CLB Khu vườn ngôn từ Nhà văn, nhà thơ nổi tiếng và gương mặt của họ :D

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hì, có bạn nào đã biết mặt của những nhà văn, nhà thơ này chưa nào? Nếu chưa biết thì...chiêm ngưỡng ngay họ nhé! Dàn nhà văn, nhà thơ của Việt Nam đây nè...

1. Chế Lan Viên.
-Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam
Cuộc đời văn nghiệp

Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 (tức ngày 9 tháng 9 năm Canh Thân) tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung (THCS hay cấp II hiện nay) thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.
Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.
Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.
Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn-đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ). Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa - giáo dục của quốc hội.
Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 68 tuổi.
Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
Con gái ông, bà Phan Thị Vàng Anh, cũng là một nhà văn nổi tiếng.

Phong cách của Chế Lan Viên

Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ", thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945-1958).
Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm". Những tháp Chàm "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.
Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng", và có những thay đổi rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống".
Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lý. "chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa" Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú, độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng.

Các bút danh

Ngoài bút danh Chế Lan Viên (được hiểu là tác giả tự nhận mình là bông hoa lan trong khu vườn nhà họ Chế- dòng họ vua chúa của dân tộc Chăm ở nước Chiêm Thành xưa) nổi tiếng, trong bài giới thiệu tập tiểu luận Những bước đường tư tưởng của tôi của Xuân Diệu, đăng trên báo Văn học tháng 9 năm 1958, ông ký bút danh Thạch Hãn (tên một con sông tỉnh Quảng Trị quê ông). Nhiều bài báo in trên báo Thống Nhất, xuất bản ở Hà Nội trước tháng 5 năm 1975, ông cũng ký bằng bút danh này.
Từ năm 1959 đến năm 1963, trong thời gian làm biên tập báo Văn học, phụ trách chuyên mục Nói chuyện văn thơ, trả lời bạn đọc, ông ký bút danh Chàng Văn. Năm 1961, Nhà xuất bản Văn học đã cho xuất bản hai tập Vào nghề và Nói chuyện văn thơ của tác giả Chàng Văn.
Trong mục Nụ cười xuân trên báo Văn học, Chế Lan Viên có hai bài viết ngắn là Ngô bói Kiều và Lý luận Đờ Gôn ký tên Oah (tức Hoan).

Tác phẩm chính

Thơ

  • Điêu tàn (1937)
  • Gửi các anh (1954)
  • Ánh sáng và phù sa (1960)
  • Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967)
  • Những bài thơ đánh giặc (1972)
  • Đối thoại mới (1973)
  • Ngày vĩ đại (1976)
  • Hoa trước lăng Người (1976)
  • Dải đất vùng trời (1976)
  • Hái theo mùa (1977)
  • Hoa trên đá (1984)
  • Tuyển tập thơ Chế Lan Viên (tập I, 1985 tập II, 1990)
  • Ta gửi cho mình (1986)
  • Di cảo thơ I, II, III (1992, 1993, 1995)
  • Tuyển tập thơ chọn lọc
Văn

  • Vàng sao (1942)
  • Thăm Trung Quốc (bút ký, 1963)
  • Những ngày nổi giận (bút ký, 1966)
  • Bác về quê ta (tạp văn, 1972)
  • Giờ của đô thành (bút ký, 1977)
  • Nàng tiên trên mặt đất (1985)
Tiểu luận phê bình

  • Kinh nghiệm tổ chức sáng tác (1952)
  • Nói chuyện thơ văn (1960)
  • Vào nghề (1962)
  • Phê bình văn học (1962)
  • Suy nghĩ và bình luận (1971)
  • Bay theo đường bay dân tộc đang bay (1976)
  • Nghĩ cạnh dòng thơ (1981)
  • Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981)
  • Ngoại vi thơ (1987)
  • Nàng và tôi (1992)
2.Học Phi.
Học Phi (11 tháng 2 năm 1913 – 6 tháng 5 năm 2014) là nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam. Ông đã được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học đợt 1 (1996).
Tiểu sử

Ông tên thật là Chu Văn Tập, sinh tại Tam Nông, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên và tham gia cách mạng từ rất sớm. Năm 1929 là đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng.
Năm 1936, ông bắt đầu viết văn tranh đấu cho phía tả sau khi ra khỏi nhà tù của thực dân Pháp. Tác phẩm đầu tay của ông là tiểu thuyết Hai làn sóng ngược, dựa trên vở kịch ngắn cùng tên của Nguyễn Văn Năng, sau đó đổi tên thành Xung đột (bút danh Tú Văn) đăng trên báo Đời nay. Sau đó ông viết tiếp hàng loạt truyện ngắn đăng trên báo Tin tức và các báo khác ở Hà Nội thời ấy.
Năm 1939, thời kì Mặt trận Bình dân chấm dứt, ông bị an trí về Hưng Yên. Thời gian này ông tiếp tục viết và xuất bản được 3 cuốn tiểu thuyết Đắm tàu, Giòng giõi, Yêu và thù. Ông còn được giao nhiệm vụ cùng Vũ Quốc Uy xây dựng Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng 8, ông làm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Cách mạng tỉnh Hưng Yên [1]. Năm 1946 làm Trợ lý Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền.
Năm 1947-1948, ông làm Tổng thư ký Hội Văn hoá kháng chiến Liên khu III, sau chuyển lên Ban biên tập Ban Tuyên huấn Trung ương, rồi phụ trách Đoàn Văn công Trung ương.
Hoà bình lập lại, Học Phi trỏ về Hà Nội. Ông giữ chức làm Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, rồi Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam cho tới lúc về hưu.
Năm 1944, ông bắt đầu viết kịch. Vở kịch đầu tay là Đào Nương, viết vế người ca nữ Đào Thị Huệ, sau này được ông viết lại năm 1980, lấy tên là Người kỹ nữ ở Đông Quan. Năm 1945, ông lại viết tiếp vở Cà sa giết giặc, được công diễn lần đầu tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào Quốc khánh 2 tháng 9 năm 1946. Kể từ đó ông bắt đầu chuyển hướng sang viết kịch. Nhiều vở kịch ngắn, dài ra đời sau đó, trong đó có Chị Hòa, Bên đường dốc, Một đảng viên, Lúa mùa thu, Mở đường, Mai... đã gây được tiếng vang lớn.
Năm 1976, ông nghỉ công tác hành chính. Ông lại trở lại với nghề văn, và viết được những cuốn tiểu thuyết Ngọn lửa, Hừng đông, Xuống đường, Bà đốc Huệ, Cuộc đời về cuối. Từ các cuốn tiểu thuyết, ông lại rút ra một số vở kịch như Ni cô Đàm Vân, Cô hàng rau rút từ Ngọn lửa và Hừng đông, Hoàng Lan, Đêm dài rút từ Xuống đường... Sự nghiệp viết văn của ông bao gồm hơn 30 vở kịch và 9 cuốn tiểu thuyết. Ngoại trừ Bà đốc Huệ viết về Khởi nghĩa Bãi Sậy và Người kỹ nữ ở Đông Quan thì những tác phẩm của ông đều nói về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở tuổi 90, ông bắt đầu viết kịch bản phim, như bộ phim Minh Nguyệt đã giành giải Kịch bản xuất sắc nhất tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc, được đạo diễn Nguyễn Hữu Phần dàn dựng.
Học Phi được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1).
Các con của ông là nhà văn Chu Lai và nhà văn Hồng Phi. Con dâu ông, Vũ Thị Hồng, cũng là một nhà văn và hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm

Tiểu thuyết

  • Hai làn sóng ngược - Xung đột (1939)
  • Đắm tàu (1940)
  • Giòng giõi (1941)
  • Yêu và thù (1942)
  • Hừng đông (1980)
  • Ngọn lửa (1981)
  • Xuống đường (1996)
  • Bà đốc Huệ
  • Cuộc đời về cuối (1999)
Kịch

  • Người kĩ nữ ở Đông Quan
  • Cà sa giết giặc (1946)
  • Ngày mai (1951)
  • Chị Hòa (1955)
  • Bên đường dốc
  • Một đảng viên (1960)
  • Lúa mùa thu
  • Mở đường
  • Mai
  • Ni cô Đàm Vân (1976)
  • Cô hàng rau
  • Hoàng Lan
  • Đêm dài
3. Nguyễn Xuân Sanh.
-Nguyễn Xuân Sanh (sinh năm 1920) là nhà thơ và là một dịch giả Việt Nam
Tiểu sử

Ông sinh ngày 16 tháng 11 năm 1920 tại Đà Lạt. Cha ông là một nhà nho ở Quảng Bình, sau di cư vào Đà Lạt, nên ông Sanh đã ra đời nơi ấy.
Nguyễn Xuân Sanh học trung học và đại học ở Hà Nội. Ông làm thơ sớm, năm 16 tuổi, đã có truyện thơ Lạc loài đăng nhiều kỳ trên báo.
Năm 1939, ông cùng với các văn nghệ sĩ cùng chí hướng sáng tạo, gồm các nhà văn, nhà thơ: Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Lương Ngọc; họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung và nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát thành lập nhóm Xuân Thu nhã tập. Đến tháng 6 năm 1942, thì nhóm ấy xuất được một tập sách có cùng tên là Xuân Thu nhã tập (do Xuân Thu thư lâu xuất bản), gồm một số bài thơ, văn xuôi triết lý và tuyên ngôn nghệ thuật của nhóm [1].
Trước Cách mạng tháng Tám (1945), ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước. Sau đó, trong chiến tranh kháng Pháp, ông tham gia Đoàn văn nghệ liên khu IV, phụ trách tạp chí Sáng tạo.
Từ năm 1950, ông ra Việt Bắc tham gia Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam và Tiểu ban Văn nghệ của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), ông lần lượt được cử làm Ủy viên Ban chấp hành hội các khóa I, II và III.
Từ năm 1966 đến 1975, ông làm Hiệu trưởng Trường Bồi dưỡng những người viết văn Trẻ và làm Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch...
Hiện nay, ông đang nghỉ hưu tại thành phố Hà Nội.

Tác phẩm

Nguyễn Xuân Sanh đã sáng tác các tập thơ sau:
  • Nhận ruộng (1945)
  • Chiếc bong bóng hồng (1957)
  • Tiếng hát quê ta (1955)
  • Nghe bước xuân về (1961)
  • Quê biển (1966)
  • Sáng thơ (1971)
  • Đảo dưa hấu (1974)
  • Đất nước và lời ca (1978)
  • Đất thơm (tập thơ văn xuôi, viết 1940-1945, in 1995)...
Các tập thơ do ông dịch có:
  • Thơ Liên Xô (1962)
  • Thơ Pêtôphi (1962)
  • Thơ Inđônêxia (1964)
  • Thơ Mickiêvich (1966)
  • Thơ Enđrê Ađy (1977)
  • Thơ Vapxarôp (1981)
  • Thơ Victo Huygô (1986)
  • Thơ Trantômer (Thụy Điển, 1993)
  • Tuyển tập thơ Pháp (3 tập, 1989-1994)
  • Thơ đương đại (1966)
  • Thơ Bagriana (1994, dịch chung)
  • Thơ Êluya (1995, dịch chung)...
Ngoài ra, còn sáng tác thơ cho thiếu nhi.

4.Nguyễn Huy Tưởng
-Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.
Tiểu sử

Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng. Năm 1935 ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng, sau đó quay về Hà Nội. Năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải Phòng. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên.
Tháng 6 1945, Nguyễn Huy Tưởng tham gia ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc. Tháng 8 năm đó, Nguyễn Huy Tưởng đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Ông còn là đại biểu văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong. Tiếp đó ông giữ chức vụ Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới. Cách mạng Tháng Tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc.
Nguyễn Huy Tưởng là đại biểu Quốc hội khóa I năm 1946. Tháng 4 năm đó, vở kịch Bắc Sơn của ông được công diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội đem lại thành công lớn. Tháng 7, ông được bầu là Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Tháng 12 năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông tổ chức và đưa Đoàn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc. Tiếp tục hoạt động văn hóa, ông là ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng.
Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới. Trong hai năm 1953, 1954 ông công tác giảm tô trong cải cách ruộng đất. Sau hòa bình 1954, ông làm Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa I. Ông là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội. Năm 1995, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã đặt tên cho một phố của thủ đô là phố Nguyễn Huy Tưởng, nối từ phố Vũ Trọng Phụng cắt ngang qua phố Nguyễn Tuân đến đường Khuất Duy Tiến. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.

Tác phẩm

Tiểu thuyết

  • Đêm hội Long Trì (1942)
  • An Tư công chúa (1944)
  • Truyện Anh Lục (1955)
  • Bốn năm sau (1959)
  • Sống mãi với Thủ Đô (1960)
  • Lá cờ thêu sáu chữ vàng về Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản.
Kịch
  • Vũ Như Tô (1943)
  • Cột đồng Mã Viện (1944)
  • Bắc Sơn (công diễn 6 tháng 4 năm 1946)
  • Những người ở lại (1948)
  • Anh Sơ đầu quân (tập kịch, 1949)
  • Lũy hoa (1960)
Cùng nhiều truyện và ký sự khác: Truyện phim Lũy hoa (1961), Ký sự Cao Lạng (ký, 1951), Chiến sĩ ca-nô, An Dương Vương xây thành ốc, Truyện anh Lục, Tìm mẹ, Lá cờ thêu sáu chữ vàng...
Ngoài ra, năm 2006 Nhà xuất bản Thanh Niên tập hợp nhật ký của ông và phát hành thành mang tên Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng.

5.Tô Hoài.

-Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 – 6 tháng 7 năm 2014)[1] là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.

Tiểu sử

Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam[2]). Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.
Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.
Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

Sự nghiệp văn học

Ông viết văn từ trước năm 1945, với các thể loại truyện phong phú, đa dạng. Các tác phẩm chính của ông là:
  • Dế Mèn phiêu lưu ký (1941)
  • O chuột (1942)
  • Nhà nghèo (1944)
  • Truyện Tây Bắc (1953)
  • Miền Tây (1967)
  • Cát bụi chân ai (1992)
  • Ba người khác (2006)
Truyện dài Dế Mèn phiêu lưu ký được ông viết xong vào tháng 12 năm 1941 tại Nghĩa Đô, ngoại ô Hà Nội khi đó. Đây là tác phẩm rất nổi tiếng của ông dành cho thiếu nhi.
Tác phẩm gần đây nhất của ông là Ba người khác. Sách được viết xong năm 1992 nhưng đến 2006 mới được phép in, nội dung viết về thời kỳ cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, đã gây tiếng vang lớn và có thể so sánh với Dế Mèn phiêu lưu ký, "đã mở ra diện mạo mới cho văn chương Việt Nam" trong nền văn học hiện thực.
Trong cuộc đời sáng tác, ông đã dùng nhiều bút danh khác ngoài Tô Hoài như Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa và Phạm Hòa.

Giải thưởng

  • Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc);
  • Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà);
  • Giải thưởng của Hội Nhà văn Á-Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây);
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 - 1996).
  • Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2010
Quan điểm

Hà Nội do dân tứ phương lập lên. Người Hà Nội gốc có lẽ chỉ là mấy anh đánh cá ở sông Tô Lịch. Mà Tô Lịch chỉ còn là một phế tích. Chẳng có ai sống ở Hà Nội được đến mười đời. Vì thế muốn hiểu tính cách người Hà Nội, ta phải tìm hiểu tính cách chung của người Việt Nam, rồi nghiên cứu cá tính người thành thị thì mới ra tính cách người Hà Nội. Tất nhiên người Hà Nội có nét hào hoa phong nhã, nhưng đấy không phải tận gốc mà là tinh hoa của nhiều vùng đất tạo nên. Dân Hà Nội là dân tứ chiếng. Vì thế, ở Hà Nội tuyệt nhiên không có chuyện cục bộ địa phương. Bất cứ ai cũng có thể về làm Lãnh đạo Hà Nội. Tôi cho đó cũng là một nét rất hay của Hà Nội.
[TBODY] [/TBODY]
Đánh giá
“ Tô Hoài như một từ điển sống, một pho sách sống. Ông như cuốn Bách khoa Toàn thư mà không Viện sĩ nào, không Học giả nào có thể sánh được. Tôi đã có dịp tò mò hỏi ông về Hà Nội và rất ngạc nhiên. Tôi không ngờ ông hiểu Hà Nội sâu sắc đến thế. Tôi gọi ông là Nhà Hà Nội học, dù ông không nghiên cứu. ”
--- Nhà thơ Trần Đăng Khoa---
Tưởng nhớ

Ngày 27/10/2015, hiệu sách Dế Mèn khai trương tại ngôi nhà 108, C3, tập thể Nghĩa Tân, Hà Nội, vốn là thư phòng của nhà văn Tô Hoài trước kia. Hiệu sách Dế Mèn do chính con cháu Tô Hoài thực hiện, diện tích rộng hơn 10m2 tương lai sẽ có thêm phòng đọc mini phía trong - nơi nhà văn Tô Hoài từng ngồi viết văn, ngủ, nghỉ. Ngoài các đầu sách của nhà văn Tô Hoài, hiệu sách còn có nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, phần lớn là sách văn học. Hiệu sách cũng tạo công việc cho con cháu trong nhà, giúp các cháu có cơ hội hiểu thêm về ông và là nơi để bạn bè, người yêu sách ghé thăm như khi ông còn sống.

70634111_417399019198417_7350343202865414144_n.jpg


Nguồn: Sưu tầm.

38179646_463457520789041_55504665525092352_n.jpg
 
Last edited:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Vì không được quá 5000 từ nên mình sẽ đăng tiếp ở đây...Nguồn: sưu tầm.
6.Hoàng Trung Thông.
-Hoàng Trung Thông (1925-1993), bút danh khác: Đặc Công, Bút Châm, là một gương mặt thơ tiêu biểu có vị trí đại diện cho nền thơ cách mạng của nước Việt Nam mới; nguyên Tổng biên tập báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam; nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Văn học; nguyên Vụ trưởng Vụ Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Văn học (1976-1985).
Cuộc đời

Hoàng Trung Thông sinh ngày 05 tháng 05 năm 1925 tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Thuở nhỏ ông theo học chữ Hán và được coi như một thần đồng nổi tiếng khắp vùng. Đến năm 12 tuổi, ông theo học trường Quốc Học Vinh, một trong những trường danh giá thời bấy giờ. Sớm thoát ly tham gia cách mạng trong phong trào Việt Minh[1], trong Kháng chiến chống Pháp ông từng cùng Hải Triều, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên lãnh đạo Hội văn nghệ Khu IV.
Từ 1945 cho đến cuối đời, bên cạnh sáng tác thi ca và nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, viết thư pháp, Hoàng Trung Thông đảm nhiệm các chức trách quan trọng như cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương; Thư ký tòa soạn Tạp chí Văn nghệ thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam; Tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới của Hội Nhà văn Việt Nam; Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, Vụ trưởng Vụ Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương và Viện trưởng Viện Văn học (giai đoạn 1976-1985).
Hoàng Trung Thông mất ngày 04 tháng 01 năm 1993 do bệnh phổi và gan tại Hà Nội. Mặc dù giữ nhiều trọng trách trong văn nghệ nhưng cả đời ông sống nghèo nàn, thanh bạch. Cuối đời, ông thường nói một mình trong đêm với tượng Lý Bạch,Lỗ Tấn, Pushkin.

Sự nghiệp

Trong các thi sĩ Việt Nam Thế kỷ 20, Hoàng Trung Thông là người có học vấn uyên bác. Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người. Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ. Nhà nghiên cứu - giáo sư Phan Ngọc đã từng viết về ông: "Trong thâm tâm, anh là con người nhỏ bé, của những con người nhỏ bé. Trong thơ, anh chỉ là nhà thơ của những người nhỏ bé" và "Chỉ có một Hoàng Trung Thông nhỏ bé, không hài lòng với chính mình. Đó là cái lớn của Hoàng Trung Thông".
Ông viết nhiều bài nghiên cứu, phê bình văn học, giới thiệu thơ Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Đỗ Phủ, Lục Du, Puskin, Xuân Diệu, Chế Lan Viên v.v.

Tác phẩm chính

Tiểu luận phê bình

  • Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961)
  • Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (1979)
  • Những người thân những người bạn (2008)
Thi ca

  • Quê hương chiến đấu (1955)
  • Đường chúng ta đi (1960)
  • Những cánh buồm (1964)
  • Đầu sóng (1968)
  • Trong gió lửa (1971)
  • Như đi trong mơ (1977)
  • Hương mùa thơ (1984)
  • Tiếng thơ không dứt (1989)
  • Mời trăng (1992)
Khác

Hoàng Trung Thông thông thạo 3 ngoại ngữ: tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Anh; là một dịch giả uy tín, từng dịch nhiều tác phẩm thơ cũng như văn xuôi nổi tiếng thế giới. Ông còn là một nhà thư họa tài hoa, bạn bè gần gũi với các họa sĩ: Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, Nguyễn Phan Chánh, Diệp Minh Châu, Huỳnh Văn Gấm, Mai Văn Hiến..
Vinh danh

Hoàng Trung Thông được đặt tên đường ở thành phố Vinh, Nghệ An và thành phố Vũng Tàu.
Ngày 22 tháng 4 năm 2013 Dưới sự phối hợp đồng tổ chức của Viện Văn học, Hội Nhà văn Việt Nam và Nhà Xuất bản Văn học, tại Viện Văn học đã tổ chức Tọa đàm khoa học Sự nghiệp văn học Hoàng Trung Thông (Tưởng niệm 20 năm mất nhà thơ Hoàng Trung Thông). Tọa đàm thu hút nhiều nhà nghiên cứu đến dự và phát biểu ý kiến như GS. Phong Lê,GS Hà Minh Đức, GS Nguyễn Huệ Chi, TS. Lê Thành Nghị, nhà thơ Vũ Quần Phương, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên

Đời tư

Hoàng Trung Thông kết hôn với vợ là bà Hồ Thị Hoa, người cùng làng. Ông bà có năm người con được đặt theo tên các loài hoa: Bích Hồng, Bích Liên, Bích Hà, Hướng Dương, Phượng Vỹ.
Họa sĩ Hoàng Phượng Vỹ, con trai ông, người thông hiểu văn chương nghệ thuật đến mức có biệt danh Vỹ “Google”, là họa sĩ tên tuổi của Mỹ thuật Việt Nam đương đại.
Giai thoại và Nhận định

Thi sĩ Hoàng Trung Thông có tính cách phóng khoáng, hóm hỉnh. Lúc sinh thời, nhà thơ Chế Lan Viên đã mến tặng người bạn thân thiết của mình bài thơ "Gửi Trạng Thông họ Hoàng":
"Ông thì hay say
Tôi thì quá tỉnh
Mà ông đằm tính
Tôi thì hay gây
Thiên hạ người người yêu ông
Tôi thiên hạ ghét
Gặp tôi người ta lườm nguýt
Nghe ông người ta thông
Thế mà lạ không
Hai đứa thân nhau mãn kiếp".

Và chính Hoàng Trung Thông, người từng giữ cương vị cao trong giới văn hoá văn nghệ, lại cũng dám mổ xẻ mình một cách thẳng băng, nghiêm khắc trong lời nhận định về người bạn thơ: Chế Lan Viên chưa bao giờ khen thơ tôi mà khi viết thường nói thơ tôi phải say hơn nữa. Tôi cố uống rượu để cho say mà thơ tôi vẫn tỉnh như mọi người đều nó.
7.Nguyễn Đỗ Cung.
-Nguyễn Đỗ Cung (1912 - 22 tháng 9 năm 1977) là một họa sĩ của Việt Nam, ông đã để lại nhiều tác phẩm rất nổi tiếng trong nghệ thuật Việt Nam thế kỷ XX. Hiện nay, ông được mệnh danh là "Người con của Hà Nội".
Tiểu sử

Nguyễn Đỗ Cung sinh năm 1912 tại làng Xuân Tảo, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm (nay là phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm), Hà Nội. Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông tìm kiếm các trào lưu nghệ thuật phương Tây đầu thế kỷ XX, thể nghiệm khuynh hướng lập thể với mong muốn tạo sắc thái mới cho hội họa. Ông ham mê sáng tác nên sớm có danh khoảng 1935-1937 với nhiều minh họa độc đáo trên Phong hóa, Ngày nay, nhất là Trung Bắc chủ nhật, hiện nay vẫn còn rất nhiều bộ sưu tập tranh của ông.
Năm 1940, ông đi tìm nghệ thuật sơn mài nghệ thuật tại Nhật Bản. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông đã có mặt một cách nhanh chóng trong những ngày Hà Nội chào mừng ngày lễ độc lập - tự do.
Ông đã tham gia đoàn quân Nam tiến khi toàn quốc tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2 ở Việt Nam. Ông đã mở nhiều lớp đào tạo nhằm mục đích đào tạo, bồi dưỡng các họa sĩ trẻ tại miền Trung và để lại nhiều tác phẩm.
Sau hòa bình lập lại năm 1954, Nguyễn Đỗ Cung nhận trách nhiệm lãnh đạo Viện Mỹ thuật Việt Nam và xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Những cán bộ chủ chốt hiện nay ở Bảo tàng vẫn nhận một cách tự hào rằng mình đã trưởng thành từ "lò Nguyễn Đỗ Cung" dựa trên thư tịch và thực tế đã hoạch định được một hệ thống trưng bày mà cho đến nay vẫn được bảo lưu. Hệ thống trưng bày đó xác định một cách khoa học sự phát triển của nghệ thuật Việt Nam từ tiền sử qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn đến giai đoạn nghệ thuật tạo hình cận hiện đại.
Ông từng là Đại biểu Quốc hội khóa I. Năm 1947, ông là Chủ tịch Liên đoàn Văn hóa kháng chiến Liên khu V. Ông cũng từng trải các nhiệm vụ như Ủy viên ban thường vụ Hội mỹ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học- nghệ thuật Việt Nam.

Giải thưởng

  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 1996.
  • Huân chương Lao động hạng nhất
  • Huân chương Kháng chiến hạng ba
Tác phẩm

  • Du kích La Hay tập bắn (1947)
  • Làm kíp lựu đạn
  • Bài ca Nam tiến (1947)
  • Khai hội
  • Học hỏi lẫn nhau (1960)
  • Công nhân cơ khí (1962)
  • Tan ca mời chị em ra họp thi thợ giỏi
  • Cổng thành Huế
  • Cổng làng (bột màu)
  • Từ Hải (khắc gỗ màu)
  • Vẽ tranh bìa cho tập "Xuân thu nhã tập".
  • Cây chuối
Đánh giá

Bàng Thực Dân - Giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội viết:
Nguyễn Đỗ Cung vẫn không khỏi băn khoăn, day dứt trong việc chứng minh cho vị trí nền nghệ thuật cổ Việt Nam đang bị đánh giá sai lệch dưới con mắt của người Pháp. Ông không ngần ngại bút chiến với Badaxie - một học giả trường Viễn đông Bác Cổ - khi ông này có những nhận xét thiên kiến về người An Nam trong cuốn "Nghệ thuật An Nam" của mình. Những người bạn đồng tâm của Nguyễn Đỗ Cung trong ý muốn đề cao nền nghệ thuật nước nhà như Tô Ngọc Vân, Lê Phổ, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Giang, không khỏi xúc động khi đọc bài viết "Nhân đọc cuốn Nghệ thuật An Nam, Mỹ thuật Đại La hay mỹ thuật Lý, công bố trên báo Thanh Nghị năm 1938 của ông. Bằng những dẫn chứng cụ thể, chuẩn mực Nguyễn Đỗ Cung đã chứng minh niên đại chính xác nền nghệ thuật Lý thế kỷ XI do chính các nghệ nhân Việt Nam sáng tạo chứ không phải là "nghệ thuật Đại La" được mang lại bởi sự đô hộ của viên thái thú Cao Biền vào thế kỷ IX như Badaxie nhận định. Sau cuộc bút chiến ấy, đến cuộc đấu tranh công khai của Nguyễn Đỗ Cung và các họa sĩ Lưu Văn Sin, Trần Văn Cẩn, Hoàng Lập Ngôn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Khang với giám đốc trường mỹ thuật là Giông-se, người thay thế cho Vícto Tác-đi-ơ khi ông này mất vào năm 1938. Ông Cung đã buộc Giông-se phải chịu thua bằng lý luận và thực tiễn khi Giông-se tuyên bố ý định "chỉ muốn đào tạo những thợ mỹ nghệ chứ không phải nghệ sĩ.
Nguyễn Văn Tỵ - họa sĩ Việt Nam viết:
Trong bão táp của sáng tạo nghệ thuật, trong cái phức tạp và gian khổ của công tác cách mạng, Nguyễn Đỗ Cung là một mũi thép sắc nhọn, một cây thông vút ngọn lên cao. Vô tư, liêm khiết, vì mọi người. Nguyễn Đỗ Cung vẫn giữ được trên tranh và trong tâm hồn tính dân tộc đó.
8.Kim Lân.
-Kim Lân (sinh 1 tháng 8 năm 1920 - mất 20 tháng 7 năm 2007), tên thật là Nguyễn Văn Tài, là một nhà văn Việt Nam. Ông được biết đến với các tác phẩm văn học như Vợ nhặt, Làng.

Tiểu sử

Ông quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn (nay là làng Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh,[1] (năm 2008 thuộc vùng Hà Nội). Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Một số truyện (Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa,...) mang tính chất tự truyện nhưng đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân thời kỳ đó.[1]
Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim...). Các truyện: Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn... kể lại một cách sinh động những thú chơi kể trên, qua đó biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám - những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa.
Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn. Ông vẫn chuyên về truyện ngắn và vẫn viết về làng quê Việt Nam - mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Những tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962).[1]
Sinh thời ông sống tại Hà Nội. Nǎm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ông từ trần năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh hen suyễn, hưởng thọ 87 tuổi
Sự nghiệp văn học

Trong cả hai giai đoạn sáng tác, tuy viết không nhiều nhưng giai đoạn nào Kim Lân cũng có những tác phẩm hay. Là một cây bút truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.
Truyện ngắn Vợ nhặt và Làng của Kim Lân đã được đưa vào trong sách giáo khoa ở Việt Nam. Năm 2005, truyện Vợ nhặt được đưa vào đề thi môn văn kỳ thi của Đại học Kinh tế Huế và Nguyễn Thị Thu Trang đã đạt điểm 10, gây xôn xao dư luận một thời. Truyện Làng được viết về nông thôn Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp và một gia đình người tản cư thời đó.
Về tác phẩm Vợ nhặt, Kim Lân viết:
"Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người."
Gia quyến

Ông là cha của họa sĩ Thành Chương, nữ họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, họa sĩ Nguyễn Từ Ninh (con trai thứ 6), họa sĩ Nguyễn Việt Tuấn (con trai út).

Sự nghiệp diễn xuất

Ngoài sáng tác văn học, Kim Lân còn tham gia đóng phim và kịch. Một số vai tiêu biểu ông tham gia diễn xuất có thể kể đến:
  • Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy
  • Lý Cựu trong phim Chị Dậu
  • Lão Pẩu trong phim Con Vá
  • Cả Khiết trong vở Cái tủ chè của Vũ Trọng Can
  • Cụ lang Tâm trong phim Hà Nội 12 ngày đêm
Một số tác phẩm tiêu biểu

Truyện ngắn
  • Nên vợ nên chồng (trong tập truyện ngắn 1955)
  • Làng (1948)
  • Vợ nhặt (in trong tập truyện ngắn Con chó xấu xí năm 1962)
9.Nam Cao.
-Nam Cao (1915/1917- 28 tháng 11 năm 1951) là một nhà văn và cũng là một chiến sỹ, liệt sỹ người Việt Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20
Thân thế và sự nghiệp

Thời niên thiếu

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi là Trần Hữu Trí), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.[2] Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[3]
Ông xuất thân từ một gia đình Công giáo bậc trung. Cha ông là ông Trần Hữu Huệ, làm nghề thợ mộc và thầy lang trong làng. Mẹ ông là bà Trần Thị Minh, vừa là nội trợ, làm vườn, làm ruộng và dệt vải.
Thuở nhỏ, ông học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung (nay là trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định). Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung, ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.
Đến với văn nghiệp

Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.
Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, trên đường Thụy Khuê, Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.
Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo.
Phát xít Nhật thâm nhập Đông Dương, trường sở bị trưng dụng, ông rời Hà Nội, về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng. Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Ông in truyện dài nhiều kỳ Truyện người hàng xóm trên tờ Trung Bắc Chủ nhật, viết xong tiểu thuyết Chết mòn, sau đổi là Sống mòn...
Tham gia hoạt động cách mạng

Tháng 4 năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này. Bị địch khủng bố gắt gao, ông phải lánh về quê.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, rồi ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương[cần dẫn nguồn]. Ông cho in truyện ngắn Mò sâm banh trên tạp chí Tiên Phong.
Năm 1946, Nam Cao ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc. Tiếp đó, ông vào miền Nam với tư cách phóng viên. Tại Nam Bộ, Nam Cao viết và gửi in truyện ngắn Nỗi truân chuyên của khách má hồng trên tạp chí Tiên Phong, in tập truyện ngắn Cười ở Nhà xuất bản Minh Đức, in lại tập truyện ngắn Chí Phèo. Ra Bắc, Nam Cao nhận công tác ở Ty Văn hóa Hà Nam, làm báo Giữ nước và Cờ chiến thắng của tỉnh này. Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở rừng. Tại chiến khu, năm 1948 Nam Cao gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.
Năm 1950 Nam Cao chuyển sang làm việc ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm việc trong toà soạn tạp chí Văn nghệ. Tháng 6, ông thuyết trình về vấn đề ruộng đất trong hội nghị học tập của văn nghệ sĩ, sau đó ông được cử làm Ủy viên tiểu ban văn nghệ của Trung ương Đảng. Trong năm đó, ông tham gia Chiến dịch Biên giới.
Tháng 5 năm 1951, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng về dự Hội nghị văn nghệ Liên khu 3, sau đó hai nhà văn cùng vào công tác khu 4. Nam Cao trở ra tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp, vào vùng địch hậu khu 3. Ông có ý định kết hợp lấy thêm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết sẽ hoàn thành
Qua đời

Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 tháng 10 âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình).
Sau khi ông mất, mộ phần bị thất lạc. Đầu năm 1996, một chương trình có tên "Tìm lại Nam Cao" nhằm tìm lại mộ phần của ông được Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam tổ chức với sự tham gia của 35 đơn vị tham gia như Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Nhân dân... Với sự giúp đỡ của 7 nhà ngoại cảm mà Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) mời dự, một ngôi mộ được cho là của Nam Cao đã được tìm thấy ở nghĩa trang huyện Gia Viễn, (Ninh Bình) và quy tập về quê hương ông (xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam).
Tuy mất sớm, nhưng ảnh hưởng của ông đến văn học Việt Nam vẫn đáng kể. Năm 1956, tiểu thuyết Sống mòn của ông được xuất bản lần đầu .
Cũng trong năm 1996, Nam Cao được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật ngay trong đợt 1.
Nhà tưởng niệm Nam Cao cũng đã được thành lập từ ngày 30 tháng 11 năm 2004 tại Hà Nam, để tưởng niệm nhà văn.
Quan điểm nghệ thuật

Quan điểm nghệ thuật "vị nhân sinh"
Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề Sống và Viết, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Có thể nói, nhắc đến Nam Cao là nhắc đến chủ nghĩa hiện thực trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945.
Thời gian đầu lúc mới cầm bút, ông chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Dần dần nhận ra thứ văn chương đó xa lạ với đời sống lầm than của người lao động, ông đã đoạn tuyệt với nó và tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa. Tác phẩm Giăng sáng (1942); phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công – Đó là thứ "Ánh trăng lừa dối". Nam Cao nhận thức nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật "tàn nhẫn", phải nói lên nỗi khốn khổ, cùng quẫn của nhân dân và vì họ mà lên tiếng.
Đời thừa (1943); khẳng định một tác phẩm văn học phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng và "Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có". Ông đòi hỏi nhà văn phải có lương tâm, có nhân cách xứng với nghề; và cho rằng sự cẩu thả trong văn chương chẳng những là bất lương mà còn là đê tiện.
Sau 1945, tham gia kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hy sinh thứ nghệ thuật cao siêu với ý nghĩ: lợi ích dân tộc là trên hết. Nhật ký Ở rừng (1948) - tác phẩm có giá trị của văn xuôi thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp - thể hiện quan niệm "sống đã rồi hãy viết" và "góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn".

Các đề tài chính

Trước cách mạng tháng 8
  1. Người trí thức nghèo: Nam Cao miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội đương thời trước 1945, những "giáo khổ trường tư", những nhà văn nghèo, những viên chức nhỏ. Họ là những trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão, tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý; nhưng lại bị gánh nặng áo cơm và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho "chết mòn", phải sống như "một kẻ vô ích, một người thừa". Phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo bóp ngẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời nói lên khao khát một lẽ sống lớn, có ích, có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người.
  2. Người nông dân nghèo: Nhà văn dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước 1945 nghèo đói, xơ xác trên con đường phá sản, bần cùng, hết sức thê thảm; càng hiền lành, càng nhẫn nhục thì càng bị chà đạp, hắt hủi, bất công, lăng nhục tàn nhẫn; người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nam Cao không hề bôi nhọ người nông dân, trái lại, đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện ngay cả khi bị vùi dập, cướp mất cà nhân hình, nhân tính của người nông dân; Kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đó trước 1945.
Sau cách mạng tháng 8
  1. "Đôi mắt", tác giả thể hiện một cái nhìn, một quan điểm, một sự thay đổi đối với thời cuộc, có đi nhiều tìm hiểu nhiều và quan sát nhiều mới có sự thay đổi cách nhìn cách nghĩ.
  2. Sau cách mạng tháng 8 nhà văn tích cực tham gia vào kháng chiến có sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật và nhìn nhận hướng đi mới cho nhân vật.
  3. Những tác phẩm văn chương của Nam Cao đã trở thành những tuyên ngôn nghệ thuật cho giới nghệ sĩ đương thời.
  4. "Trăng sáng" là một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao: "Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối,nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thế chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than".

Phong cách nghệ thuật

  • Đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hoạt động bên ngoài – Đây là phong cách rất độc đáo của Nam Cao. Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá "con người trong con người".
  • Tâm lý nhân vật trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao.
  • Thường viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh. Từ cái sự tầm thường quen thuộc trong đời sống hàng ngày của "Những truyện không muốn viết", tác phẩm của Nam Cao làm nổi bật vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn triết lý sâu sắc về con người, cuộc sốngnghệ thuật.
  • Giọng điệu riêng, buồn thương, chua chát. Ông có phong cách nghệ thuật triết lý trữ tình sắc lạnh. Có nhà nghiên cứu đã ví ông với nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc với phong cách Téc-mốt (Phiên âm tiếng Việt có nghĩa là cái phích nước)
Và quan niệm nghệ thuật của ông là " Nghệ thuật vị nhân sinh (nghệ thuật phải viết về con người và hướng đến những điều tốt đẹp của con người); ông phê phán quan niệm " nghệ thuật vị nghệ thuật".
Tác phẩm
Kịch

  • Đóng góp (1951)
Tiểu thuyết

  • Truyện người hàng xóm (1944) - Báo Trung văn Chủ nhật.
  • Sống mòn (viết xong 1944, xuất bản 1956)[3], ban đầu có tên Chết mòn - Nhà xuất bản Văn Nghệ.
  • Và bốn tiểu thuyết bản thảo bị thất lạc: Cái bát, Một đời người, Cái miếu, Ngày lụt.
Truyện ngắn
Trước cách mạng

  • Ba người bạn
  • Đón khách
  • Bài học quét nhà (1943)
  • Bảy bông lúa lép
  • Cái chết của con Mực
  • Cái mặt không chơi được
  • Chuyện buồn giữa đêm vui
  • Cười
  • Con mèo
  • Con mèo mắt ngọc
  • Chí Phèo (1941)
  • Đầu đường xó chợ
  • Điếu văn
  • Đôi móng giò
  • Đời thừa (1943)
  • Đòn chồng
  • Làm tổ
  • Đui mù
  • Nhỏ nhen
  • Làm tổ
  • Lang Rận
  • Lão Hạc (1943)
  • Mong mưa
  • Một truyện xu-vơ-nia
  • Một đám cưới (1944)
  • Mua danh
  • Mua nhà
  • Một bữa no (1943)
  • Người thợ rèn
  • Nhìn người ta sung sướng
  • Những chuyện không muốn viết
  • Những trẻ khốn nạn
  • Nghèo (1937)
  • Nụ cười
  • Nước mắt
  • Nửa đêm
  • Phiêu lưu
  • Quái dị
  • Quên điều độ
  • Anh tẻ
  • Rửa hờn
  • Sao lại thế này?
  • Thôi, đi về
  • Giăng sáng (1942)
  • Trẻ con không được ăn thịt chó (1942)
  • Truyện biên giới
  • Truyện tình
  • Tư cách mõ (1943)
  • Từ ngày mẹ chết
  • Xem bói
  • Dì Hảo (1941)
  • Truyện người hàng xóm
  • Rình trộm
Sau cách mạng

  • Mò Sâm Banh (1945)
  • Nỗi truân chuyên của khách má hồng (1946)
  • Đôi mắt (1958)
  • Đợi chờ
  • Trần Cừ
  • Những bàn tay đẹp ấy
  • Hội nghị nói thẳng
  • Định mức
Truyện ký cách mạng




    • Đường vô Nam
    • Ở rừng
    • Từ ngược về xuôi
    • Trên những con đường Việt Bắc
    • Bốn cây số cách một căn cứ địch
    • Vui dân công
    • Vài nét ghi qua vùng giải phóng
Ngoài ra ông còn làm thơ và biên soạn sách địa lý với Văn Tân Địa dư các nước châu Âu (1948), Địa dư các nước châu Á, châu Phi (1969), Địa dư Việt Nam (1951).

Danh hiệu tôn vinh

  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 1996.
  • Tên Nam Cao được đặt tên cho Đường phố tại Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội; Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh; Thành phố Đà Nẵng; Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai; Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang và một số địa phương khác.
  • Tên ông cũng được đặt cho một số trường học phổ thông và dự định cho tên một khu đại học tại Hà Nam.
Gia đình

Ông có một vợ và năm người con, trong đó một người đã mất trong nạn đói năm Ất Dậu.
10.Nguyễn Đình Thi.
-Nguyễn Đình Thi (1924–2003) là một nhà văn, nhà phê bình văn học và nhạc sĩ Việt Nam thời hiện đại.

Tiểu sử
Ông sinh ngày 20 tháng 12 năm 1924 ở Luông Pra Băng (Lào). Tuy nhiên, nguyên quán của ông là ở làng Vũ Thạch, hiện nay là phố Bà Triệu thuộc địa phận phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cha ông là một viên chức Sở bưu điện Đông Dương, từng sang làm việc ở Lào.
Những năm 1940 ông tham gia Tổ Văn hóa Cứu quốc. Năm 1945 ông tham dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào, sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc.
Ông thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.
Sau năm 1954 ông tham gia công tác quản lý văn học nghệ thuật. Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng Thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.
Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 2003 tại Hà Nội.
Tác phẩm
Truyện



  • Xung kích (1951)
  • Bên bờ sông Lô (tập truyện ngắn, 1957)
  • Vào lửa (1966)
  • Mặt trận trên cao (1967)
  • Vỡ bờ (tập I năm 1962, tập II năm 1970)
Tiểu luận

  • Mấy vấn đề văn học (1956)
  • Công việc của người viết tiểu thuyết (1964)
Thơ

  • Người chiến sĩ (1958)
  • Bài thơ Hắc Hải (1958)
  • Dòng sông trong xanh (1974)
  • Tia nắng (1985)
  • Đất nước (1948 - 1955). (Đã được nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc phổ thành bản Giao Hưởng - Hợp xướng cùng tên "Đất nước" Biểu diễn lần đầu tiên tại Nhà hát lớn Hà nội ngày 1 tháng 9/2009, Do chính Đặng Hữu Phúc chỉ huy Dàn nhạc - Hợp xướng Nhà hát Nhạc vũ kịch VN)
  • Việt Nam quê hương ta
Kịch
  • Con nai đen
  • Hoa và Ngần
  • Giấc mơ
  • Rừng trúc
  • Nguyễn Trãi ở Đông Quan
  • Tiếng sóng
Nhạc
  • Người Hà Nội (1947)
  • Diệt phát xít
11.Nguyên Hồng.
-Nguyên Hồng (1918-1982) là một nhà văn Việt Nam.
Tiểu sử

Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại Vụ Bản, Nam Định[1]. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, mồ côi cha, ông từ nhỏ theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm chợ nghèo.
Nguyên Hồng ham đọc sách từ nhỏ. Ông thường dành tiền thuê sách để đọc và dường như đọc hết những quyển sách mình thích ở cửa hàng cho thuê sách tại Nam Định. Loại sách Nguyên Hồng thích thuở nhỏ là truyện lịch sử Trung Hoa, trong đó những nhân vật có khí phách ngang tàng, trung dũng, những hảo hán chiếm cảm tình của ông nhiều nhất.
Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ Vỏ". Tiểu thuyết "Bỉ vỏ" là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những "con người nhỏ bé dưới đáy" như Tám Bính, Năm Sài Gòn...
Nguyên Hồng tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ (1936-1939) ở Hải Phòng. Tháng 9 năm 1939, ông bị mật thám bắt và bị đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê (Hà Giang) năm 1940. Năm 1943, Nguyên Hồng tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc bí mật cùng với Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng... Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957.
Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là "Núi rừng Yên Thế" được viết năm 1980.
Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang). Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Các tác phẩm tiêu biểu

  • Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938)
  • Bảy Hựu (truyện ngắn, 1941);
  • Những ngày thơ ấu (hồi ký, đăng báo lần đầu năm 1938, xuất bản năm 1940);
  • Qua những màn tối (truyện, 1942);
  • Cuộc sống (tiểu thuyết, 1942),
  • Quán nải (tiểu thuyết, 1943);
  • Đàn chim non (tiểu thuyết, 1943);
  • Hơi thở tàn (tiểu thuyết, 1943);
  • Hai dòng sữa (truyện ngắn, 1943);
  • Vực thẳm (truyện vừa, 1944);
  • Miếng bánh (truyện ngắn, 1945);
  • Ngọn lửa (truyện vừa, 1945);
  • Địa ngục và lò lửa (truyện ngắn, 1946- 1961);
  • Đất nước yêu dấu (ký, 1949);
  • Đêm giải phóng (truyện vừa, 1951);
  • Giữ thóc (truyện vừa, 1955);
  • Giọt máu (truyện ngắn, 1956);
  • Trời xanh (thơ, 1960)
  • Sóng gầm (tiểu thuyết, 196l);
  • Sức sống của ngòi bút (tạp văn, 1963);
  • Cơn bão đã đến (tiểu thuyết, 1963);
  • Bước đường viết văn của tôi (hồi ký, 197l);
  • Cháu gái người mãi võ họ Hoa (truyện thiếu nhi, 1972),
  • Thời kỳ đen tối (tiểu thuyết, 1973);
  • Một tuổi thơ văn (hồi ký, 1973);
  • Sông núi quê hương (thơ, 1973);
  • Khi đứa con ra đời (tiểu thuyết, 1976);
  • Những nhân vật ấy đã sống với tôi (hồi ký, 1978);
  • Thù nhà nợ nước (tập I, trong bộ tiểu thuyết Núi rừng Yên Thế, 1981);
  • Núi rừng Yên Thế (tiểu thuyết, tập II, 1993);
  • Tuyển tập Nguyên Hồng (3 tập Tập I: 1983, Tập II: 1984, Tập III: 1985).
 
  • Like
Reactions: _ Yub _

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Hì, có bạn nào đã biết mặt của những nhà văn, nhà thơ này chưa nào? Nếu chưa biết thì...chiêm ngưỡng ngay họ nhé! Dàn nhà văn, nhà thơ của Việt Nam đây nè...

1. Chế Lan Viên.
-Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam
Cuộc đời văn nghiệp

Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 (tức ngày 9 tháng 9 năm Canh Thân) tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung (THCS hay cấp II hiện nay) thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.
Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.
Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.
Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn-đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ). Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa - giáo dục của quốc hội.
Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 68 tuổi.
Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
Con gái ông, bà Phan Thị Vàng Anh, cũng là một nhà văn nổi tiếng.

Phong cách của Chế Lan Viên

Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ", thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945-1958).
Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm". Những tháp Chàm "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.
Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng", và có những thay đổi rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống".
Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lý. "chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa" Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú, độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng.

Các bút danh

Ngoài bút danh Chế Lan Viên (được hiểu là tác giả tự nhận mình là bông hoa lan trong khu vườn nhà họ Chế- dòng họ vua chúa của dân tộc Chăm ở nước Chiêm Thành xưa) nổi tiếng, trong bài giới thiệu tập tiểu luận Những bước đường tư tưởng của tôi của Xuân Diệu, đăng trên báo Văn học tháng 9 năm 1958, ông ký bút danh Thạch Hãn (tên một con sông tỉnh Quảng Trị quê ông). Nhiều bài báo in trên báo Thống Nhất, xuất bản ở Hà Nội trước tháng 5 năm 1975, ông cũng ký bằng bút danh này.
Từ năm 1959 đến năm 1963, trong thời gian làm biên tập báo Văn học, phụ trách chuyên mục Nói chuyện văn thơ, trả lời bạn đọc, ông ký bút danh Chàng Văn. Năm 1961, Nhà xuất bản Văn học đã cho xuất bản hai tập Vào nghề và Nói chuyện văn thơ của tác giả Chàng Văn.
Trong mục Nụ cười xuân trên báo Văn học, Chế Lan Viên có hai bài viết ngắn là Ngô bói Kiều và Lý luận Đờ Gôn ký tên Oah (tức Hoan).

Tác phẩm chính

Thơ

  • Điêu tàn (1937)
  • Gửi các anh (1954)
  • Ánh sáng và phù sa (1960)
  • Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967)
  • Những bài thơ đánh giặc (1972)
  • Đối thoại mới (1973)
  • Ngày vĩ đại (1976)
  • Hoa trước lăng Người (1976)
  • Dải đất vùng trời (1976)
  • Hái theo mùa (1977)
  • Hoa trên đá (1984)
  • Tuyển tập thơ Chế Lan Viên (tập I, 1985 tập II, 1990)
  • Ta gửi cho mình (1986)
  • Di cảo thơ I, II, III (1992, 1993, 1995)
  • Tuyển tập thơ chọn lọc
Văn

  • Vàng sao (1942)
  • Thăm Trung Quốc (bút ký, 1963)
  • Những ngày nổi giận (bút ký, 1966)
  • Bác về quê ta (tạp văn, 1972)
  • Giờ của đô thành (bút ký, 1977)
  • Nàng tiên trên mặt đất (1985)
Tiểu luận phê bình

  • Kinh nghiệm tổ chức sáng tác (1952)
  • Nói chuyện thơ văn (1960)
  • Vào nghề (1962)
  • Phê bình văn học (1962)
  • Suy nghĩ và bình luận (1971)
  • Bay theo đường bay dân tộc đang bay (1976)
  • Nghĩ cạnh dòng thơ (1981)
  • Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981)
  • Ngoại vi thơ (1987)
  • Nàng và tôi (1992)
2.Học Phi.
Học Phi (11 tháng 2 năm 1913 – 6 tháng 5 năm 2014) là nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam. Ông đã được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học đợt 1 (1996).
Tiểu sử

Ông tên thật là Chu Văn Tập, sinh tại Tam Nông, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên và tham gia cách mạng từ rất sớm. Năm 1929 là đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng.
Năm 1936, ông bắt đầu viết văn tranh đấu cho phía tả sau khi ra khỏi nhà tù của thực dân Pháp. Tác phẩm đầu tay của ông là tiểu thuyết Hai làn sóng ngược, dựa trên vở kịch ngắn cùng tên của Nguyễn Văn Năng, sau đó đổi tên thành Xung đột (bút danh Tú Văn) đăng trên báo Đời nay. Sau đó ông viết tiếp hàng loạt truyện ngắn đăng trên báo Tin tức và các báo khác ở Hà Nội thời ấy.
Năm 1939, thời kì Mặt trận Bình dân chấm dứt, ông bị an trí về Hưng Yên. Thời gian này ông tiếp tục viết và xuất bản được 3 cuốn tiểu thuyết Đắm tàu, Giòng giõi, Yêu và thù. Ông còn được giao nhiệm vụ cùng Vũ Quốc Uy xây dựng Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng 8, ông làm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Cách mạng tỉnh Hưng Yên [1]. Năm 1946 làm Trợ lý Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền.
Năm 1947-1948, ông làm Tổng thư ký Hội Văn hoá kháng chiến Liên khu III, sau chuyển lên Ban biên tập Ban Tuyên huấn Trung ương, rồi phụ trách Đoàn Văn công Trung ương.
Hoà bình lập lại, Học Phi trỏ về Hà Nội. Ông giữ chức làm Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, rồi Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam cho tới lúc về hưu.
Năm 1944, ông bắt đầu viết kịch. Vở kịch đầu tay là Đào Nương, viết vế người ca nữ Đào Thị Huệ, sau này được ông viết lại năm 1980, lấy tên là Người kỹ nữ ở Đông Quan. Năm 1945, ông lại viết tiếp vở Cà sa giết giặc, được công diễn lần đầu tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào Quốc khánh 2 tháng 9 năm 1946. Kể từ đó ông bắt đầu chuyển hướng sang viết kịch. Nhiều vở kịch ngắn, dài ra đời sau đó, trong đó có Chị Hòa, Bên đường dốc, Một đảng viên, Lúa mùa thu, Mở đường, Mai... đã gây được tiếng vang lớn.
Năm 1976, ông nghỉ công tác hành chính. Ông lại trở lại với nghề văn, và viết được những cuốn tiểu thuyết Ngọn lửa, Hừng đông, Xuống đường, Bà đốc Huệ, Cuộc đời về cuối. Từ các cuốn tiểu thuyết, ông lại rút ra một số vở kịch như Ni cô Đàm Vân, Cô hàng rau rút từ Ngọn lửa và Hừng đông, Hoàng Lan, Đêm dài rút từ Xuống đường... Sự nghiệp viết văn của ông bao gồm hơn 30 vở kịch và 9 cuốn tiểu thuyết. Ngoại trừ Bà đốc Huệ viết về Khởi nghĩa Bãi Sậy và Người kỹ nữ ở Đông Quan thì những tác phẩm của ông đều nói về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở tuổi 90, ông bắt đầu viết kịch bản phim, như bộ phim Minh Nguyệt đã giành giải Kịch bản xuất sắc nhất tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc, được đạo diễn Nguyễn Hữu Phần dàn dựng.
Học Phi được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1).
Các con của ông là nhà văn Chu Lai và nhà văn Hồng Phi. Con dâu ông, Vũ Thị Hồng, cũng là một nhà văn và hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm

Tiểu thuyết

  • Hai làn sóng ngược - Xung đột (1939)
  • Đắm tàu (1940)
  • Giòng giõi (1941)
  • Yêu và thù (1942)
  • Hừng đông (1980)
  • Ngọn lửa (1981)
  • Xuống đường (1996)
  • Bà đốc Huệ
  • Cuộc đời về cuối (1999)
Kịch

  • Người kĩ nữ ở Đông Quan
  • Cà sa giết giặc (1946)
  • Ngày mai (1951)
  • Chị Hòa (1955)
  • Bên đường dốc
  • Một đảng viên (1960)
  • Lúa mùa thu
  • Mở đường
  • Mai
  • Ni cô Đàm Vân (1976)
  • Cô hàng rau
  • Hoàng Lan
  • Đêm dài
3. Nguyễn Xuân Sanh.
-Nguyễn Xuân Sanh (sinh năm 1920) là nhà thơ và là một dịch giả Việt Nam
Tiểu sử

Ông sinh ngày 16 tháng 11 năm 1920 tại Đà Lạt. Cha ông là một nhà nho ở Quảng Bình, sau di cư vào Đà Lạt, nên ông Sanh đã ra đời nơi ấy.
Nguyễn Xuân Sanh học trung học và đại học ở Hà Nội. Ông làm thơ sớm, năm 16 tuổi, đã có truyện thơ Lạc loài đăng nhiều kỳ trên báo.
Năm 1939, ông cùng với các văn nghệ sĩ cùng chí hướng sáng tạo, gồm các nhà văn, nhà thơ: Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Lương Ngọc; họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung và nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát thành lập nhóm Xuân Thu nhã tập. Đến tháng 6 năm 1942, thì nhóm ấy xuất được một tập sách có cùng tên là Xuân Thu nhã tập (do Xuân Thu thư lâu xuất bản), gồm một số bài thơ, văn xuôi triết lý và tuyên ngôn nghệ thuật của nhóm [1].
Trước Cách mạng tháng Tám (1945), ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước. Sau đó, trong chiến tranh kháng Pháp, ông tham gia Đoàn văn nghệ liên khu IV, phụ trách tạp chí Sáng tạo.
Từ năm 1950, ông ra Việt Bắc tham gia Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam và Tiểu ban Văn nghệ của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), ông lần lượt được cử làm Ủy viên Ban chấp hành hội các khóa I, II và III.
Từ năm 1966 đến 1975, ông làm Hiệu trưởng Trường Bồi dưỡng những người viết văn Trẻ và làm Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch...
Hiện nay, ông đang nghỉ hưu tại thành phố Hà Nội.

Tác phẩm

Nguyễn Xuân Sanh đã sáng tác các tập thơ sau:
  • Nhận ruộng (1945)
  • Chiếc bong bóng hồng (1957)
  • Tiếng hát quê ta (1955)
  • Nghe bước xuân về (1961)
  • Quê biển (1966)
  • Sáng thơ (1971)
  • Đảo dưa hấu (1974)
  • Đất nước và lời ca (1978)
  • Đất thơm (tập thơ văn xuôi, viết 1940-1945, in 1995)...
Các tập thơ do ông dịch có:
  • Thơ Liên Xô (1962)
  • Thơ Pêtôphi (1962)
  • Thơ Inđônêxia (1964)
  • Thơ Mickiêvich (1966)
  • Thơ Enđrê Ađy (1977)
  • Thơ Vapxarôp (1981)
  • Thơ Victo Huygô (1986)
  • Thơ Trantômer (Thụy Điển, 1993)
  • Tuyển tập thơ Pháp (3 tập, 1989-1994)
  • Thơ đương đại (1966)
  • Thơ Bagriana (1994, dịch chung)
  • Thơ Êluya (1995, dịch chung)...
Ngoài ra, còn sáng tác thơ cho thiếu nhi.

4.Nguyễn Huy Tưởng
-Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.
Tiểu sử

Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng. Năm 1935 ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng, sau đó quay về Hà Nội. Năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải Phòng. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên.
Tháng 6 1945, Nguyễn Huy Tưởng tham gia ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc. Tháng 8 năm đó, Nguyễn Huy Tưởng đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Ông còn là đại biểu văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong. Tiếp đó ông giữ chức vụ Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới. Cách mạng Tháng Tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc.
Nguyễn Huy Tưởng là đại biểu Quốc hội khóa I năm 1946. Tháng 4 năm đó, vở kịch Bắc Sơn của ông được công diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội đem lại thành công lớn. Tháng 7, ông được bầu là Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Tháng 12 năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông tổ chức và đưa Đoàn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc. Tiếp tục hoạt động văn hóa, ông là ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng.
Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới. Trong hai năm 1953, 1954 ông công tác giảm tô trong cải cách ruộng đất. Sau hòa bình 1954, ông làm Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa I. Ông là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội. Năm 1995, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã đặt tên cho một phố của thủ đô là phố Nguyễn Huy Tưởng, nối từ phố Vũ Trọng Phụng cắt ngang qua phố Nguyễn Tuân đến đường Khuất Duy Tiến. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.

Tác phẩm

Tiểu thuyết

  • Đêm hội Long Trì (1942)
  • An Tư công chúa (1944)
  • Truyện Anh Lục (1955)
  • Bốn năm sau (1959)
  • Sống mãi với Thủ Đô (1960)
  • Lá cờ thêu sáu chữ vàng về Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản.
Kịch
  • Vũ Như Tô (1943)
  • Cột đồng Mã Viện (1944)
  • Bắc Sơn (công diễn 6 tháng 4 năm 1946)
  • Những người ở lại (1948)
  • Anh Sơ đầu quân (tập kịch, 1949)
  • Lũy hoa (1960)
Cùng nhiều truyện và ký sự khác: Truyện phim Lũy hoa (1961), Ký sự Cao Lạng (ký, 1951), Chiến sĩ ca-nô, An Dương Vương xây thành ốc, Truyện anh Lục, Tìm mẹ, Lá cờ thêu sáu chữ vàng...
Ngoài ra, năm 2006 Nhà xuất bản Thanh Niên tập hợp nhật ký của ông và phát hành thành mang tên Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng.

5.Tô Hoài.

-Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 – 6 tháng 7 năm 2014)[1] là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.

Tiểu sử

Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam[2]). Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.
Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.
Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

Sự nghiệp văn học

Ông viết văn từ trước năm 1945, với các thể loại truyện phong phú, đa dạng. Các tác phẩm chính của ông là:
  • Dế Mèn phiêu lưu ký (1941)
  • O chuột (1942)
  • Nhà nghèo (1944)
  • Truyện Tây Bắc (1953)
  • Miền Tây (1967)
  • Cát bụi chân ai (1992)
  • Ba người khác (2006)
Truyện dài Dế Mèn phiêu lưu ký được ông viết xong vào tháng 12 năm 1941 tại Nghĩa Đô, ngoại ô Hà Nội khi đó. Đây là tác phẩm rất nổi tiếng của ông dành cho thiếu nhi.
Tác phẩm gần đây nhất của ông là Ba người khác. Sách được viết xong năm 1992 nhưng đến 2006 mới được phép in, nội dung viết về thời kỳ cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, đã gây tiếng vang lớn và có thể so sánh với Dế Mèn phiêu lưu ký, "đã mở ra diện mạo mới cho văn chương Việt Nam" trong nền văn học hiện thực.
Trong cuộc đời sáng tác, ông đã dùng nhiều bút danh khác ngoài Tô Hoài như Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa và Phạm Hòa.

Giải thưởng

  • Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc);
  • Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà);
  • Giải thưởng của Hội Nhà văn Á-Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây);
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 - 1996).
  • Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2010
Quan điểm

Hà Nội do dân tứ phương lập lên. Người Hà Nội gốc có lẽ chỉ là mấy anh đánh cá ở sông Tô Lịch. Mà Tô Lịch chỉ còn là một phế tích. Chẳng có ai sống ở Hà Nội được đến mười đời. Vì thế muốn hiểu tính cách người Hà Nội, ta phải tìm hiểu tính cách chung của người Việt Nam, rồi nghiên cứu cá tính người thành thị thì mới ra tính cách người Hà Nội. Tất nhiên người Hà Nội có nét hào hoa phong nhã, nhưng đấy không phải tận gốc mà là tinh hoa của nhiều vùng đất tạo nên. Dân Hà Nội là dân tứ chiếng. Vì thế, ở Hà Nội tuyệt nhiên không có chuyện cục bộ địa phương. Bất cứ ai cũng có thể về làm Lãnh đạo Hà Nội. Tôi cho đó cũng là một nét rất hay của Hà Nội.
[TBODY] [/TBODY]
Đánh giá
“ Tô Hoài như một từ điển sống, một pho sách sống. Ông như cuốn Bách khoa Toàn thư mà không Viện sĩ nào, không Học giả nào có thể sánh được. Tôi đã có dịp tò mò hỏi ông về Hà Nội và rất ngạc nhiên. Tôi không ngờ ông hiểu Hà Nội sâu sắc đến thế. Tôi gọi ông là Nhà Hà Nội học, dù ông không nghiên cứu. ”
--- Nhà thơ Trần Đăng Khoa---
Tưởng nhớ

Ngày 27/10/2015, hiệu sách Dế Mèn khai trương tại ngôi nhà 108, C3, tập thể Nghĩa Tân, Hà Nội, vốn là thư phòng của nhà văn Tô Hoài trước kia. Hiệu sách Dế Mèn do chính con cháu Tô Hoài thực hiện, diện tích rộng hơn 10m2 tương lai sẽ có thêm phòng đọc mini phía trong - nơi nhà văn Tô Hoài từng ngồi viết văn, ngủ, nghỉ. Ngoài các đầu sách của nhà văn Tô Hoài, hiệu sách còn có nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, phần lớn là sách văn học. Hiệu sách cũng tạo công việc cho con cháu trong nhà, giúp các cháu có cơ hội hiểu thêm về ông và là nơi để bạn bè, người yêu sách ghé thăm như khi ông còn sống.



Nguồn: Sưu tầm.

38179646_463457520789041_55504665525092352_n.jpg
Wow, tất cả nhà văn, nhà thơ cùng chụp chung một bức ảnh luôn sao ? Chắc đây là bức ảnh chụp trong hội nhà văn Việt Nam rồi !
 
  • Like
Reactions: Harry Nanmes

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Wow, tất cả nhà văn, nhà thơ cùng chụp chung một bức ảnh luôn sao ? Chắc đây là bức ảnh chụp trong hội nhà văn Việt Nam rồi !
Chị thấy thầy dạy toán của chị chia sẻ..thế là đăng luôn ở đây..không biết có đúng box không nhỉ?
 
  • Like
Reactions: Dương Sảng

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Chị thấy thầy dạy toán của chị chia sẻ..thế là đăng luôn ở đây..không biết có đúng box không nhỉ?
Hình như sai box rồi chị ạ, ở đây là ''BẢNG TIN - PHÒNG SINH HOẠT CHUNG'' là nơi tổ chức các hoạt động chung của box Ngữ văn. Cho nên mem thường không có chức năng đăng topic mới ở đây, chắc do chị là CTV nên mới đăng được đó ạ.
 
  • Like
Reactions: Harry Nanmes
Top Bottom