Văn 8 nêu cảm nhận của em về hai câu thơ đầu bài tứcqua đó làm rõ tâm trạng của Bác trước cảnh trăng đẹp

Trang Vũ 2k5

Học sinh gương mẫu
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,097
2,517
331
Nam Định
Trường THPT
sáng ra bờ `suối , tối vào hang
cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
câu thơ đầu nói về việc ở và nếp sống sh hằng ngày của Bác. Nhịp thơ 4/3 tạo thành 2 vế song song để nói về cảm giác nhịp nhàng nề nếp kha đều đặn: Sáng ra tối và. đó là cuộc sống bí mật nx vẫn giữ được quy cuử nề nếp đặc biệt là tâm trạn thoải mái ung dung hòa điệu vs nhịp sống núi rừng vs hang vs suối. Dố là cách nói vui thể hiện tinh thần khỏe lạc quan của Bác
câu thơ thứ hai nói về cái j bạn đọc rõ rồi từ đó sẽ cảm nhận được nhé
Đọc câu thứ 2 chúng ta nhớ tới mạch cảm xúc trong bài '' Cảnh rừng việt bắc''.... bạn có thể trích 1 đoạn ở đó nhé
P/s vì ko có tgian nên mk chỉ giúp bạn câu thơ thứ 1 thôi còn câu thơ thứ 2 mk gợi ý bạn tự làm nhé
 
  • Like
Reactions: Sophie Vương

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
Ngay ở những câu thơ đầu, Bác đã mở ra trước mắt người đọc một nếp sống sinh hoạt rất đều đặn, nhịp nhàng. Đặc biệt là tất cả đời sống của Bác lại gắn liền với thiên nhiên. Cuộc sống thường ngày của Bác ở nơi núi rừng thiếu thốn trăm bề , Bác chỉ ăn những thứ sẵn có của núi rừng :cháo bẹ , rau măng .Dù khó khăn là vậy nhưng Bác vẫn luôn hài lòng, chấp nhận, sẵn sàng vượt lên khó khăn trắc trở. Khó khăn gian khổ tới đâu cũng không bao giờ có thể làm nhụt đi tinh thần, ý chí của Bác mà rèn luyện phẩm chất chịu thương, chịu khó ở người.
 

tham1811

Học sinh
Thành viên
25 Tháng hai 2019
135
88
36
24
Quảng Bình
Đại học sư phạm Huế
Bác đã dùng một giọng điệu thơ hết sức vui tươi xen lẫn sự hóm hỉnh:
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang"
Nhịp thơ 4/3 cùng với phép đối "sáng" - "tối", "ra - vào" đã cho chúng ta thấy được nếp sinh hoạt nhịp nhàng, đều đặn của Bác. Không gian sinh hoạt của Người được diễn ra ở hai địa điểm: hang và suối. Song song với đó là hai hành động "ra bờ suối" , "vào hang" cứ tuần hoàn, nối tiếp nhau như sự tuần hoàn của tự nhiên, tạo vật. Câu thơ chỉ có 7 tiếng ngắn gọn nhưng đã miêu tả được chi tiết hoàn cảnh sống của Bác qua thời gian "sáng" - "tối", hoạt động "ra" - "vào" và địa điểm "bờ suối" - "hang". Qua giọng điệu thơ dí dỏm, bạn đọc phần nào hình dung được tâm thế chủ động, sống hòa hợp với thiên nhiên của Bác. Chính tâm hồn ung dung, thoải mái đã giúp Bác chiến thắng mọi hoàn cảnh khắc nghiệt.
Sống và làm việc trong hoàn cảnh khó khăn như vậy nên bữa ăn của Bác cũng hết sức đạm bạc, dân dã:
"Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng"
Nhắc đến núi rừng Tây Bắc chúng ta không thể không nhắc đến hai sản vật "cháo bẹ" và "rau măng". Đây là những món ăn quen thuộc có mặt hàng ngày trong bữa ăn của Bác. Cháo ngô, măng rừng đã thay thế cho cơm. "Cháo bẹ", "rau măng" luôn được chuẩn bị đầy đủ để phục vụ cho các bữa ăn của Người. Ngoài ra, chúng ta có thể nhận thấy rằng Hồ Chí Minh đón nhận những điều đó bằng một tâm thế "sẵn sàng" của người chiến sĩ cách mạng không đầu hàng trước mọi hoàn cảnh. Bác không những không yêu cầu được chăm sóc, phục vụ tốt hơn hay than vãn, phàn nàn về cuộc sống ấy mà ngược lại, Người tỏ ra hoàn toàn vui vẻ và thích ứng với hoàn cảnh gian khổ. Trong khi đất nước bị xâm lược, cuộc sống nhân dân điêu đứng, lầm than, Bác không thể chỉ nghĩ cho riêng bản thân mình mà Bác nghĩ cho toàn thể nhân dân, dân tộc. Sự hi sinh ấy thật đáng trân quý biết nhường nào.
 
Top Bottom