Một cốc hình trụ có tiết diện 200cm2, chiều cao 20cm. Cốc chứa nước và một khối nước đá. Khối nước đá có một phần nổi và một phần chìm trong nước nhưng ko chạm đáy cốc. Khối lượng riêng của nước là 1g/cm3, của nước đá là 0,92 g/cm3. Cho biết thể tích khối nước đá là 1000cm3, mặt nước có dộ coa 15cm so với đáy cốc. Hỏi khi khối nước đá tan hết, mặt nước trong cốc có độ cao bao nhiêu?
Trong cốc ban đầu có một mực nước, có thể tích là: [tex]V_1 = 200.15 = ?cm^3[/tex]
thể tích này bao gồm thể tích nước ban đầu và thể tích đá bị chìm trong nước
mà phần thể tích chìm này mình có thể tính được: [tex]10D_d.V_d = 10D_n.V_c \Rightarrow V_c = ?[/tex]
do đó thể tích nước ban đầu là: [tex]V_{n} = V_1 - V_c = ?[/tex]
Khi đá tan ra thì khối lượng khối đá không đổi nên ta có: [tex]10D_d.V_d = 10D_n.V_t \Rightarrow V_t = ?, V_t[/tex] là thể tích đá tan ra thành nước
Vậy tổng thể tích nước lúc sau là: [tex]V = V_n + V_t = ?[/tex]
độ cao nước là: [tex]h = \frac{V}{S} = ?[/tex] Điều kiện là h < 20cm nha. Nếu h > 20 thì độ cao mực nước là 20 cm và nước bị tràn ra ngoài