Văn 10 Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên người nghệ sĩ

Bill Ken

Học sinh
Thành viên
10 Tháng bảy 2017
24
1
21
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một nhà văn Pháp đã viết: "Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên người nghệ sĩ", bằng việc phân tích đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ", hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Mọi người giúp mình với ạ@@ Câu kia mìng không biết phải phân tích ntn
 
Last edited by a moderator:

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Một nhà văn Pháp đã viết: "Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên người nghệ sĩ", bằng việc phân tích đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ", hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Mọi người giúp mình với ạ@@ Câu kia mìng không biết phải phân tích ntn
Dàn ý chi tiết
*Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận
*Thân bài:
Giải thích ý kiến:
“Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ”: nghệ thuật ở đây có thể hiểu là những yếu tố hình thức tạo nên nét đặc trưng riêng cho bài thơ như: ý thơ, tứ thơ, thể thơ, hình ảnh, gieo vần, giọng điệu; các biện pháp tu từ và các phương tiện diễn đạt…
“Trái tim mới làm nên thi sĩ”: Trái tim là tượng trưng cho thế giới tâm hồn của nhà thơ.Nó chứa đựng những tư tưởng, tình cảm,những rung động của anh ta trước cuộc đời. Chính thế giới nội tâm phong phú đó đã làm nên hồn thơ - một yếu tố không thể thiếu của một người nghệ sĩ chân chính.
“Nghệ thuật” “trái tim” là những chất liệu để làm nên những câu thơ hay vừa đặc sắc về nghệ thuật vừa chứa đựng những tình cảm chân thành . Những yếu tố đó đã góp phần tạo nên những người nghệ sĩ chân chính và vĩ đại .
⇒ Ý kiến trên phần nào đã khẳng định cũng như đề cao thiên chức của nhà thơ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.
●Làm rõ ý kiến qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ:

* “Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ”:
– Nghệ thuật của khúc ngâm được thể hiện ở những sáng tạo ấn tượng của tác giả:
+ Thể thơ song thất lục bát với sự kết hợp hai câu thơ bảy chữ kiểu thơ Đường thi hàm súc, trang nhã, đăng đối gợi cảnh, gợi tình tạo nên nhịp thơ buồn thương man mác.
+ Ngôn ngữ thơ: điển tích, điển cố gợi tính uyên bác, trang trọng, tài hoa.
+ Hệ thống từ láy… tạo sự mượt mà và lôi cuốn trong từng lời thơ.
+ Hình ảnh thơ ước lệ tượng trưng, giàu tính tạo hình, biến hóa linh hoạt phù hợp với bức chân dung u sầu, ai oán của nhân vật trữ tình.
+ Nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm sâu sắt, chân thực
+ Các biện pháp tu từ, nhạc điệu một cách phù hợp và mang đầy ẩn ý.
* “Trái tim mới làm nên thi sĩ”:
+ Một trái tim biết yêu thương, đồng cảm với nỗi bất hạnh, khổ đau của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến.
+ Một trái tim biết trân trọng tình yêu thủy chung và khát vọng cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người chinh phụ.
+ Một trái tim biết lên tiếng, bênh vực cho quyền được sống, được hạnh phúc của con người, gián tiếp tố cáo cuộc chiến tranh chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã cướp đi sự bình yên, niềm hạnh phúc của biết bao người mà nhất là của những người phụ nữ …
+ Trái tim ấy ánh lên hào quang giá trị nhân văn, luôn tri âm, thấu hiểu cũng như đồng cảm với những những con người bất hạnh và sẽ sẵn sàng cất lên tiếng nói đồng vọng với thế hệ mai sau.
Đánh giá, nhận xét

– “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” luôn mãi chứa đựng những nỗi khắc khoải nhân sinh, đánh thức lương tri của nhân loại về ý thức đấu tranh đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người.
– Ý kiến của André Chenien giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn, hiểu và trân trọng tấm lòng và cả những sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ cho đời.
-Một tác phẩm dù có sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặt sắc, sáng tạo tới đâu đi nữa thì nó sẽ chẳng có chút giá trị nào nếu nó không là tình yêu,không là cảm xúc phát ra từ chính trái tim của người nghệ sĩ. Và ngược lại một tác phẩm dù nhân văn đến độ nào đi nữa mà nhà văn lại không có sự sáng tạo trong nghệ thuật ,trong lối diễn đạt và câu từ thì tác phẩm đó hiển nhiên sẽ không thể thu hút được người đọc .
=>Thế nên một nhà văn chân chính là người biết lấy cảm xúc từ trái tim và diễn đạt nó bằng khối óc( khối óc là chỉ sự sáng tạo của tác giả trong quá trính sáng tác nghệ thuật)
*Kết bài:
- Khẳng định vai trò và ý nghĩa của câu nói đối với tác phẩm Chinh Phụ nói riêng và đối với việc sáng tác văn học nói chung
 
Top Bottom