Vật lí 10 Bài tập rơi tự do

tinhthobinh

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng sáu 2017
187
49
59
Bình Định
số 3 An Nhơn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 15: Một hòn bi được ném thẳng đứng lên cao từ độ cao 1,6m so với mặt đất. Độ cao cực đại vật đạt
được so với mặt đất là 2,4m. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10m/s 2. Chọn mốc tính thế năng tại vị trí
vật có độ cao cực đại.
a) Tìm vận tốc ném .
b) Tìm vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất.
c) Giả sử sau khi vừa chạm đất vật lún sâu thêm được một đoạn 5cm. Tính công của lực cản và giá trị của
lực cản do đất tác dụng lên vật. Biết m = 200g.
d) Nếu có lực cản của không khí là 5N tác dụng thì độ cao cực đại so với mạt đất mà vật lên được là bao
nhiêu? Với m = 200g.
 

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Bài 15: Một hòn bi được ném thẳng đứng lên cao từ độ cao 1,6m so với mặt đất. Độ cao cực đại vật đạt
được so với mặt đất là 2,4m. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10m/s 2. Chọn mốc tính thế năng tại vị trí
vật có độ cao cực đại.
a) Tìm vận tốc ném .
b) Tìm vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất.
c) Giả sử sau khi vừa chạm đất vật lún sâu thêm được một đoạn 5cm. Tính công của lực cản và giá trị của
lực cản do đất tác dụng lên vật. Biết m = 200g.
d) Nếu có lực cản của không khí là 5N tác dụng thì độ cao cực đại so với mạt đất mà vật lên được là bao
nhiêu? Với m = 200g.
a) Cơ năng của vật tại vị trí vật đạt độ cao cực đại; [tex]W_{1}=0 (J)[/tex]
Cơ năng của vật tại vị trí ném: [tex]W_{2}=\frac{mv^{2}}{2}-mgh_{1}[/tex]
Với [tex]h_{1}=h-h'=2,4-1,6=0,8 (m)[/tex]
Bảo toàn cơ năng, ta được: [tex]\frac{mv^{2}}{2}=mgh_{1}\Rightarrow v=\sqrt{2gh_{1}}=4(m/s)[/tex]
b) Cơ năng của vật trước khi chạm đất: [tex]W_{3}=\frac{mv_{1}^{2}}{2}-mgh[/tex]
Bảo toàn cơ năng: [tex]W_{1}=W_{3}\Leftrightarrow 0=\frac{mv_{1}^{2}}{2}-mgh[/tex]
[tex]\Rightarrow v_{1}=\sqrt{2gh}=4\sqrt{3}[/tex]
c)Cơ năng của vật lúc [tex]v_{2}=0(m/s)[/tex] : [tex]W_{4}=-mgh_{2}[/tex]
Với [tex]h_{2}=2,4+0,05=2,45(m)[/tex]
Công lực cản của đất: [tex]A_{1}=W_{4}-W_{3}=-mgh_{2}-0=-200.10.2,45=-4900(J)[/tex]
Độ lớn lực cản của đất: F=[tex]\frac{A}{s}=\frac{-4900}{0,05}=-98000(N)[/tex]
câu d làm theo câu c gọi độ cao đó là h3 xong tính công là được h3
 
Last edited:
Top Bottom