Văn 7 văn nghị luận

Lê Khánh Chi

Tài năng đoàn viên
Thành viên
18 Tháng mười một 2017
482
311
101
18
Lâm Đồng
Trường .......
viết bài văn nghị luận về việc nói dối là có hại
Mong mọi người giúp đỡ , em hk môn này hơi kém
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã từng nói rằng: “Bất cứ sự dối giá nào cũng đều phải trả giá cả, làm sao khác được”. Trong cuộc sống, chúng ta yêu mến và đề cao sự trung thực bao nhiêu thì căm ghét và phê phán sự giả dối bấy nhiêu. Nói dối chính là một trong những tật xấu cố hữu của con người. Chẳng ai trong chúng ta có thể khẳng định: tôi chưa từng nói dối. Tuy nhiên, những hậu quả của nó thì không mấy ai có thể nhận thức hết được.

Nói dối là nói ra những lời không thật lòng, không trung thực hay tự bịa ra một sự việc, một câu chuyện nào đó. Những lời nói dối dù là vô tình hay cố ý đều gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, mà trước nhất đó chính là bản thân người nói dối, cụ thể hơn là nhân cách, uy tín của họ.

Nói dối gây mất niềm tin giữa người với người, phá hỏng hoặc làm xấu đi các mối quan hệ. Nhân cách của người nói dối trong mắt người khác cũng trở nên méo mó, dị dạng. Những lời nói dối ban đầu có thể đánh lừa người khác nhưng cái kim trong bọc lâu ngày rồi sẽ lộ ra, đến lúc ấy, chả những lời nói dối của bạn mà toàn bộ con người bạn cũng sẽ bị nghi ngờ. Lại có những người thường xuyên nói dối, nói dối đã trở thành thói quen của họ. Niềm tin mà người khác dành cho họ đã không còn nguyên vẹn như lúc đầu nữa, khi mà nó đã bị những lời nói dối xen vào và hủy hoại. Chắc ai cũng đã từng nghe câu chuyện ngụ ngôn về chú bé chăn cừu. Vì buồn chán, cậu thường trêu mọi người bằng cách hô to lên rằng có sói tấn công cừu. Tưởng rằng có sói đến thật, những người nông dân làm ở gần đấy vội vã chạy đến giúp cậu đuổi sói. Cậu lừa được mọi người lần một, rồi lần hai. Đến lần thứ ba, cũng là lần sói thực sự xuất hiện, cậu gắng sức gọi mọi người đến giúp nhưng ai cũng cho là trò đùa như những lần trước nên chẳng một ai giúp cậu đuổi sói. Kết quả thì như chúng ta đã biết, đàn cừu của cậu bị sói xơi sạch.

Khác với những lời nói dối vô hại, có những người nói dối để đánh lừa người khác, nhằm đạt được mục đích của mình. Trong học hành, thi cử, người học sinh muốn đạt điểm cao thì phải lừa thầy dối bạn bằng cách quay cóp, chép phao thi. Trong kinh doanh, muốn có lợi nhuận cao thì người sản xuất lừa dối người tiêu dùng bằng cách bán cho họ những sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái. Nói dối trong những trường hợp trên đều để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Với người học sinh thì bị xấu đi về đạo đức, nhân cách. Với người kinh doanh thì bị mất niềm tin, uy tín.

Nói dối bao giờ cũng là không nên, nhưng trong một số trường hợp, nói dối không hẳn là xấu hoàn toàn. Ví dụ như một bác sĩ nói dối bệnh nhân về tình hình sức khỏe của họ để họ có thể lạc quan, yêu đời hơn. Một người mẹ nói dối để tránh cho con trẻ phải đối mặt với sự thật phũ phàng, hủy hoại đi sự ngây thơ, trong trắng của chúng. Lời nói dối trong những trường hợp khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, để duy trì mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài, chúng ta nên tránh nói dối hết mức có thể.

Nhà phật có câu: “Người nói dối cũng giống như nước rửa chân không thể dùng uống được”. Những lời nói không chỉ hại người mà còn hại chính mình. Nói dối không bao giờ mang lại kết quả gì tốt đẹp, chỉ khi ta thành thật với nhau và với chính mình mới có thể thực sự bình an trong tâm hồn.

Việc nói dối trong đa số các trường hợp đều không tốt và thường nói dối vì những mục đích nào đó để đánh lừa người quen. Mặc dù đôi khi nói dối cũng tốt kể cả cho người nói và người nghe, nhưng đa số các trường hợp nói dối không tốt gây 1 tâm lý nặng trĩu khi luôn phải suy nghĩ mình nói dối sao để ứng phó lại làm tâm hồn không được nhẹ nhàng. Vì thế các bạn nên hạn chế nói dối mà hãy nói thẳng. Thà mất lòng trước được lòng sau còn hơn
Đây là một ví dụ tham khảo, chủ yếu, bạn phải nêu được rõ: nói dối, giả dối là gì?
biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp..
Mỗi phần cần phát triển thêm luận cứ, ví dụ, lí lẽ để bài làm thuyết phục hơn
Chúc bạn học tốt!!!!
 

Lê Khánh Chi

Tài năng đoàn viên
Thành viên
18 Tháng mười một 2017
482
311
101
18
Lâm Đồng
Trường .......
Cụ thể thì nó như thế này:
  • Mở bài:
Nói dối, giả dối là một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, hiện tượng này ngày càng trở nên trầm trọng. Nói dối, làm giả gây ra nhiều biến đổi mạnh mẽ trong đời sống xã hội ở nước ta. Căn bệnh nói dối, làm giả đang trở thành mọt vấn nạn của xã hội.
  • Thân bài:
Nói dối, giả dối là gì?

Có nhiều định nghĩa khác nhau về nói dối, giả dối. Về cơ bản, nói dối là chủ tâm nói không thật, không đúng với sự thật nhằm che giấu sự thật hoặc mưu cầu một lợi ích nào đó. Cùng nghĩa với nói dối có các từ ngữ khác cũng được sử dụng phổ biến như: nói điêu, nói xạo, nói khoát, nói láo,…
Đôi khi, nói dối chỉ là một hành động tế nhị, nói tránh sự thật để không gây đau lòng, tránh xúc phạm, để cứu người khác. Lúc này, nói dối trở thành một hành động cần thiết. Tuy nhiên, đó chỉ nên xem là ứng xử bất đắc dĩ trong tình thế mà thôi.
Biểu hiện của căn bệnh nói dối, giả dối:

Xét dưới góc độ thời gian có ba hình thức nói dối. Thứ nhất là kể không đúng sự thật đã diễn ra. Thứ hai là tường thuật không đúng sự thật. Thứ ba là dự báo không đúng sự thật. Xét dưới góc độ nội dung sự việc có 4 hình thức nói dối: vọng ngữ, nói nước đôi, nói lời hung ác, thêu dệt sự thật.
Ngày nay, hiện tượng nói dối, lừa gặt, làm giả sản phẩm nhằm thu lợi về bản thần ngày càng trở nên phổ biến. Trong buôn bán, hàng giả hàng nhái vốn tràn lan trong đời sống. Vì lợi ích mà người sản xuất bất chấp thủ đoạn, sằn sàng lừa dối người khác. Lòng trung thực bị xem thường. Thái độ tôn trọng và niềm tin trong buôn bán cũng dần mai một.
Con người sẵn sàng lừa dối nhau vì vật chất hoặc tình cảm. Ban đầu chỉ là một vài trường hợp lẻ tẻ. Giờ đây, nó gần như trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội.
Trong trường học, ngày càng có nhiều học sinh nói dối, gian lận trong học tập. Khi sảy ra sai lầm, học sinh tìm mọi cách tránh né, bịa ra lí do nhằm tránh bị nhắc nhỏ, kỉ luật.
Nguyên nhân làm nảy sinh hiện tượng nói dối, làm giả trong xã hội:

Trước hết, nói dối xuất phát từ đời sống văn hóa thuần nông cử nước ta. Lúc ban đầu nói dối để làm vui, trêu đùa nhau. Đọc truyện Trạng Quỳnh chúng ta thấy rõ bản chất này. Việc nói dối để giải quyết tình huống được đề cao như một trí tuệ dân gian. Từ đó ảnh hưởng sâu rộng vào đời sống con người. Nói dối được xem như một sự khôn khéo trong ứng xử.
Do lối ứng xử cả nể, một vừa hai phải, tránh va chậm nhau của người Việt nhằm xây dựng một cộng đồng hài hòa, bền chặt. Lối ứng xử này chỉ phù hợp với một tổ chức làng xã nhỏ trước đây. Ngày nay, trước xu thế mở rộng hợp tác, lối ứng xử này gây nên không ít khó khăn trong đời sống xã hội.
Việc nói dối bị lạm dụng bởi nhiều kẻ cơ hội, mưu cầu danh lợi cho bản thân. Không ít người sẵn sàng làm chứng gian cho nhau, hoặc ngậm miệng cho qua mọi chuyện để cầu toàn, hưởng lợi… Vì thế giả dối luôn song hành với tâm lý xấu che, tốt khoe và sợ sự thật. Trong các quan hệ ứng xử, một khi người ta thiếu lòng tự trọng và sợ sự thật, thì đó là lúc sự giả dối phát tác và bắt đầu gây hại.
Giáo dục cũng không chú trọng vào việc rèn luyện tư cách cho con người. Những bài học lí thuyết trở nên nhàm chán. Việc thực hành đạo đức ở trường học không được tiến hành mạnh mẽ. Thầy cô giáo thiếu gương mẫu hoặc suy thoái đạo đức trầm trọng. Từ đó tạo ra tấm gương xấu khiến học sinh không còn kính trọng.
Hậu quả nghiêm trọng của việc nói dối, làm giả:

Nói dối, làm giả làm suy giảm lòng tin giữa con người với con người.
Nói dối, làm giả gây nên những mâu thuẫn trong xã hội. Thậm chí là những xung đột kịch liệt, để lại hậu quả đáng tiếc.
Hiện tượng nói dối, làm giả gây mất trật tự anh ninh, là một trong những nguyên nhân gây ra tệ nạn xã hội. Việc làm hàng giả gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng nền kinh tế đất nước.
Người nói dối, giả dối không được người khác tôn trọng và bị pháp luật trừng trị khi xâm phạm đến lợi ích của người khác.
Nói dối, làm giả nêu gương xấu đối với người khác, nhất là đối với giới trẻ.
Giải pháp khắc phục hiện tượng nói dối, làm giả:

Trên đời này, có những lời nói dối là cần thiết, thế nhưng đa phần là sự nực cười, là lỗi lầm và sai trái. Con người ta không ai muốn bị lừa dối. Và không ai muốn tha thứ dễ dàng cho kẻ lừa dối mình. Vì thế hãy chân thật với người khác cũng như với chính bản thân mình để không đổi lại sự hối hận về sau.
Tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách, nhân phẩm cho học sinh trong trường học. Tăng cường rèn luyện con người có phẩm chất tốt đẹp, tri thức vững vàng và tự tin trong cuộc sống. Chỉ có giáo dục mới có thể giúp con người nhận thức được bản chất của cuộc sống là phải sống tốt đẹp.
Trong gia đình, người lớn phải gương mẫu. Không nên nói dối trước mặt con cái hay giả dối trong lời nói và công việc. Bởi con cái thường hay học hỏi và làm theo cha mẹ. Gia đình cũng cần đề cao văn hóa ứng xử, đề cao lễ nghĩa, xây dựng truyền thống gia đình tốt đẹp. Văn hóa và truyền thống gia đình có ý nghĩa quyết định nhân cách và lối sống của mỗi con người.
Xây dựng lối sống trong sạch, lành mạnh trong cộng đồng. Tuyên dương cái tốt đẹp, phê phán và bài trừ cái xấu, cái ác. Pháp luật nghiêm minh. Việc xử phạt phải công bằng, triệt để, thể hiện sức mạnh của công lí và chính nghĩa.
Trước sự thay đổi lớn của thời đại, chúng ta cũng cần xây dựng những chuẩn mực mới phù hợp và tiến bộ. Cần đưa ra những bộ quy chuẩn cho từng lĩnh vực trong đời sống. Căn cứ vào đó mà điều chỉnh hành vi con người.
Cần thực hiện công bằng xã hội để tăng cường niềm tin trong nhân dân. Chỉ có lòng tin tương mới giú con người không lừa dối, không gian lận.
Nâng cao cuộc sống, khuyến khích và đề cao lòng tốt, tình thương trong xã hội. Đồng thời nghiêm trị những trường hợp vi phạm để làm gương cho người khác.
  • Kết bài:
Giả dối trong đời sống là một căn bệnh nguy hại. không những gây ra mâu thuẫn, xung đột xã hội mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng cho người khác. Một xã hội văn minh, tiến bộ là một xã hội không có sự giả dối, không ai muốn giả dối. Dối trá luôn mang lại kết quả tai hại. Dối trá là hành động của kẻ ngu xuẩn không đủ can đảm trước sự thật.
Đây là mk tham khảo luôn, nhưng với trình độ lớp 7 thì ko cần viết như thế náy, chỉ là tham khảo thôi bạn nhé!!!
 
  • Like
Reactions: Lai Mai Trang

tham1811

Học sinh
Thành viên
25 Tháng hai 2019
135
88
36
24
Quảng Bình
Đại học sư phạm Huế
1.Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận đó là Nói dối có hại
2. Thân bài
- Giải thích
Nói dối là gì? Đó là 1 thói quen 1 hành động của con ngừoi thể hiện sự thiếu thành thật, thiếu trung thực trong khi nói hay thể hiện một điều gì đó. Trong nhiều trường hợp nó trở thành một thói quen xấu, thậm chí là ảnh hưởng tới mọi ngừoi xung quanh.
- Biểu hiện ( phần này em cho dẫn chứng vào nhé)
+ Đối với cá nhân mỗi người: chắc hẳn trong mỗi chúng ta ít nhiều ai cũng đã có đôi lần nói dối: nói dối mẹ về một điều gì đó ngây ngô thời thơ dại, nói dối bạn bè thầy cô vì sợ bị la bị mắng,...
+ Ở trường, lớp: Nói dối đơn giản là gian lận trong thi cử, trốn học,... Biện lí do Nói dối thầy cô khi chưa làm bài tập,vv
+ Ngoài xã hội: Con người ta nói dối nhau trong nhiều việc nhằm vụ lợi cho bản thân, điều đó đã làm hạ thấp uy tín của con ngừơi rất nhiều: tiêu biểu đó là hiện tượng lừa lọc chiếm đoạt tài sản, lợi dụng bỏ thuốc mê để thực hiện các hành vi xấu,...
-Vậy thì nói dối không tốt như thế nào?
+ nó làm hạ mất uy tín của bản thân
Chúng ta có lẽ ai cũng từng nghe tới câu chuyện của một chú bé chăn cừu vì muốn trêu chọc mọi người nên đã nói dối rằng có sói. Sau nhiều lần như vậy thì mọi người bắt đầu không còn tin tưởng chú nữa. Điều đó đã dần tới hậu quả đáng buồn là khi có bầy sói thật tới thì không còn ai tin vào những tiếng kêu giúp của chú nữa.
+ ảnh hưởng tới bản thân, gia đình và xã hội
+ sẽ không đựoc mọi ngừoi yêu quý, tin tưởng
+ làm xấu đi bộ mặt của xã hội
+ nhân cách đạo đức của con ngừoi bị hạ thấp,...
Lấy thêm 1 vài dẫn chứng cụ thể nhé
- Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân trước tiên có thể là do thói quen nhưng thói quen này có thể bỏ được
Nó còn do bản tính của mỗi người ích kỉ chỉ nghỉ lợi ích của bản thân
Đó là những con ngừoi kém hiểu biết,....
- Bàn luận mở rộng vấn đề
Tuy nhiên ngoài những hành vi nói xấu là không tốt thì vẫn còn những trường hợp cần nói dối và nói dối cũng đem lại những lợi ích
Dẫn chứng : - Bác sĩ nói dối bệnh tình của bệnh nhân
- Nói dối vì sợ người khác buồn lòng
- Nói dối để chọc đùa cho vui không ảnh hưởng tới ai thì đó cũng không đem lại hậu quả xấu ( diễn giải dẫn chứng ra nhé)
Và trong cuộc sống ta cũng cần biết nói dối đúng lúc đúng cách,...
- Bài học hành động thiết thực cho bản thân
+ không nên nói dối
+ biết cách nói dối đúng nơi đúng lúc,....
3. Kết bài
 
  • Like
Reactions: Lai Mai Trang

Lai Mai Trang

Học sinh
Thành viên
28 Tháng hai 2019
66
97
46
17
Thanh Hóa
thcs nguyen du
1.Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận đó là Nói dối có hại
2. Thân bài
- Giải thích
Nói dối là gì? Đó là 1 thói quen 1 hành động của con ngừoi thể hiện sự thiếu thành thật, thiếu trung thực trong khi nói hay thể hiện một điều gì đó. Trong nhiều trường hợp nó trở thành một thói quen xấu, thậm chí là ảnh hưởng tới mọi ngừoi xung quanh.
- Biểu hiện ( phần này em cho dẫn chứng vào nhé)
+ Đối với cá nhân mỗi người: chắc hẳn trong mỗi chúng ta ít nhiều ai cũng đã có đôi lần nói dối: nói dối mẹ về một điều gì đó ngây ngô thời thơ dại, nói dối bạn bè thầy cô vì sợ bị la bị mắng,...
+ Ở trường, lớp: Nói dối đơn giản là gian lận trong thi cử, trốn học,... Biện lí do Nói dối thầy cô khi chưa làm bài tập,vv
+ Ngoài xã hội: Con người ta nói dối nhau trong nhiều việc nhằm vụ lợi cho bản thân, điều đó đã làm hạ thấp uy tín của con ngừơi rất nhiều: tiêu biểu đó là hiện tượng lừa lọc chiếm đoạt tài sản, lợi dụng bỏ thuốc mê để thực hiện các hành vi xấu,...
-Vậy thì nói dối không tốt như thế nào?
+ nó làm hạ mất uy tín của bản thân
Chúng ta có lẽ ai cũng từng nghe tới câu chuyện của một chú bé chăn cừu vì muốn trêu chọc mọi người nên đã nói dối rằng có sói. Sau nhiều lần như vậy thì mọi người bắt đầu không còn tin tưởng chú nữa. Điều đó đã dần tới hậu quả đáng buồn là khi có bầy sói thật tới thì không còn ai tin vào những tiếng kêu giúp của chú nữa.
+ ảnh hưởng tới bản thân, gia đình và xã hội
+ sẽ không đựoc mọi ngừoi yêu quý, tin tưởng
+ làm xấu đi bộ mặt của xã hội
+ nhân cách đạo đức của con ngừoi bị hạ thấp,...
Lấy thêm 1 vài dẫn chứng cụ thể nhé
- Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân trước tiên có thể là do thói quen nhưng thói quen này có thể bỏ được
Nó còn do bản tính của mỗi người ích kỉ chỉ nghỉ lợi ích của bản thân
Đó là những con ngừoi kém hiểu biết,....
- Bàn luận mở rộng vấn đề
Tuy nhiên ngoài những hành vi nói xấu là không tốt thì vẫn còn những trường hợp cần nói dối và nói dối cũng đem lại những lợi ích
Dẫn chứng : - Bác sĩ nói dối bệnh tình của bệnh nhân
- Nói dối vì sợ người khác buồn lòng
- Nói dối để chọc đùa cho vui không ảnh hưởng tới ai thì đó cũng không đem lại hậu quả xấu ( diễn giải dẫn chứng ra nhé)
Và trong cuộc sống ta cũng cần biết nói dối đúng lúc đúng cách,...
- Bài học hành động thiết thực cho bản thân
+ không nên nói dối
+ biết cách nói dối đúng nơi đúng lúc,....
3. Kết bài

em cảm ơn chị rất nhiều về bài viết nhé!!!
 
Top Bottom