Văn 9 Tập làm văn số 6

faker(tria)

Học sinh
Thành viên
24 Tháng chín 2018
113
11
26
19
Nghệ An
trường trung học cơ sở quỳnh thanh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một trong những thành công của truyện ngắn "làng" là nhà văn "KIM LÂN" đã miêu tả một cách tinh tế sống động diên biến,tâm trạng nhân vật ông "HAI"từ nghe tin làng chờ dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính.Hãy phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích truyện làng để làm sáng tỏ nhận xét trên.
 

Qυαиɢ нưиɢ

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng hai 2019
72
38
11
18
Hà Nội
THCS Hoàng Liệt
Kim Lân là một nhà văn có sở trường về truyện ngắn. Các tác phẩm của ông thường viết về cảnh ngộ của người nông dân và cuộc sống sinh hoạt của làng quê. "Làng" là một tác phẩm tiêu biểu của ông viết về đề tài đó. Truyện được sáng tác năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong truyện ngắn "Làng", nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính.
Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, nghe được tin đột ngột từ người đàn bà tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ. "Cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được". "Ông sinh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin". Từ lúc ấy, tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi.
Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "Nước mắt ông lão cứ giàn ra". "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội. Tủi thân, ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian.
Suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở xó nhà, nghe ngóng tình tình bên ngoài. Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã. Cứ thoáng nghe thấy Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lại "lủi ra một góc nhà nín thít".
Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt khi nghe tin mụ chủ nhà sẽ đuổi hết người làng chợ Dầu ở nơi tản cư. Ông cảm nhận được hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống: "Biết đi đâu bây giờ". Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông Hai vô cùng bế tắc, mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm. Ông nghĩ hay là quay về làng nhưng lại hiểu rõ thế là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ. Thế rồi ông đã dứt khoát theo cách của ông: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Rõ ràng, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ được tình cảm với làng. Vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ.
Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con út. Qua lời tâm sự với con, chúng ta thấy rõ một tình cảm sâu nặng và bền chặt với cái làng chợ Dầu, một tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của con người ông Hai. Tình cảm đó là sâu nặng và thiêng liêng.
Khi nghe tin làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai sung sướng vô cùng. Cái nét mặt buồn thiu hàng ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Ông còn thay đổi thái độ với các con: Mua bánh rán về chia cho các con. Sau đó ông chạy đi báo cho mọi người biết cái tin Tây nó đốt nhà mình rồi. Nhà bị giặc đốt mà ông không buồn không tiếc, lại lấy đó là niềm tự hào bởi đây là bằng chứng duy nhất chứng minh lòng trung thành của gia đình ông, của làng ông với kháng chiến. Tình yêu làng của ông Hai luôn gắn chặt với lòng yêu nước. Ông biết đặt tình yêu nước lên trên tình cảm cá nhân của mình. Phải chăng đó là nét đẹp trong con người ông Hai nói riêng và những người nông dân Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nhân vật ông Hai được khắc họa nhờ những yếu tố nghệ thuật đặc sắc. Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính được miêu tả một cách cụ thể, gợi cảm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Ngôn ngữ nhân vật ông Hai mang đậm tính khởi ngữ, là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân, bộc lộ rõ tâm trạng và thái độ của nhân vật. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sinh động.
Tóm lại, truyện ngắn "Làng" của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, ta thấy được một tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân VN trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
 

Tzuyu-chan

Học sinh tiến bộ
HV CLB Địa lí
Thành viên
16 Tháng một 2019
1,420
2,113
261
Thanh Hóa
THCS Nguyễn Du
Một trong những thành công của truyện ngắn "làng" là nhà văn "KIM LÂN" đã miêu tả một cách tinh tế sống động diên biến,tâm trạng nhân vật ông "HAI"từ nghe tin làng chờ dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính.Hãy phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích truyện làng để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Mỗi một nhà văn lại có một thế mạnh cho mình trong việc chọn lựa những đề tài cho riêng mình để có thể phán ánh chân thực đời sống của con người. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công trong mảng đề tài mình đã chọn. Viết về đề tài những người nông dân ở nông thôn miền Bắc thì nhà văn Kim Lân là một trong những nhà văn thể hiện được sâu sắc nhất tình cảnh, tính cách và số phận của họ. Tác phẩm “Làng” là một trong những thành công của Kim Lân khi chọn về mảng đề tài người nông dân. Thông qua đó nhà văn cũng đã lại ca ngợi được tinh thần yêu nước của người nông dân Việt Nam nói chung.
Xây dựng lên một hình ảnh ông Hai là người rất tự hào về cái làng chợ Dầu của mình. Và ông luôn khoe về cái làng chợ Dầu của mình nhất là khi phải di tản cư. Ông Hai tự hào về không khí làm cách mạng của làng chợ Dầu lắm cứ đi đâu gặp ai là lại có vài ba câu chuyện kể về làng của ông với một sự đầy tự hào. Thật buồn cườ biết bao nhiêu, ông Hai cứ như vậy, suốt cả buổi tối cứ ngồi vén quần lên tận bẹn mà nói liên miên về cái làng của ông thật đáng tự hào. Thực chất là khi đi di tản như này cứ mỗi lần nhắc đến chợ Dầu thì ông như cũng vơi bớt đi phần nào nỗi nhớ về cái làng của ông. Ông cũng luôn canh cánh trong lòng và mong muốn được trở về làng chợ Dầu của ông để mơ ước được dựng xây và được cùng với người dân làng đào hầm, đắp hào, khuân đá hay đắp ụ,… Ông Hai rất nhớ làng của ông.
Nhà văn Kim Lân đã xây dựng lên được hình ảnh một ông nông dân chân chất và thật thà, không những vậy ở ông Hai người ta còn tìm thấy được rất nhiều nét tính cách đáng quý, nổi bật nhất có lẽ chính là lòng yêu nhà, yêu làng và yêu nước của ông.
Thế rồi khi mà ông nghe được tin làng chợ Dầu của ông theo Tây thì ông lão bàng hoàng lắm , lúc này đây thì cổ ông Hai như nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân". Ông Hai dường như lúc này đây cũng đã lại chết lặng đi tưởng như không thở được nữa. Làm sao có thể tin và chấp nhận được làng của ông theo Tây được cơ chứ, ông hỏi đi, hỏi lại tin đồn thất thiệt và ông như lại lạc giọng hẳn đi và nói "Liệu có thật không hở bác?”. Thế rồi cho đến khi mà có người quả quyết vì ra ở dưới ấy lên và hơn nữa người ta lại còn nói chắc như đinh đóng cột về tin đồn làng chợ Dầu theo Tây ngay từ thằng chủ tịch. Ông Hai không thể nào mà nghe thêm được nữa. Ông đi thẳng về nhà và ở bên tai ông dường như cứ văng vảng tiếng người đàn bà nói mà ông thêm đau lòng: Cha mẹ tiên sư chúng nó! Đói khổ ăn cắp, ăn trộm bắt được người ta còn thương. Còn giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát! Thực sự với ông Hai lúc bấy giờ những lời lẽ đó cứ như cùng một lúc cắt cứa và tim ông khiến tim ông se thắt lại mà buồn tủi biết bao nhiêu.
Nhà văn Kim Lân xây dựng lên tính cách cũng như tâm trạng của ông Hai thật đặc sắc. Thêm vào đó người đọc như nhận thấy được rằng ở ông Hai thì còn có sự yêu ghét thật rạch rồi nữa. Ông Hai đã nắm chặt hai tay lại mà rít lên khẳng định rằng: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thể này! Thế rồi ông có những suy nghĩ cho riêng mình cứ nửa tin nửa ngờ. Chắc chắn vì tình yêu làng quá cho nên đến giờ phút này thì ông cứ vẫn còn níu giữ niềm tin về làng chợ Dầu của ông. Thế rồi đêm hôm đó khi trở về nhà ông Hai không sao ngủ được và đâu đấy ông lại còn nghe thấy tiếng mụ chủ nhà nói không chứa chấp cái giống Việt gian trong nhà thì chính ông Hai muốn bỏ ngay trở về làng. Trong đầu óc ông như lập tức có sự phản kháng ngay và tự nhủ: Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó Theo Tây cá rồi, về làng tức từ bỏ kháng chiến. Có lẽ cũng chỉ có nghĩ như vậy thôi mà nước mắt ông dường như cứ giàn ra. Với chi tiết này Kim Lân đã thể hiện được cho nhân vật của mình có một tính cảm thật sâu nặng với làng của ông. Ông Hai uất hận và có lẽ nếu không yêu nước thì chẳng bao giờ ông Hai phải thấy tủi hổ như thế này và ông đưa ra kết luận của mình rằng “Làng thì yêu thật, nhưng làng mà theo Tây thì phải tù”. Qua đây người đọc cũng thấy được sự yêu ghét của ông Hai vô cùng rạch ròi.
Thế rồi khi tin làng chợ Dầu được cải chính lại thì niềm vui như đã quay trở lại với ông Hai. Ông Hai vội tìm bác Thứ để thanh minh cho làng của ông "Chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo ! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả". Một niềm vui khó tả cứ khiến chô ông Hai vui khôn xiết, chân tay ông cứ múa hết cả lên khác hẳn với vẻ mặt tủi hổ trước đây. Nhà văn Ki, Lân đã chọn được một tình huống khá độc đáo và thông qua tình huống này có thể thấy được tính cách của nhân vật được biểu hiện vô cùng rõ nét khiến cho nhân vật không thể bị nhầm lẫn với bất cứ nhân vật nào khác.
Tóm lại truyện ngắn “Làng” là một truyện ngắn độc đáo khi viết về tình yêu làng, yêu nước của người dân lao động trong xã hội cũ mà nhân vật ông Hai đã thể hiện. Cũng chính vì sự yêu quê hương, yêu đất nước, ý thức giác ngộ cách mạng ấy mà những người nông dân họ cũng luôn một lòng theo Đảng, theo Cách mạng.
nguồn : internet:D
anh tham khảo chúc anh học tốt !!!
 
Top Bottom