Văn 12 Tổng hợp đề HSG môn Ngữ Văn lớp 12 năm 2018 - 2019

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. ĐỀ CHỌN HSG TỈNH HẢI DƯƠNG LỚP 12 NĂM 2018 -2019
Câu 1 (4 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Hãy quên mình để yêu thương người khác sâu sắc hơn”. Nữ sĩ Quỳnh Dao trong một bài tản văn có nói: “Chỉ khi nào bạn biết tôn trọng và yêu thương chính mình thì bạn mới thực sự biết yêu thương và tôn trọng người khác.”
Hãy nêu suy nghĩ anh chị về ý kiến trên.
Câu 2: (6 điểm)
“Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật”. (Dẫn theo LLVH, Hà Minh Đức (cb), NXB GD, tr57)
Anh/ Chị hiểu nhận định trên như thế nào? Làm sáng tỏ vấn đề bằng một số tác phẩm Thơ mới đã học.
ĐÁP ÁN
Câu 1:



Nội dung

Điểm

1

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

0.25

2

Giải thích:
- Ý kiến 1: “Hãy quên mình”: biết kìm nén, gác lại cái tôi vị kỉ để tình yêu thương ở mức độ sâu sắc hơn.
- Ý kiến 2:
+ Nhấn mạnh “tôn trọng và yêu thương chính mình” là tự đề cao, trân quý chính bản thân
+ “chỉ khi nào” khẳng định đó là cơ sở để mỗi cá nhân thực sự yêu thưng người khác, thể hiện đầy đủ, trọn vẹn bản chất của yêu thương
ð Lòng yêu thương người khác một cách sâu sắc, tình thương đối với mọi người xung quanh.
Mối quan hệ giữa hai ý kiến:
- Bổ sung cho nhau, hai cách ưng xử khác nhau cùng hướng đến lý tưởng nhân văn cao đẹp. Gợi mở con đường để mọi người có thể yêu thương người khác một cách sâu sắc
- Lời khuyên thấm thía: muốn yêu thương người khác thì trước hết hãy biết tự yêu thương, tôn trọng chính bản thân mình nhưng trong một số tình huống cụ thể cần quên mình để yêu thương người khác.

3

Lý giải vấn đề:
1. Vì sao phải biết “quên mình đi để yêu thương người khác một cách sâu sắc hơn”?
- Bởi vì:
+ Cuộc sống không thể thiếu văng tình thương, bản chất yêu thuong là san sẻ, dộ lượng, bao dung,...
+ Cái tôi cá nhân lại rất lơn khiến chúng ta không thể nghĩ đến ai khác ngoài chính mình
+ Lợi ích cá nhân luôn thiết thực hơn, hấp dẫn hơn là việc hi sinh lợi ích cá nhân để vì người khác.
- Quên mình để sống vì mọi người mới đặt lợi ích cá nhân sau lợi ích của người khác nhất là trong những hoàn cảnh khó khăn.
- Quên mình mới có thể hi sinh, nhường nhịn, cống hiến cho cuộc đời mà không vướng bận.
2. Tại sao “chỉ khi biết yêu thương quý trọng chính mình, chúng ta mới có thể yêu thương người khác một cách sâu sắc”?
- Yêu thương quý trọng chính mình là đề cao, quý trọng những giá trị tốt đẹp của mình, giữ gìn những gì tốt đẹp về mình.
- Biết yêu thương quý trọng chính mình là cơ sở hiểu thấu giá trị của người khác, trân trọng những gì thuộc về người khác.
- Yêu thương, trân trọng bản thân là cảm xúc chân thành nhất, là cội nguồn sinh dưỡng những tình cảm đẹp khác: bao dung, tương thân tương ái, kính trọng,...
- Khi vô cảm chúng ta sẽ có một tâm hồn chai lì, dửng dưng. Nếu có yêu thương thì chỉ là giả dối, gượng gạo,...

2

3.

Liên hệ mở rộng
- Phê phán những người sống vị kỉ, cá nhân; không trân trọng và có thái độ dửng dưng với bản thân.
- Quên mình để yêu thương người khác khác với việc đánh mất bản thân mình; yêu thương tôn trọng bản thân khác với sự vị kỉ.

0.5

4.

Đánh giá, rút ra bài học
- yêu thương, quý trọng bản thân để có nhiều nguồn năng lượng tích cực để yêu thương người khác tròn vẹn, sâu sắc hơn,...
- Bài học rút ra về cách ứng xử nhân văn
- Bài học nhận thức và hành động của bản thân

0.25
[TBODY] [/TBODY]
Câu 2:

Nội dung

Điểm

1

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

0.25

2

Giải thích
Cái đẹp mà văn học mang lại: là cái đẹp nghệ thuật được sáng tạo do tài năng của người nghệ sĩ. Cái đẹp trong tác phẩm văn học chủ yếu thể hiện ở nội dung tư tưởng cao cả; hình thức nghệ thuật hấp dẫn, độc đáo.
- Cái đẹp của sự thật cuộc sống: cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực; là vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người được kết tinh, chắt lọc từ hiện thực.
- Cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật: cái đẹp trong cuộc sống được nhà văn khám phá và cảm nhận ở chiều sâu tư tưởng, tình cảm để rồi khắc họa qua sự tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo; tạo nên sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; đem lại những giá trị thẩm mĩ cao đẹp...
=> Ý nghĩa khái quát: Khẳng định cái đẹp của sáng tạo nghệ thuật trong mối quan hệ với hiện thực cuộc sống và tài năng của nhà văn đối với việc khám phá sáng tạo cái đẹp.

0.5

3

Lý giải vấn đề
- Ý kiến trên đề cập đến đặc trưng của văn chương, nghệ thuật: lấy cái đẹp của hiện thực làm chất liệu, đề tài, cảm hứng sáng tác. Mọi sáng tạo nghệ thuật đều bắt nguồn từ đời sống.
- Tác phẩm văn học chỉ có thể làm rung động trái tim người đọc khi chứa đựng giá trị thẩm mỹ: khả năng văn học phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận và biết rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước vẻ đẹp đó.
- Giá trị thẩm mĩ của văn học được thể hiện ở nội dung: mang lại cho người đọc vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời, khám phá vẻ đẹp sâu xa trong nội tâm con người...
- Cái đẹp trong nghệ thuật còn thể hiện ở hình thức, được biểu đạt qua hình tượng nghệ thuật riêng biệt độc đáo, không lặp lại, sự sáng tạo các yếu tố nghệ thuật phong phú...
=> Nhận định đúng đắn, sâu sắc, khẳng định tiêu chí để đánh giá một tác phẩm văn học chân chính. Đồng thời, nhận định cũng đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác: phải phản ánh chân thật cái đẹp của cuộc sống nhưng đó không phải là cái đẹp thuần túy mà là cái đẹp chân - thiện - mĩ.

1

4

Giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu lựa chọn để phân tích.
- Lựa chọn được ít nhất hai tác phẩm Thơ mới có giá trị thẩm mỹ trong chương trình THPT đã học để làm sáng tỏ nhận định.
- Giới thiệu chung về tác giả, vị trí, giá trị… của tác phẩm.

0.25

5

Phân tích làm sáng tỏ ý kiến qua một số bài Thơ mới
5.1. Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống.

- Hiện thực đời sống được miêu tả tinh tế, gợi cảm (Có thể phân tích: Bức tranh mùa xuân tươi đẹp trong Vội vàng; Cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước trong Tràng giang; Cảnh Vĩ Dạ thơ mộng hữu tình trong Đây thôn Vĩ Dạ...)
- Bộc lộ chân thực tư tưởng, nhận thức sâu sắc của nhà thơ về cuộc sống và con người (Có thể phân tích: quan niệm về hạnh phúc, thời gian, quan điểm sống vội vàng trong thơ Xuân Diệu; ....)
- Thể hiện những tình cảm cao quý, sâu sắc của tác giả (như: tình yêu nhiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tình yêu cuộc đời và con người.... trong các bài thơ).
=> Cho thấy rõ nhận thức của nhà thơ về vai trò của cá nhân trong sáng tạo nghệ thuật.
5.2. Cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật qua sự sáng tạo phong phú của mỗi nhà thơ.
- Đề tài, thể thơ…
- Cách diễn đạt, dùng từ, hình ảnh mới mẻ, sáng tạo, độc đáo, mới lạ…
- Lời thơ giàu tính nhạc, cách ngắt nhịp linh hoạt…

3.5

6

Đánh giá
- Ý kiến đã định hướng cho người tiếp nhận các tác phẩm văn học đúng đắn, phải gắn giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học với hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.
- Nhấn mạnh tính hoàn chỉnh của cái đẹp nghệ thuật ở cả phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm văn học.

0.5
[TBODY] [/TBODY]
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
2. ĐỀ THI HSG MÔN VĂN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2018 – 2019
Câu 1: (8 điểm)
“Thành công là những gặt hái bé nhỏ hằng ngày, là những trải nghiệm hơn là đích đến.”
(Phoenix Ho, Cứ đi để lối thành đường, NXB Thế giới, năm 2016, tr 56)
Anh chị có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao?​

Câu 2: (12 điểm)
“Sáng tác có thành công hay không quyết định không phải do đề tài mới lạ, mà là do những phát hiện mới lạ sâu sắc trong những hiện tượng hết sức thông thường.”
(Giáo trình Lí luận văn học, tập I, NXB GD, 2008, tr 124)
Bằng trải nghiệm văn học em hãy bình luận về ý kiến trên.​
 
Last edited:
  • Like
Reactions: dotnatbet

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
3. ĐỀ THI HSG MÔN VĂN TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2018 – 2019

Câu 1:
(8 điểm)
Tập thơ "Có người sực tỉnh cơn mơ…", nhà thơ trẻ Nguyễn Thiên Ngân trải lòng:
“Mình cậy trẻ, dễ phá đi làm lại
Chút sai lầm, chưa sửa đã toan buông
Rồi đến lúc chẳng còn nhiều lựa chọn
Đành yên lòng chấp nhận chuyện sai hơn.”​

Từ đó đề yêu cầu thí sinh: “Hãy viết về một bài học cuộc sống mà anh/chị rút ra được từ bài thơ trên”.

Câu 2: (12 điểm)
"Đọc văn là một cách để con người mở rộng chiều kích tồn tại của mình, sống thêm nhiều cuộc đời khác thông qua những mối tương giao tinh thần với nhân loại."
(Huỳnh Như Phương, Hãy cầm lấy và đọc, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016)

Anh/ chị hiểu như thế nào là "mở rộng chiều kích tồn tại của mình, sống thêm nhiều cuộc đời khác" khi đọc tác phẩm văn chương. Bằng những trải nghiệm đọc của mình, anh/ chị hãy trình bày câu trả lời của mình.
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
4. ĐỀ THI HSG MÔN VĂN CAO BẰNG NĂM 2018 – 2019

Câu 1. (8,0 điểm)

“Phải chăng sức mạnh của tuổi trẻ là tinh thần dấn thân, nhập cuộc để hưởng tới các giá trị sống tích cực.”
Là một người trẻ tuổi, anh/chị có suy nghĩ gì về quan điểm trên?
Câu 2. (12,0 điểm)
Trong bài viết Sáng tạo cái mới trong văn học nghệ thuật, Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng:
"Điều then chốt là phải luôn sáng tạo ra cái mới... cái quý của nhà văn là sáng tạo cải mới, chứ không phải viết được nhiều".
(Văn học và thời gian - NXB Văn học, 2001 - trang 183)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một truyện ngắn đã học trong Chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông.​
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
5. ĐỀ THI HSG MÔN VĂN CẤP QUỐC GIA NĂM 2018 – 2019
Câu 1 Nghị luận xã hội (8 điểm):
“Hãy để tâm đến tiếng nói nội tâm nhỏ bé nhưng bền vững trong bạn hơn là những tiếng nói ồn ào, náo loạn từ bên ngoài”.
(John Mason – Sinh ra là một bản thể, đừng chết như một bản sao, NXB Lao động, 2017, tr 111)
Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
Câu 2 Nghị luận văn học (12 điểm):
“Rồi đây, có thể xuất hiện những cỗ máy biết viết văn, làm thơ. Lúc đó, sáng tạo văn học có còn là độc quyền của con người".
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình.​
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
6. ĐỀ THI HSG MÔN VĂN TP HÀ NỘI NĂM 2018 – 2019

Câu 1: (8 điểm)

Có một câu chuyện như sau:
“Một người thợ làm bút chì nói với cây bút vừa được làm ra: “Trước khi ngươi được mang ra thế giới bên ngoài ta có vài điều căn dặn.” Cây bút chì chăm chú lắng nghe. Ông bắt đầu nói: “Đây là những điều vô cùng quan trọng, ngươi không bao giờ được quên nếu ngươi muốn trở thành cây bút chì tốt nhất có thể.”
1. Đau đớn hết lần này đến lần khác là những gì ngươi chắc chắn sẽ trải qua. Tất cả những điều đó cần thiết để ngươi trở thành cây bút chì tốt hơn.
2. Chỉ khi ngươi có người khác sử dụng, cầm trong tay thì khi đó ngươi mới có thể làm được nhiều công việc, thậm chí là những điều vô cùng vĩ đại.
3. Đừng lo lắng về những lỗi lầm mà ngươi mắc phải, tất cả đều có thể sửa chữa được.
4. Trên mỗi bề mặt mà ngươi được dùng đến, ngươi phải để lại dấu ấn riêng của mình. Trong bất kì điều kiện làm việc nào ngươi cũng phải tiếp tục viết.
5. Những điều quan trọng nhất, tinh túy nhất và định nghĩa về ngươi là những gì nằm ẩn sâu trong lòng ngươi.
Chiếc bút cám ơn người thợ và khắc cốt ghi tâm từng lời ...”
(http.etruyen.com)​
Những điều tâm đắc nhất mà anh chị cảm nhận được từ câu chuyện trên.

Câu 2: (12 điểm)
Nhà thơ Chế Lan Viên có những suy ngẫm đầy tâm huyết:
“Người tù tử hình kia, tình cờ trong túi còn hạt gạo
Biến thành con voi dâng cho vua
Vua tha cho người có tội mà đa tài ấy.
Ồ, anh không biết biến đời anh thành tác phẩm dành cho đời
Nên đời chẳng biết lấy cớ gì để tha cho anh cả.”

(Hạt gạo, trích Chế Lan Viên toàn tập, NXB Văn học, 2002)​
Anh/chị hiểu những câu thơ trên như thế nào? Bằng những trải nghiệm văn học của mình, hãy làm sáng tỏ điều đó.
 
  • Like
Reactions: dangtiendung1201

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
7. ĐỀ THI HSG MÔN VĂN TỈNH QUẢNG NINH BẢNG A NĂM 2018 – 2019
Câu 1: (8 điểm)

Trình bày ý kiến của anh chị về ý kiến của Lep Tôn-xtôi:
Xấu hổ trước mọi người là một tình cảm tốt nhưng xấu hổ trước bản thân mình còn tốt hơn.
(Danh ngôn thế giới Đông Tây kim cổ, NXB Văn Hóa, 1999)

Câu 2: (12 điểm)
Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô động, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
(Ngữ văn 11. NXB GD)​
Anh chị hiểu và nguy nghĩ như thế nào về đoạn thơ trên. Làm sáng rõ cảm nhận qua hai đoạn thơ:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử)
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
(Tây Tiến, Quang Dũng)
 

dotnatbet

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng sáu 2018
352
301
66
Đà Nẵng
huynh ba chanh
3. ĐỀ THI HSG MÔN VĂN TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2018 – 2019

Câu 1:
(8 điểm)
Tập thơ "Có người sực tỉnh cơn mơ…", nhà thơ trẻ Nguyễn Thiên Ngân trải lòng:
“Mình cậy trẻ, dễ phá đi làm lại
Chút sai lầm, chưa sửa đã toan buông
Rồi đến lúc chẳng còn nhiều lựa chọn
Đành yên lòng chấp nhận chuyện sai hơn.”​

Từ đó đề yêu cầu thí sinh: “Hãy viết về một bài học cuộc sống mà anh/chị rút ra được từ bài thơ trên”.

Câu 2: (12 điểm)
"Đọc văn là một cách để con người mở rộng chiều kích tồn tại của mình, sống thêm nhiều cuộc đời khác thông qua những mối tương giao tinh thần với nhân loại."
(Huỳnh Như Phương, Hãy cầm lấy và đọc, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016)

Anh/ chị hiểu như thế nào là "mở rộng chiều kích tồn tại của mình, sống thêm nhiều cuộc đời khác" khi đọc tác phẩm văn chương. Bằng những trải nghiệm đọc của mình, anh/ chị hãy trình bày câu trả lời của mình.
Chị ơi !
Câu 2 chị giải dùm em đc ko ?
Chị khái quát ý 'mở rộng chiều kích tồn tại của mình ' . Phải chăng ý của câu trên là : khả năng cảm thụ và là cách để mình tăng thêm vốn hiểu biết ?
Chị ơi ,giải dùm em :Rabbit66:Rabbit66:Rabbit66
 
  • Like
Reactions: xuanle17

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
Chị ơi !
Câu 2 chị giải dùm em đc ko ?
Chị khái quát ý 'mở rộng chiều kích tồn tại của mình ' . Phải chăng ý của câu trên là : khả năng cảm thụ và là cách để mình tăng thêm vốn hiểu biết ?
Chị ơi ,giải dùm em :Rabbit66:Rabbit66:Rabbit66
Câu 2 này đề cập đến việc tiếp nhận tác phẩm của người đọc. Đọc tác phẩm là mở rộng chân trời của văn bản và đưa nó vào mỗi quan hệ mới giữa bối cảnh tâm lí và người tiếp nhận, cả người đọc và tác phẩm đều có sự hưởng lợi từ mối quan hệ đó. Đọc là khám phá, sáng tạo nên tác phẩm và cũng đồng thời là khám phá, sáng tạo nên chính bản thân mình. "chiều kích" mà nhà văn nhắc đến phải chăng là chiều sâu, chiều rộng của tâm hồn con người khi tiếp cận với thơ văn. Nhờ thơ văn mà con người thể hiện được những trạng thái mông lung, đặc biệt, khác thường của mình để người đọc có thể mở rộng nhân sinh quan nhỏ bé.
Không biết e đã hiểu vấn đề chưa nhỉ?
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
8. ĐỀ THI HSG MÔN VĂN LỚP 12 TỈNH BẮC GIANG 2018 – 2019

I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

MIỀN HẠNH PHÚC
Cậu đã từng tới Miền Hạnh Phúc?
Nơi tất cả hạnh phúc suốt cả ngày
Nơi họ làm trò và ca hát mê say,
Về tất thảy những điều tột cùng hạnh phúc,
Và nơi tràn ngập niềm vui rộn rã?
Có ai không hạnh phúc trong Hạnh phúc đâu nào,
Chỉ những tiếng cười và nụ cười muôn ngả.
Tôi đã từng tới Miền Hạnh Phúc rồi, nên có thể nói ra sao...
Tẻ ngắt!
(Trích Tận cùng nơi lối đi này, Thơ và họa của Shel Silverstein, Nhã Thuyên dịch, trang 143, CTCP sách Alpha, 2016)
1. Chỉ ra đặc điểm nổi bật trong cấu trúc của bài thơ.
2. Miền Hạnh Phúc trong bài thơ ban đầu được miêu tả như thế nào?
3. Theo anh/ chị, tại sao khi tới sống ở Miền Hạnh Phúc, nhân vật Tôi lại cảm thấy Tẻ ngắt!
4. Anh/ chị có tin Miền Hạnh Phúc được nói tới trong bài thơ là thật? Tại sao?

II. PHẦN LÀM VĂN (15 điểm)
Câu 1: (5 điểm)

Từ thông điệp nhà thơ Shel Silverstein gửi gắm trong bài thơ Miền Hạnh Phúc, anh/ chị hãy viết một bài văn khoảng 400 từ trình bày quan điểm của mình về chủ đề HẠNH PHÚC.​
Câu 2: (10 điểm)
Nhà văn Tô Hoài cho rằng: Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời.
Anh/ chị hiểu ý kiến này như thế nào? Hãy làm rõ những hiểu biết của mình qua việc cảm nhận sự chấp nhận cuộc sống “lùi lũi như con rùa nuôi xó cửa” của Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) và sự “cam chịu đầy nhẫn nhục” đến mức “không thể nào hiểu nổi” của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).​
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
9. ĐỀ THI HSG MÔN VĂN CẤP THPT CẤP TỈNH VĨNH LONG 2018 – 2019

Câu 1: (8 điểm)

Cái giá của im lặng.

Câu 2: (12 điểm)
Tác giả Huỳnh Trọng Khang chia sẻ:​
“Tôi cũng không thích khi đọc một tờ báo phỏng vấn một tác giả trẻ thì anh ta luôn nói rằng: tôi đến với văn chương như là một cuộc chơi. Sau đó, có vẻ hơi hố, anh ta sẽ nói thêm: nhưng mà nghề chơi cũng lắm công phu. Xem văn chương là một cuộc chơi là cách nói làm nhẹ trách nhiệm của ngòi bút.”
(Theo Sứ mệnh trên vai Cây bút trẻ, www.vnca.cand.com.vn, 1/7/2017)​
Bằng trải nghiệm văn học, qua một tác phẩm thơ và một tác phẩm văn xuôi, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về quan niệm văn chương được tác giả đề cập trong phát biểu trên.​
 
  • Like
Reactions: Ly na1807

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
10. ĐỀ THI CHỌN HSG MÔN VĂN TỈNH QUẢNG BÌNH 2018 – 2019

Câu 1: (4 điểm)

Những ngày gần đây, dư luận cả nước xôn xao thông tin một ca sĩ phạm tội ác nghiêm trọng do sử dụng chất kích thích. trên mạng xã hội, người ta luôn thấy một nam ca sĩ cá tính, lối sống trong sáng, hát những bản nhạc ca ngợi về tình yêu.

Trước đó không lâu, độc giả đã từng ngỡ ngàng khi một cặp vợ chồng nổi tiếng trong giới giải trí đột ngột chia tay với những lời tố cáo, vạch tội lẫn nhau. Trong khi trên mạng xã hội, họ luôn khoe những bức ảnh hạnh phúc và những lời khuyên về cách giữ lửa cho gia đình.

N. T. P là một nam sinh trẻ, bạn bè trên mạng xã hội của P đều rất ngưỡng mộ cậu. Một chàng trai trẻ có vẻ ngoài trưởng thành, có tiền đồ, đồ có tri thức. Sự ngưỡng mộ đó hẳng còn kéo dài nếu P không bị bắt gặp thường xuyên tụ tập với một nhóm du côn chuyên đi đòi nợ thuê và sử dụng chất gây nghiện. Các thông tin cá nhân P công khai hoàn toàn sai sự thật.
(Nguồn Internet)​
Từ những trích dẫn trên anh chị hãy viết một bài văn ngắn nêu lên suy nghĩ của mình về hiện tượng nhân cách giả của một số bạn trẻ trên mạng xã hội hiện nay​

Câu 2 (6 điểm)

Bàn về nhà văn, Nguyễn Minh Châu quan niệm:​
“Viết văn là đem đến cho tâm hồn người ta đồng thời sự yên ổn và không yên ổn, cùng một lúc vừa cởi giải vừa gây băn khoăn thắc mắc.”
Anh chị hãy bình luận ý kiến trên.​
 
  • Like
Reactions: Hà Chi0503

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
11. ĐỀ THI HSG MÔN VĂN THPT TỈNH QUẢNG NAM 2018 – 2019

Câu 1: (8 điểm)

Hạnh phúc
đôi khi như lá
xanh trong nắng dội mưa tràn

Hạnh phúc
đôi khi như quả
thơm trong im lặng, dịu dàng

Hạnh phúc đôi khi như sông
Vô tư trôi về biển cả
Chẳng cần biết mình
Đầy vơi.
( Hạnh phúc đôi khi – Nguyễn Loan, Tạp chí Sông Hương số 336)
Theo ý Nguyễn Loan, hạnh phúc là gì? Chia sẻ quan niệm của anh chị về hạnh phúc khi bản thân sắp sửa từ cổng trường bước ra cuộc đời.
Câu 2: (12 điểm)
“Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập.”
(Mác- xen Prút)​
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy cảm nhận những thế giới khác do người nghệ sĩ tạo ra qua hệ thống thi ảnh độc đáo trong Tây Tiến (Quang Dũng) và Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo).​
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
12. ĐỀ THI HSG MÔN VĂN(11) THPT TỈNH LẠNG SƠN 2018 – 2019

Câu 1: (8 điểm)

“Những giọt sương lặn vào lá cỏ
Qua nắng gắt, qua bão tố
Vẫn giữ được cái mát lành đầy sức mạnh
Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương...”
(Trích Sự bùng nổ của mùa xuân – Thanh Thảo)
Từ hình ảnh “giọt sương”, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của con người trong cuộc sống.​
Câu 2: (12 điểm)
Nhà văn Thạch Lam cho rằng: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, nhìn cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người đọc một bài học trong nhìn và thưởng thức.”

Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích nhân vật Viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để thấy sự “phát hiện ra cái đẹp” cũng như “bài học trong nhìn và thưởng thức” mà tác giả gửi gắm.​
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
13. ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG MÔN VĂN TỈNH HÒA BÌNH 2018 – 2019
Câu 1: (8 điểm)
Vì “con người không tự thấy được gương mặt của chính mình” (Yasumari Kawabata)…
Anh/ chị hãy hoàn thiện mệnh đề bằng một bài văn nghị luận xã hội.
Câu 2: (12 điểm)
“Thơ là chưa bay mà đã đến
Là đang yêu bỗng giã từ
Là ba chữ thôi mà là bể, là giếng
Là kho vàng biểu hiện,
Là hoa sen cười nửa miệng
Mà Chân Như”
(Trích Quan niệm thơ – Chế Lan Viên, tr 217, NXB Kim Đồng 2007)​
Bằng tri thức và trải nghiệm văn học anh chị hãy bình luận quan niệm trên.​
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
14. ĐỀ THI HSG MÔN VĂN CẤP TỈNH TUYÊN QUANG 2018 – 2019

Câu 1: (8 điểm)

Ra-bin-đra-nát Targo cho rằng:
“Cõi đời hôn lên hồn tôi nỗi đau thương
Và đòi tôi đáp lại bằng lời ca tiếng hát”.
Suy nghĩ của em về quan niệm sống trên.
Câu 2: (12 điểm)
“Nghệ thuật là sự vươn tới, hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”.
(Nguyên Ngọc, Báo văn nghệ số 31/10/1987)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày suy nghĩ của mình dựa trên hiểu biết về truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và “Đời thừa” của Nam Cao.​
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
15. ĐỀ THI HSG VĂN HÓA MÔN VĂN LỚP 12 TỈNH QUẢNG TRỊ 2018 – 2019

Câu 1: (8 điểm)
Văn hào Đức W. Gơt từng nói: “Sứ mệnh con người là sống chứ không phải tồn tại.
Trình bày ý nghĩ anh chị về quan điểm sống trên.​

Câu 2: (12 điểm)

Sinh thời nhà văn Vũ Trọng Phụng từng bày tỏ mong muốn: “Tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Còn Mạc Ngôn – nhà văn người Trung Quốc trong Diễn từ Nô ben lại cho rằng: “Văn chương cần phải hư cấu, tưởng tượng.”
Hãy bình luận và làm sáng tỏ các ý kiến qua việc phân tích ít nhất hai tác phẩm văn xuôi tiêu biểu mà anh chị đã được học hoặc đọc thêm.​
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
16. ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG MÔN VĂN TỈNH THANH HÓA 2018 – 2019

Câu 1: (8 điểm)
Đọc câu chuyện sau:
Chuyện kể rằng, có một vòng tròn rất hoàn mĩ. Nó rất tự hào về thân hình tròn trĩnh đến từng milimet của mình. Thế nhưng trong một buổi sáng thức dậy, nó thấy mình bị lạc mất đi một góc lớn hình tam giác. Buồn bực, vòng tròn ta đi tìm mãnh vỡ đó. Vì không còn hoàn hảo nên nó lăn rất chậm. Nó bắt đầu ngợi khen những bông hoa dại đang tỏa sắc bên đường, nó đùa trong nắng mặt trời, tâm tình cũng sâu bọ... Một ngày kia nó tìm được một mảnh hoàn toàn vừa khít và ghép vào. Nó lăn đi và nhận ra mình đang lăn quá nhanh. Đến nỗi, không kịp nhận ra những bông hoa đang cố mỉm cười với nó. Vòng tròn thấy rằng, cuộc sống khác hẳn đi khi nó lăn quá nhanh. Nó dừng lại, đặt mảnh vỡ trên đường rồi chầm chậm lăn đi.​
Suy nghĩ về bài học sâu sắc nhất mà anh chị rút ra từ câu chuyện trên.

Câu 2: (12 điểm)
Anatole France, nhà thơ Pháp đạt giải Nobel Văn học năm 1921 cho rằng:
“Thơ hay cũng giống như một sự ghép nối với những phần rung động trong bản thể của chúng ta.”
Bằng những trải nghiệm về thơ ca, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.​
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
17. ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG MÔN VĂN TỈNH NINH BÌNH 2018 – 2019

Câu 1: (8 điểm)

Nhà bác học lắc đầu: Nhà thơ đau khổ
Nhà báo, nhà văn hết sức cảm thương
Rằng mực nước biển Caxpie cứ rút
Biển cứ cạn dần. Biển sắp gặp tai ương!
Tôi cứ nghĩ, đôi khi, rằng đời người quá ngắn
Để rồi lo biển cạn đến bao giờ!
Cái nông cạn hồn người đang sống
Đã báo động cho người thực sự biết lo chưa?

(Raxun Gamzatop – Ddaghexxtan của tôi, quyển 2, tr73, NXB Cầu vồng, 1984)​
Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ anh chị về ý nghĩa triết lí của đoạn thơ trên.
Câu 2: (12 điểm)
L. Phoiơbắc khẳng định: “Nghệ thuật không đòi hỏi tác phẩm của nó như là hiện thực” và có ý kiến cho rằng: “Phải chăng sáng tác văn học là sự hồi đáp?”​
Anh/ chị hiểu những ý kiến trên như thế nào? Bằng những hiểu biết về văn học hãy làm rõ điều đó.​
 
Top Bottom