Văn 10 Phân tích chữ "nhàn"

saperlipopette

Học sinh
Thành viên
26 Tháng năm 2018
35
7
31
30
Yên Bái
Chuyên Nguyễn Tất Thành
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người ơi xin hãy giúp em,lát nữa thôi là em vào phòng thi rồi ạ! Đề bài : Viết 1 bài văn phân tích về chữ “Nhàn” trong hai bài thơ : Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Em cảm ơn ạ!
 

buianh15121990

Học sinh
Thành viên
1 Tháng mười hai 2018
135
86
31
TP Hồ Chí Minh
THPT Tây Thạnh
Mọi người ơi xin hãy giúp em,lát nữa thôi là em vào phòng thi rồi ạ! Đề bài : Viết 1 bài văn phân tích về chữ “Nhàn” trong hai bài thơ : Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Em cảm ơn ạ!
Mình chỉ gợi ý thôi nhé:
Theo nghĩa thông thường: Nhàn là rảnh rỗi, thảnh thơi, vô lo, vô sự. Nhàn là 1 cách thể hiện quan niệm đạo đức của nhà Nho khi sống ẩn dật. Ở mỗi thời đại, mỗi nhà Nho lại quan niệm về nhàn khác nhau
Nhàn trong Cảnh ngày hè: Sự ung dung, thư thái của Nguyễn Trãi khi đến với thiên nhiên, cuộc sống (Phân tích khái quát 6 câu đầu để thấy được nhàn của Nguyễn Trãi là đến với thiên nhiên, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, tha thiết với cuộc sống), nhưng nhàn trong Cảnh ngày hè là nhàn thân mà không nhàn tâm bởi Nguyễn Trãi vẫn mang nặng tấm lòng ưu dân ái quốc (2 câu cuối) - trong những giây phút tưởng như thành thơi, vô sự nhất thì tấm lòng Nguyễn Trãi vẫn luôn hướng về dân, về nước.
Nhàn trong sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm được nâng lên thành quan niệm sống, triết lí sống, thái độ sống. (chuyển về đề phân tích quan niệm sống nhàn trong bài Nhàn của NBK: vui với cuộc sống điền viên, đạm bạc mà thanh cao, thuận theo tự nhiên; triết lí dại khôn và thái độ coi thường, vượt lên trên phú quý, danh lợi). Như vậy, nhàn trong sáng tác của NBK thể hiện được nhân cách và trí tuệ của nhà thơ
 
Top Bottom