Văn 8 Văn nghị luận

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Có thể giúp mình cho dàn ý cách làm bài văn nghị luận về: hiện tượng đời sống và tư tưởng đạo lí đi ak
Nghị luận về hiện tượng đời sống:
*MB: Giới thiệu khái quát hiện tượng cần nghị luận (trực tiếp hoặc gián tiếp)
*TB:
-Đối với những hiện tượng tiêu cực (xấu)
+ Nếu thực trạng của hiện tượng ấy trong cuộc sống.
+ Chỉ ra nguyên nhân.
+ Nếu hậu quả (phân tích tác hại)
+ Đưa ra giải pháp khắc phục.
+ Liên hệ bản thân.
- Đối với những hiện tượng tích cực
+ Nếu biểu hiện của các hiện tượng ấy.
+ Nếu vai trò, ý nghĩa.
+ Nếu ý kiến đánh giá và bày tỏ thái độ của bản thân đối với hiện tượng ấy.
+ Liên hệ bản thân.
*KB: Tổng hợp ý kiến, khẳng định lại vấn đề, có thể đề xuất nhận thức mới hoặc yêu cầu hành động.
Nghị luận về tư tưởng, đạo lí
*MB: Giới thiệu khái quát về tư tưởng, đạo lí cần nghị luận
*TB:
- Giải thích các khái niệm.
- Biểu hiện. (Tích cực và tiêu cực)
- Vai trò, ý nghĩa.
- Mở rộng bằng ý kiến trái chiều.
- Liên hệ bản thân.
*KB: Khẳng định lại vấn đề và nêu cảm nghĩ của bản thân
 
  • Like
Reactions: 0973613136

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
805
1,015
181
26
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
Dạng 1: Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
- Là dạng đề cập tới các hiện tượng phổ biến trong cuộc sống, các hiện tượng đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực nhưng nó trực tiếp ảnh hưởng và thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hiện nay.
- Đề tài thường hướng tới như: an toàn giao thông, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, ô nhiễm môi trường, trung thực trong thi cử, nạn vứt rác bừa bãi, hiến máu nhân đạo, nghiện game, nghiện internet, lối sống ảo, lối học hình thức đối phó…
· Mô hình chung:
-ND1: Dẫn dắt để nêu vấn đề cần bàn
+ Dẫn dắt trực tiếp:
Bạn hãy cùng tôi suy ngẫm về…
Trong cuộc sống hiện nay, một trong những hiện tượng chúng ta quan tâm ….
+ Dẫn dắt gián tiếp:
Bằng một câu chuyện
Bằng một tình huống mang tính nhận thức
-ND2: Giới thiệu về hiện tượng cần bàn
+Xuất hiện khi nào? Ở đâu?
+ Biểu hiện cụ thể?
! Nếu có khái niệm thì cần giải thích
-ND3: Bàn luận trực tiếp về hiện tượng:
+Rút ra ý nghĩa của hiện tượng (tích cực hay tiêu cực)
Nếu là hiện tượng tiêu cực cần nêu hậu quả rồi tìm hiểu nguyên nhân đề xuất giải pháp.
Nếu là hiện tượng tích cực cần đưa ra các tác động tích cực từ nhiều góc độ.
-ND4: Bàn luận mở rộng:
+Liên hệ những hiện tượng tương đồng hoặc khác biệt để có cái nhìn đa chiều đa diện.
+Liên hệ đến nhận thức giới trẻ.
-ND5: Kiểm điểm bản thân, rút ra bài học về nhận thức và hành động.
Dạng 2: Nghị luận về ý kiến, tư tưởng, đạo lí
- Đây là dạng đề nói về một tư tưởng đạo lí, triết lí nhân văn, câu nói mang tính nhận thức, mối quan hệ về gia đình, xã hội, một số tính cách thể hiện các phẩm chất của con người.
- Đề tài hướng tới: Lí tưởng sống của thanh niên hiện nay, mục đích sống và học tập, các đức tính của con người: tính trung thực, lòng khiêm tốn, lòng bao dung, đức tính kiên trì, ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống, các mối quan hệ gia đình: tình mẫu tử, chữ hiếu, sự vô tâm thờ ơ của cha mẹ đối với con cái, vô cảm, mối quan hệ của xã hội: tình bạn, tình yêu quê hương đất nước, đạo lí: ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn…
· Mô hình chung:
-ND1: Dẫn dắt để trích dẫn ý kiến, nêu được tư tưởng, đạo lí mà đề ra
-ND2: Giải thích ý kiến từ đó rút ra vấn đề cần bàn.
-ND3: Bàn luận trực tiếp:
+ Nêu quan điểm người viết
+ Nêu cơ sở suy luận (suy luận chung)
+ Nêu cơ sở thực tiễn (dẫn chứng)
-ND4: Bàn luận mở rộng
+ Bổ sung những nội dung mà ý kiến chưa đề cập
+ Liên hệ nhận thức giới trẻ ngày nay về những vấn đề trên
-ND5: Kiểm điểm bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động.
*Trường hợp đặc biệt: Nghị luận về hai ý kiến/ hai vấn đề trong bài NLXH
-TH1: NLXH về hiện tượng đời sống:
+Giới thiệu hai sự việc, hiện tượng
+Bàn luận về hai hiện tượng:
Phân tích nguyên nhân (nếu như 2 hiện tượng/ sự việc tương đồng thì gộp lại phân tích nguyên nhân chung)
Phân tích tác dụng hoặc hậu quả, đề xuất giải pháp từ hai hiện tượng, sự việc
Rút ra bài học nhận thức và hành động từ 2 hiện tượng, sự việc
+Đánh giá 2 hiện tượng, sự việc từ đó đưa ra liên hệ bản thân.
-TH2: NLXH về tư tưởng đạo lí
+ Bàn luận về hai ý kiến
+ Giải thích 2 ý kiến, sơ bộ nhận xét nhận xét về mối quan hệ 2 ý kiến
+ Lần lượt bàn luận từng ý kiến
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động từ hai ý kiến
+ Đánh giá 2 ý kiến, có thể liên hệ bản thân
 
Top Bottom