Trọng lượng thanh gỗ : [tex]P=d_{g}.V_{g}=d_{g}.S_{g}.h_{g}[/tex] (1)
(với S là tiết diện,h là chiều cao, d là trọng lượng riêng ...của gỗ )
- Lực acsimet tác dụng lên thanh gỗ : [tex]F_{A}=d_{n}.V_{c}=d_{n}.S_{g}.h_{c}[/tex] (2)
(dn là trọng lượng riêng nước, Vc thể tích gỗ chìm, hc là chiều cao thanh gỗ chìm )
vì thanh gỗ một phần nổi một phần chìm nên lúc này P đã cân bằng với FA :
Từ (1) và (2) lập pt trình : [tex]\rightarrow P=F_{A}\rightarrow h_{g}[/tex] (thay số và giải pt bình thường)
tìm được chiều cao thanh gỗ.
b.Thể tích gỗ chìm cũng là thể tích nước bị chiếm.
V chìm = V chiếm [tex]\rightarrow S_{g}.h_{c}=S.h'_{n}[/tex] ([tex]h'_{n}[/tex] là chiều cao nước bị chiếm chỗ )
ta lại có chiều cao nước ban đầu là h = [tex]h'_{n}[/tex] + 0,02 ( 2cm=0,02 : phần chiều cao nước giữa đầu dưới của thanh gỗ cách đáy bình )
ta tìm được h nước.
c.Mình nghĩ thanh gỗ không thể bị nhấn chìm hoàn toàn trong nước vì [tex]d_{g} < d_{n}[/tex] nên P < FA nên thanh gỗ nổi lên không chìm được dù chiều cao nước có tăng thêm.
 
  • Like
Reactions: Thuỳ Linh 168
Top Bottom