Sử 9 Tình hình kinh tế của các nước Nhật bản, Mĩ, Tây Âu

Beo1206

CTV Thiết kế
Cộng tác viên
11 Tháng mười 2017
2,347
3,064
474
17
Vĩnh Phúc
THPTXH
Tình hình kinh tế của các nước Nhật bản, Mĩ, Tây Âu vào những năm 1973 - 1991.

- Nhật Bản :
+ Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, từ năm 1973 trở đi, sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn. Tuy nhiên, từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới với lượng dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức. Nhật Bản cũng là chủ nợ lớn nhất thế giới.
+ Với tiềm lực kinh tế-tài chính ngày càng lớn mạnh, từ nửa sau những năm 70, Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phucưđa (1977) và học thuyết Kaiphu (1991). Nội dung chủ yếu của các học thuyết trên là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

- Mĩ :
+ Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài tới năm 1982.
Năng suất lao động từ năm 1974 đến năm 1981 giảm xuống còn 0,43%/năm. Hệ thống tài chính-tiền tệ, tín dụng bị rối loạn; năm 1974, dự trữ vàng của Mĩ chỉ còn hơn 11 tỉ USD.
+ Từ năm 1983, kinh tế Mĩ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại.Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về sứ mạnh kinh tế- tài chính, nhưng tỉ trọng của kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm sút nhiều so với trước.
+ Sau thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mĩ phải kí Hiệp định Pari (1973) và rút quân về nước, các chính quyền Mĩ tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu”. Với học thuyết Rigân, Mĩ vẫn tăng cường chạy đua vũ trang. Sự đối đầu Xô-Mĩ đã làm suy giảm vị trí kinh tế và chính trị của Mĩ trong khi Tây Âu và Nhật Bản lại có điều kiện vươn lên. Từ giữa những năm 80, xu hướng đối thoại và hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới. Trong bối cảnh đó, tháng 12-1989, Mĩ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, mở ra thời kì mới trên trường quốc tế.

- Tây Âu :
+ Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, cũng như Mĩ và Nhật Bản, từ năm 1973 nhiều nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định, kéo dài đến đầu thập kỉ 90.
+ Từ năm 1973 đến năm 1992, mức tăng trưởng kinh tế của pháp thực tế giảm xuống còn 2,4% đến 2,2%; năm 1991, kinh tế Anh tăng trưởng -1,8%. + Năm 1963, số người thất nghiệp ở Italia là 2,5 triệu người (chiếm hơn 10% lực lượng lao động) và ở Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989 là 3 triệu người.
+ Nền kinh tế các nước Tây Âu gặp không ít khó khăn và thách thưc. Sự phát triển thường diễn ra xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái, lạm phát và thất nghiệp. Tây Âu luôn vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ phái Mĩ, Nhật Bản và các nước công ngiệp mới (NICs). Quá trình “nhất thể hóa” Tây Âu trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu vẫn còn nhiều trở ngại.
 
  • Like
Reactions: Đình Hải
Top Bottom