

Đề bài: Cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao .
I. MỞ BÀI:
- Nam Cao là gương mặt truyện ngắn tài hoa của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về đề tài người nông dân và trí thức nghèo trong xã hội thực dân và phong kiến. Ngòi bút Nam Cao sắc sảo, tỉnh táo nhưng vẫn đằm thắm yêu thương. Qua đời giữa lúc tài năng đang ở độ chín, Nam Cao vẫn kịp để lại cho đời một số lượng truyện ngắn đáng kể - có thể làm vinh dự cho nền văn học dân tộc.
- "Chí Phèo" là kiệt tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng tám. Ban đầu tác phẩm có tên là "Cái lò gạch cũ". Năm 1941, nhà xuất bản Đời Mới đổi lại là "Đôi lứa xứng đôi". Khi in trong tập Luống cày năm 1946, Nam Cao đổi lại thành "Chí Phèo".
- Nêu luận đề: Thành công nổi trội của Nam Cao trong truyện ngắn này là ông đã xây dựng được nhiều nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, đặc biệt là Chí Phèo – một cố nông lương thiện bị xã hội phong kiến vùi dập cả nhân hình, nhân tính nhưng vẫn toát lên bản chất lương thiện vốn có.
II. THÂN BÀI:
1. Khái quát chung:
-Bổ sung thông tin
-Cảm nhận chung về nhân vật Chí Phèo
2. Phân tích nhân vật:
a. Giới thiệu lai lịch, nguồn gốc nhân vật:
- Chí Phèo là một đứa trẻ bất hạnh. Khi mới ra đời đã bị bỏ rơi ở một lò gạch bỏ hoang và vắng người qua lại “một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngoét trong một cái váy đụp để bên cạnh lò gạch bỏ hoang”. Tuổi thơ của Chí lớn lên trong bàn tay và tấm lòng của người dân làng Vũ Đại.
b. Những nét tiêu biểu về phẩm chất, tính cách của Chí Phèo:
b.1. Chí là một cố nông dân lương thiện:
- Trong hai mươi năm đầu cuộc đời, Chí Phèo vốn là một nông dân rất lương thiện. Anh nông dân cố cùng ấy từng “ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng, khá giả thì mua năm ba sào ruộng làm…”. Anh mơ ước một cuộc sống bình dị, khiêm nhường bằng hai bàn tay lao động cần cù của mình. Khi bị cái “bà ba quỷ cái” gọi lên bóp chân, “lại cứ bóp trên nữa, trên nữa”, “hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”.
- Rõ ràng Chí Phèo là người có ý thức nhân phẩm, biết phân biệt giữa tình yêu thương chân chính với thói dâm dục xấu xa. Nhưng bản chất lương thiện đó của Chí Phèo đã bị xã hội ra sức hủy diệt.
b.2. Chí Phèo là một hiện tượng điển hình của người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường cùng không lối thoát:
- Trước hết, Chí Phèo là một hiện tượng có tính quy luật, là sản phẩm của tình trạng áp bức tàn khốc ở nông thôn trước Cách mạng. Đó là hiện tượng người lao động lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh.
Mở đầu truyện là hình ảnh rất sống động, đầy hấp dẫn của Chí Phèo say rượu, khật khưỡng vừa đi vừa chửi. Nhưng đằng sau chân dung được vẽ bằng những nét hí họa rất buồn cười ấy, nếu ta để ý, ta còn cảm thấy một cái gì như là sự vật vã tuyệt vọng của một linh hồn đau khổ. Thật ra, tiếng chửi của Chí Phèo không phải chỉ là lảm nhảm bâng quơ hoàn toàn vô nghĩa. Ban đầu hắn “chửi trời”, “chửi đời”, rồi chuyển sang “chửi ngay tất cả làng Vũ Đại”…mà vẫn “không ai lên tiếng cả”, hắn vô cùng tức tối, đau khổ: “không biết đứa mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nổi này?”. Hắn cứ chửi và mọi người cứ im lặng… “chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu”! Hình ảnh mở đầu câu chuyện khá độc đáo, đột ngột đó chẳng những đã giới thiệu một chân dung, một tính cách hấp dẫn, mà còn hé cho thấy tình trạng bi đát của số phận: con người không được xã hội thừa nhận là người.
Vì ghen tuông, bá Kiến đã đẩy anh canh điền hiền lành vào nhà tù; nhà tù thực dân đã tiếp tay cho lão cường hào thâm độc giết chết phần người trong con người Chí, biến Chí thành Chí Phèo, biến một người nông dân lao động lương thiện thành quỷ dữ. Hiện tượng bi thảm ấy là phổ biến và có tính quy luật trong xã hội ăn thịt người đương thời.
Từ sau ngày ở tù về, Chí đã thay đổi hoàn toàn về nhân hình: “Trông đặc như thằng săng đá, cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm trông gốm chết”,cái mặt “vằn ngang vằn dọc bao nhiêu là sẹo”.
Hành vi của Chí cũng rất khác thường. Chí ngồi uống rượu suốt từ trưa tới đến xế chiều. Say mềm, Chí đến nhà Bá Kiến chửi bới, rạch mặt ăn vạ “ối làng nước ơi! Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi!”. Chí sẵn sàng dọa nạt người khác “hắn rút bao diêm đánh cái xòe, châm lên mái lều” của người bán rượu.
Lần thứ hai đến nhà Bá Kiến hắn có đòi hỏi khá lạnh lùng “từ ngày cụ bắt con đi ở tù, con lại đâm ra thích đi ở tù”. Tâm hồn, nhân tính Chí bị tàn phá, hủy diệt. Bị Bá Kiến lợi dụng, Chí đã trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, “Hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát biết bao cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện”…
- Chi tiết kết thúc tác phẩm (nghe tin Chí Phèo chết, nhớ lại những người sống chung với hắn, Thị Nở “nhìn nhanh xuống bụng” và “đột nhiên chị thấy thấp thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại…”) là một chi tiết chứa đầy ngụ ý: biết đâu chẳng có một “Chí Phèo con” bước ra từ “cái lò gạch cũ” vào đời để “nối nghiệp bố”!
Rõ ràng, câu chuyện toát lên một điều: hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hội tàn bạo vẫn không cho người dân được sống hiền lành tử tế, thì sẽ còn những người dân lành bị đẩy vào con đường lưu manh.
Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo, trước hết là ở chỗ đã vạch ra cái quy luật tàn bạo, bi thảm đó trong xã hội nông thôn đen tối đương thời.
- Như vậy, vấn đề được đặt ra từ Chí Phèo chính là vấn đề nông dân. Hiện tượng lưu manh hóa ở nông dân là một dạng cụ thể, tiêu biểu của tình trạng tha hóa phổ biến trong xã hội tàn bạo, hủy diệt linh hồn, vùi dập nhân phẩm con người đương thời.
Đó chính là điều Nam Cao đặc biệt quan tâm và là chủ đề bao trùm toàn bộ sáng tác của ông trước Cách mạng.
b.3. Mối tình Chí Phèo - Thị Nở và sự thức tỉnh linh hồn của Chí Phèo:
- Mối tình Chí Phèo - Thị Nở không phải là một thứ tình yêu của hạng người – ngợm được miêu tả để làm trò cười, mà dưới ngòi bút tuy làm ra vẻ bỡn cợt, tàn nhẫn của tác giả, đó lại đích thực là một tình yêu thương chân chính được Nam Cao rất cảm thông, bênh vực.
- Ban đầu, Chí Phèo đến với Thị Nở một cách rất… Chí Phèo, trong một đêm trăng say rượu và ngứa ngáy da thịt. Nhưng rồi điều kì diệu là, Thị Nở không phải chỉ khơi dậy bản năng sinh vật ở gã đàn ông say rượu Chí Phèo, mà lòng yêu thương mộc mạc, chân thành của người đàn bà khốn khổ ấy đã khiến bản chất lương thiện của người nông dân lao động trong Chí Phèo thức dậy. Sau bao nhiêu năm phải bán linh hồn cho quỷ dữ để tồn tại u mê như một con thú, linh hồn Chí Phèo đã trở về.
- Có thể nói, đoạn văn viết về sự thức tỉnh linh hồn của Chí Phèo sau đêm gặp gỡ Thị Nở là một đoạn tuyệt bút, đầy chất thơ, vút lên một tư tưởng nhân đạo lớn lao, bất ngờ. Sáng hôm ấy, Chí Phèo dậy muộn và bỗng cảm thấy lòng “bâng khuâng”, “mơ hồ buồn”. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, Chí Phèo mới lại nghe thấy tiếng chim hót vui vẻ, tiếng cười nói của những người đi chợ về, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá… Những âm thanh bình thường quen thuộc trong cuộc sống lao động xung quanh ấy hôm nào chả có, nhưng hôm nay bỗng vang động sâu xa trong lòng Chí Phèo, trở thành tiếng gọi của sự sống, của cuộc đời lao động lương thiện vẳng đến đôi tai lần đầu tiên tỉnh táo của hắn. Nếu như bao lâu nay, Chí Phèo “say vô tận”, “có lẽ chưa bao giờ tỉnh táo để nhớ rằng hắn có trên đời”, thì sáng hôm nay, lần đầu tiên hắn thấy tỉnh táo. Hắn tỉnh táo để nhìn lại cuộc đời mình, từ những ngày xa xưa “rất xa xôi”, đến cái hiện tại đáng buồn và nhất là cái tương lai chắc chắn sẽ “đói rét và ốm đau, và cô độc – cái này còn đáng sợ hơn cái đói rét và ốm đau…”. Lần đầu tiên, Chí Phèo đối mặt với chính mình và nhận ra tình trạng tuyệt vọng của thân phận mình.
- Khi Thị Nở bưng cháo hành đến, Chí Phèo “rất ngạc nhiên” và hết sức xúc động. Hắn ăn bát cháo và nhận ra rằng cháo hành ăn rất ngon. Bởi vì hương vị cháo hành lúc này chính là hương vị của tình yêu chân thành, của hạnh phúc giản dị mà to lớn, có thật, lần đầu tiên dành cho hắn! Lần đầu tiên, Chí Phèo mắt “như ươn ướt”. Lúc này, Chí Phèo đã trở lại đúng bản chất của mình, trở lại là anh canh điền lương thiện, trong trắng năm xưa “Đó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi”… Hắn bỗng “thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người biết bao!”. Hắn như rưng rưng, hồi hộp mong được nhận trở lại “vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện”. Hắn tin rằng Thị Nở sẽ mở đường cho hắn: “Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể”.
b.4. Bi kịch tình yêu, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:
- Chí Phèo còn là một điển hình của tình trạng con người không được làm người, bị xã hội từ chối. Nỗi thống khổ ghê gớm của Chí Phèo được Nam Cao đi sâu vào thể hiện chẳng phải ở chỗ không nhà không cửa, không tấc đất cắm dùi, không cha không mẹ, không họ hàng thân thích… mà chính là ở chỗ hắn bị xã hội vằm nát bộ mặt người, cướp đi linh hồn người, bị xóa tên khỏi xã hội con người và phải sống kiếp sống tăm tối của loài thú vật.
Đó là nỗi thống khổ của con người sinh ra là người nhưng lại không được làm người và bị xã hội từ chối xua đuổi.
- Con đường trở lại làm người lương thiện vừa mở ra trước mắt Chí Phèo đã bị chặn đứng lại. Bà cô Thị Nở dứt khoát không cho cháu bà “đâm đầu đi lấy thằng Chí Phèo”, kẻ “chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ!”. Thật ra, bà ta cũng giống như mọi người mà thôi: mọi người quen coi Chí Phèo là con quỷ từ lâu rồi. Trước đây, để tồn tại, Chí Phèo đã bán linh hồn cho quỷ dữ; cho đến nay, linh hồn Chí Phèo đã trở về thì mọi người không nhận ra.
- Thế là Chí Phèo rơi vào một bi kịch tâm hồn đau đớn: bi kịch của con người không được công nhận làm người. Quằn quại đau khổ và tuyệt vọng. Chí Phèo lại uống rượu, nhưng “càng uống càng tỉnh ra”, “tỉnh ra, chao ôi, buốn!”. Bởi vì càng uống, Chí Phèo càng thấm thía nỗi đau khôn cùng của thân phận. Hắn “ôm mặt khóc rưng rức!”. Rồi hắn lại xách dao ra đi, và càng thấm thía tội ác của kẻ đã cướp quyền làm người, cướp cả bộ mặt và linh hồn con người của mình. Hắn đến nhà bá Kiến (chứ không vào nhà Thị Nở) không chỉ vì hắn say, mà chủ yếu vì lòng căm thù vẫn âm ỉ lâu nay trong đáy khối óc u tối của hắn giờ đây đã bùng lên, nên càng say thì càng tỉnh, hắn đến trước bá Kiến, “chỉ tay vào mặt” lão, dõng dạc kết án lão, đòi quyền làm người, đòi lại bộ mặt người. Lưỡi dao căm thù của Chí Phèo đã vung lên, kẻ thù bị đền tội. Hành động của Chí Phèo quá bất ngờ đối với chính con cáo già lọc lõi bá Kiến, đối với mọi người làng Vũ Đại; ai cũng coi đó là một vụ giết người dữ dội của con quỷ dữ Chí Phèo. Nhưng thực chất đây là một hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống đã vùng lên, tuy vùng lên một cách manh động, tuyệt vọng – chứ không phải một hành động lưu manh.
- Sau đó, Chí Phèo “chỉ còn một cách” là tự sát; tự sát vì bị từ chối không được cuộc sống con người. Giờ đây, khi ý thức nhân phẩm đã trở về, Chí Phèo không bằng lòng cuộc sống thú vật như trước nữa. Và Chí Phèo đã chết trong tâm trạng bi kịch đau đớn, trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống.
Đây là chi tiết phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp theo đúng quy luật: có áp bức, có đấu tranh. Thực chất đây là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân vùng lên bảo vệ quyền sống, không phải là hành động của một kẻ lưu manh hóa.
Hành động Chí phải tự kết liễu bản thân mình cũng mang ý nghĩa sâu sắc. Chí không thể tồn tại khi xung quanh quá nhiều định kiến và những vòng vây của tội ác. Chí mất đi vì không thể quay lại với tội ác khi đã hoàn lương.
3. Nhận xét, đánh giá về ý nghĩa tư tưởng của nhân vật Chí Phèo:
-Hình tượng Chí Phèo là một hiện tượng có tính quy luật trong xã hội cũ: người nông dân lương thiện bị đẩy vào bước đường cùng bị tha hóa và lưu manh hóa.
-Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, nhà văn tố cáo đanh thép xã hội tàn baọ đã hủy diệt con người cả đời sống vật chất và tâm hồn; đồng thời nhà văn cũng phát hiện & khẳng định bản chất lương thiện của người nông dân ngay cả khi họ bị vùi dập cả nhân hình, nhân tính.
4. Nhận xé, đánh giá vài nét về nghệ thuật:
Chí Phèo thực sự là một kiệt tác, thể hiện đầy đủ tài năng nghệ thuật xuất sắc, độc đáo của nhà văn Nam Cao. Những nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm là:
- Xây dựng được những nhân vật sống rất cá tính, độc đáo gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Chí Phèo là điển hình nghệ thuật bất hủ, chân dung, tính cách được khắc họa nổi bật, rất sinh động, vừa tiêu biểu cho một loại người có bề dày xã hội, vừa là những “con người này” cụ thể, có sức sống nội tại mạnh mẽ.
- Sở trường miêu tả, phân tích tâm lí; có khả năng đi sâu vào nội tâm diễn tả những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật.
- Bút pháp trần thuật mới mẻ, linh hoạt; kết câu thoải mái… đảo lộn trình tự thời gian, mạch tự sự có những đoạn nhân vật hồi tưởng, liên tưởng tạt ngang, rất phóng khoáng, tưởng như lỏng lẻo mà kì thực chặt chẽ, rất tự nhiên, hấp dẫn.
- Ngôn ngữ cũng đặc biệt tự nhiên, sống động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở của đời sống. Giọng văn biến hóa hấp dẫn. Ngôn ngữ kể chuyện vừa là ngôn ngữ tác giả vừa là ngôn ngữ nhân vật, nhiều giọng điệu đan xen.
III. Kết bài:
- Đánh giá về hình tượng nhân vật Chí Phèo
- Đánh giá chung về Nam Cao + tác phẩm "Chí Phèo" ;
- Nêu được suy nghĩ, liên tưởng của người viết ;
...
--------------------------------------------------------------------------------------------
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân.
____________________
I. MỞ BÀI:
- Nguyễn Tuân được tôn vinh là cây đại thụ của nền văn học Việt Nam. Với sự am hiểu sâu sắc về nhiều lĩnh vực như hội họa, điêu khắc, điện ảnh…, Nguyễn Tuân nổi tiếng với phong cách tài hoa, uyên bác. Ông đặc biệt thành công ở thể loại truyện ngắn và tùy bút. Nguyễn Tuân thường đi sâu, khám phá thiên nhiên, sự vật ở phương diện văn hóa, nghệ thuật, con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.
- “Chữ người tử tù” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Tuân được rút từ tập “Vang bóng một thời” (xuất bản năm 1940). Ban đầu tác phẩm có tên là “Dòng chữ cuối cùng” in năm 1930 trên tạp chí Tao đàn.
- Nhân vật trung tâm của truyện là Huấn Cao – một hình tượng hội tụ nhiều vẻ đẹp: tài hoa nghệ sĩ , thiên lương trong sáng và khí phách anh hùng, bất khuất
II. THÂN BÀI:
1. Khái quát chung:
a.Bổ sung thông tin:
b.Cảm nhận chung về nhân vật Huấn Cao:
- Nhân vật Huấn Cao trong truyện được xây dựng từ nguyên mẫu có thật ngoài đời là Cao Bá Quát – một người giỏi văn chương và võ nghệ, viết chữ đẹp, có tâm hồn cao đẹp, không chịu khuất phục trước uy quyền và bạo lực. Cao Bá Quát tham gia cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương và bị triều đình nhà Nguyễn sát hại.
- Nhân vật được đặt trong tình huống bất ngờ và éo le: Giữa chốn lao tù, tử tù Huấn Cao và viên quản ngục- hai tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp có sự gặp gỡ, tri âm, tri kỉ.
Tình huống truyện bộc lộ và làm tỏa sáng vẻ đẹp của cái tài, cái dũng, cái thiên lương của Huấn Cao.
2. Phân tích nhân vật:
a. Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa:
- Nguyễn Tuân không trực tiếp giới thiệu tài năng của Huấn Cao mà thông qua cuộc đối thoại của viên quản ngục và thấy thơ lại, người đọc có thể biết được một số thông tin về Huấn Cao: “cái người mà vùng tỉnh Sơn Tây vẫn khen có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”.
- Chữ Huấn Cao viết là chữ Hán – thứ chữ tượng hình của Trung Quốc. Nghệ thuật viết chữ đẹp được gọi là thư pháp. Loại hình nghệ thuật này có nguồn gốc từ Trung Quốc với bốn loại chữ: chân, thảo, lệ, triện. Thư pháp là loại hình nghệ thuật thanh cao của người có học. Các nhà nho xưa thường viết chữ để bộc lộ cái tâm, cái chí của mình. Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa và hiểu được giá trị cao quý của cái đẹp. Ông đã gửi gắm hoài bão lớn lao của mình qua những dòng chữ nghệ thuật: “những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời người”... “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”, “Có được chữ ông Huấn Cao mà treo trong nhà là có một vật báu trên đời”. Huấn Cao không chỉ nổi tiếng trong giới sành thư pháp, trong bạn bè tri âm tri kỉ mà ngay đối với những kẻ đối nghịch cũng hết lòng ngưỡng mộ tài năng của ông.
-Để có được chữ ông Huấn Cao, viên quản ngục không những phải dụng công, nhẫn nhục mà phải liều mạng. Bởi vì, biệt đãi Huấn Cao – một kẻ tử tù là việc làm nguy hiểm, có khi phải trả giá bằng tính mạng của mình.
b. Vẻ đẹp của khí phách hiên ngang, bất khuất:
- Dù chí lớn không thành, tư thế của Huấn Cao bao giờ cũng hiên ngang bất khuất. Ông là người làm chủ trong mọi hoàn cảnh. Khi bị dẫn vào ngục tù, ông không hề run sợ trước những kẻ đang nắm giữ vận mệnh của mình: “Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”, bất chấp lời dọa nạt của một tên lính canh tù.
- Huấn Cao là người không dễ dàng bị mua chuộc bởi vật chất tầm thường. Ông “vẫn thản nhiên nhận rượu thịt” nhưng lại quát viên quản ngục “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.
- Huấn Cao có quan niệm sống chết rõ ràng. Trước cái chết ông không bao giờ run sợ. Cái chết đối với ông nhẹ tựa lông hồng. Trước lúc ra pháp trường, Huấn Cao vẫn có phong thái ung dung, đường hoàng. Khi nghe tin sáng hôm sau Huấn Cao và năm đồng chí của ông phải về kinh chịu án tử hình, viên quản ngục tái nhợt người đi, thầy thơ lại “hớt hơ, hớt hải” rồi “ngập ngừng” khi báo tin, còn Huấn Cao: “lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười”. Đó là nụ cười thú vị vì đã khám phá ẩn số về viên quản ngục. Đó cũng là nụ cười khi đã tìm thấy tri âm tri kỉ nơi tội ác lộng hành: “Về bảo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và cả một bó đuốc xuống đây ta cho chữ”.
c. Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, cao đẹp:
- “Thiên lương” được hiểu là tính tốt vốn có của con người. Trong tác phẩm “Chữ người tử tù”, thiên lương được sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau. Với viên quản ngục, thiên lương là tấm lòng yêu quý cái đẹp, trân trọng cái tài. Đối với Huấn Cao, thiên lương chính là sự ý thức về tài năng của mình.
- Huấn Cao là một nghệ sĩ chân chính. Ông rất trân trọng cái đẹp của nghệ thuật đồng thời trân trọng tài năng của mình. Ông là người nghệ sĩ luôn đặt chữ tâm trên chữ tài, không bán rẻ nghệ thuật vì tiền bạc, uy quyền: “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng chỉ mới viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi”. Ông biết trân trọng và quý mến những người có tâm hồn trong sáng, yêu cái đẹp, biết thưởng thức cái đẹp.
- Huấn Cao là người biết cảm thông, trân trọng với những người biết yêu quý cái đẹp. Qua ngôn ngữ độc thoại, Huấn Cao đã bộ lộ những suy nghĩ sâu sắc khi suy sét người khác. Có lúc, Huấn Cao băn khoăn trước cách đối xử tươm tất của viên quản ngục. Khi hiểu được tâm nguyện cao quý của viên quản ngục, Huấn Cao tỏ ra hối hận: “Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Đó là cách hành xử đầy tôn trọng của một tấm lòng trước một tấm lòng, của một thiên lương trước một thiên lương, một nghệ sĩ trước một người tri âm, tri kỉ. Ông xem những dòng chữ của mình như một thứ quà tặng để đáp lại những tấm lòng. Vì vậy, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ quản ngục ngay trước giờ ra pháp trường lãnh án tử hình. Không chỉ thế, thiên lương của Huấn Cao còn có khả năng làm bừng sáng vẻ đẹp của người khác. Ông đã biến nhà tù – nơi tội ác nảy sinh, hoành hành trở thành không gian nơi gặp gỡ của tri âm, tri kỉ và đặc biệt dùng để cảm hóa con người. Quan niệm về cái đẹp được Nguyễn Tuân thể hiện sinh động trong cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm.
d. Sự thống nhất cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng:
- Trong cảnh tượng cho chữ ở cuối tác phẩm, Nguyễn Tuân đã để cho cái đẹp của cái tâm, của thiên lương chiếu rọi tạo nên sự thống nhất giữa tài năng, thiên lương và khí phách anh hùng cùng tỏa sáng trong một nhân vật. Đó cũng là chuẩn mực của cái đẹp, chuẩn mực đánh giá con người trong quan niệm nghệ thuật của nhà văn.
- Đây là đoạn văn tuyệt bút vì đoạt tới sự toàn mĩ bởi có sự phối kết hợp của nhiều yếu tố nghệ thuật: hội họa, điện ảnh, nghệ thuật tương phản đặt trong các yếu tố thời gian, không gian và bút pháp lãng mạn, tả thực.
* Sự đối lập giữa không gian, thời gian, bóng tối và ánh sáng:
+ Không gian: Người nghệ sĩ xưa thường sáng tạo cái đẹp trong thư phòng thoáng đãng với đầy đủ ánh sáng rực rỡ của mặt trời, ánh sáng mát mẻ của vầng trăng, mùi hương quyến rũ của hoa, hương vị đậm đà của trà, men say của rượu. Tất cả những điều ấy nói lên rằng, thời trước các nho sĩ hầu hết đều phải có điều kiện về kinh tế, được học hành bài bản. Huấn Cao sáng tạo cái đẹp trong hoàn cảnh đặc biệt. Đó là một gian phòng chật chội, hôi hám, ẩm thấp: “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.
+ Thời gian: Việc cho chữ vốn là việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra vào lúc đêm khuya, tĩnh lặng, khi vạn vật đã chìm sâu vào giấc ngủ. Lúc ấy, trên vọng canh chỉ còn vang lên tiếng mõ. Nhưng điều đặc biệt hơn là ở chỗ: đây là những giờ khắc ngắn ngủi còn lại của người tù trước lúc lên máy chém.
* Sự đối lập giữa cái đẹp, cái thanh cao với cái phàm tục, nhơ nhớp
- Sự tương phản giữa buồng giam ẩm ướt, hôi hám với tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván và chậu mực tàu thơm tho. Thư pháp vốn là nghệ thuật thanh cao, tinh tế đòi hỏi người nghệ sĩ phải có đầy đủ những phương tiện như bút mực, giấy lụa và đặc biệt là đầy đủ ánh sáng. Với Huấn Cao dòng chữ thư pháp trao tặng cho viên quản ngục là sự bàn giao cái đẹp cho hậu thế. Huấn Cao không được phép lựa chọn không gian, thời gian và ánh sáng vì vậy: “trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”.
* Cảnh cho chữ được đặt trong sự đối lập giữa cái thiện và cái ác:
- Người cho chữ và người nhận chữ có cuộc đổi ngôi hết sức kì diệu, trật tự, kỉ cương của nhà tù bị đảo ngược. Tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp lại ở trong tình cảnh: “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván” Thể xác của người nghệ sĩ đang bị gông xiềng nhưng tinh thần thì đang ở giờ phút thăng hoa, tự do cao nhất. Trong ngục tối, khi sáng tạo cái đẹp, người nghệ sĩ ở vào thế chủ động, tập trung cao nhất cho nghệ thuật.
- Người xin chữ là ngục quan, có tâm hồn say mê cái đẹp, biết trọng người tài nhưng lại là người tiếp tay cho cái ác, cái phi nghĩa. Trong cảnh tượng cho chữ, viên quản ngục tỏ ra “khúm núm”, thầy thơ lại “run run bưng chậu mực”. Khi bức tranh đã hoàn thành, Huấn Cao đưa ra những lời khuyên chí tình với viên quản ngục “thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ”. Lời khuyên chí tình của Huấn Cao đã có sức mạnh cảm hóa một tâm hồn bấy lâu vẫn cam chịu nô lệ, một con người lầm đường, lạc lối trở về với cuộc sống thanh bần, thanh cao. Hành động chắp tay vái lạy và những giọt nước mắt của viên quản ngục không phải là biểu hiện của run sợ mà là sự tôn sùng, ngưỡng mộ một nhân cách cao đẹp và chứng minh một chân lí: cái đẹp có thể cảm hóa con người: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Những giờ phút cuối cùng của người tử tù vẫn ánh lên phẩm chất cao quý của một nghệ sĩ có lương tri – một nghệ sĩ tâm huyến với nghề và có thiên lương cao đẹp. Nghệ thuật phải gắn với cái tâm thanh cao của người nghệ sĩ.
- Qua cảnh cho chữ, chủ đề của tác phẩm được bộc lộ, Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm về cái đẹp: cái đẹp có thể nảy sinh từ nơi này sinh cái ác nhưng không thể song hành cùng cái ác. Cảnh cho chữ chính là sự chiến thắng của lương tri con người trước bóng tối của cường quyền, tội ác, sự chiến thắng giữa tinh thần bất khuất và nô lệ, sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng và cái phàm tục, nhơ bẩn. Huấn Cao trở thành biểu tượng cho cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả.
3. Nhận xét, đánh giá về ý nghĩa tư tưởng của nhân vật Huấn Cao :
- Huấn Cao là người mà cổ nhân thường phong tặng: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Có nghĩa là giàu sang không sa đọa, nghèo hèn không thay đổi, trước uy quyền bạo lực không khuất phục.
-Qua nhân vật Huấn Cao, tác giả thể hiện niềm ngưỡng mộ với một lớp nhà nho tài hoa, có tâm, có chí, gặp hoàn cảnh trái ngang , tuy thất thế, nhưng vẫn hiên ngang, bất khuất , vẫn giữ thiên lương trong sáng, vẫn yêu cái đẹp, trọng cái tài và khẳng định sự bất tử của cái ĐẸP.
4.Nhận xét, chốt ý về nghệ thuật:
-Để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật vào một tình huống độc đáo: cuộc gặp gỡ bất ngờ, éo le với viên quản ngục và thầy thơ lại.
- Trong cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã triệt để sử dụng nghệ thuật tương phản và bút pháp lãng mạn. Một loạt sự tương phản được khai thác thành công: không gian, thời gian, con người…
-Ngôn ngữ góc cạnh, giàu giá trị tạo hình. Những từ ngữ Hán Việt tạo không khí cổ xưa, trang trọng góp phần khắc họa chân dung, phẩm chất một nhà nho tài tử.
III. KẾT BÀI:
- Đánh giá chung về hình tượng nhân vật Huấn Cao:
Nhân vật Huấn Cao thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Tuân viết về những vẻ đẹp xa xưa nhưng vẫn còn vang bóng. Từ một nguyên mẫu có thực ngoài đời Cao Bá Quát, nhà văn đã xây dựng thành biểu tượng của con người có sự thống nhất giữa cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng.
- Khẳng định sức sống của tác phẩm "Chữ người tử tù " và vị trí của Nguyễn Tuân trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Nêu thêm suy nghĩ, liên tưởng của người viết:
Khắc họa hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân thể hiện niềm ngưỡng mộ với một lớp người anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang, bất khuất. Những trang văn cuối cùng đã khép lại, người đọc vẫn còn lưu giữ trong tâm khảm bức thông điệp của nhà văn: Hãy vững tin vào sự bất hủ của THIÊN LƯƠNG và CÁI ĐẸP .
I. MỞ BÀI:
- Nam Cao là gương mặt truyện ngắn tài hoa của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về đề tài người nông dân và trí thức nghèo trong xã hội thực dân và phong kiến. Ngòi bút Nam Cao sắc sảo, tỉnh táo nhưng vẫn đằm thắm yêu thương. Qua đời giữa lúc tài năng đang ở độ chín, Nam Cao vẫn kịp để lại cho đời một số lượng truyện ngắn đáng kể - có thể làm vinh dự cho nền văn học dân tộc.
- "Chí Phèo" là kiệt tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng tám. Ban đầu tác phẩm có tên là "Cái lò gạch cũ". Năm 1941, nhà xuất bản Đời Mới đổi lại là "Đôi lứa xứng đôi". Khi in trong tập Luống cày năm 1946, Nam Cao đổi lại thành "Chí Phèo".
- Nêu luận đề: Thành công nổi trội của Nam Cao trong truyện ngắn này là ông đã xây dựng được nhiều nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, đặc biệt là Chí Phèo – một cố nông lương thiện bị xã hội phong kiến vùi dập cả nhân hình, nhân tính nhưng vẫn toát lên bản chất lương thiện vốn có.
II. THÂN BÀI:
1. Khái quát chung:
-Bổ sung thông tin
-Cảm nhận chung về nhân vật Chí Phèo
2. Phân tích nhân vật:
a. Giới thiệu lai lịch, nguồn gốc nhân vật:
- Chí Phèo là một đứa trẻ bất hạnh. Khi mới ra đời đã bị bỏ rơi ở một lò gạch bỏ hoang và vắng người qua lại “một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngoét trong một cái váy đụp để bên cạnh lò gạch bỏ hoang”. Tuổi thơ của Chí lớn lên trong bàn tay và tấm lòng của người dân làng Vũ Đại.
b. Những nét tiêu biểu về phẩm chất, tính cách của Chí Phèo:
b.1. Chí là một cố nông dân lương thiện:
- Trong hai mươi năm đầu cuộc đời, Chí Phèo vốn là một nông dân rất lương thiện. Anh nông dân cố cùng ấy từng “ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng, khá giả thì mua năm ba sào ruộng làm…”. Anh mơ ước một cuộc sống bình dị, khiêm nhường bằng hai bàn tay lao động cần cù của mình. Khi bị cái “bà ba quỷ cái” gọi lên bóp chân, “lại cứ bóp trên nữa, trên nữa”, “hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”.
- Rõ ràng Chí Phèo là người có ý thức nhân phẩm, biết phân biệt giữa tình yêu thương chân chính với thói dâm dục xấu xa. Nhưng bản chất lương thiện đó của Chí Phèo đã bị xã hội ra sức hủy diệt.
b.2. Chí Phèo là một hiện tượng điển hình của người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường cùng không lối thoát:
- Trước hết, Chí Phèo là một hiện tượng có tính quy luật, là sản phẩm của tình trạng áp bức tàn khốc ở nông thôn trước Cách mạng. Đó là hiện tượng người lao động lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh.
Mở đầu truyện là hình ảnh rất sống động, đầy hấp dẫn của Chí Phèo say rượu, khật khưỡng vừa đi vừa chửi. Nhưng đằng sau chân dung được vẽ bằng những nét hí họa rất buồn cười ấy, nếu ta để ý, ta còn cảm thấy một cái gì như là sự vật vã tuyệt vọng của một linh hồn đau khổ. Thật ra, tiếng chửi của Chí Phèo không phải chỉ là lảm nhảm bâng quơ hoàn toàn vô nghĩa. Ban đầu hắn “chửi trời”, “chửi đời”, rồi chuyển sang “chửi ngay tất cả làng Vũ Đại”…mà vẫn “không ai lên tiếng cả”, hắn vô cùng tức tối, đau khổ: “không biết đứa mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nổi này?”. Hắn cứ chửi và mọi người cứ im lặng… “chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu”! Hình ảnh mở đầu câu chuyện khá độc đáo, đột ngột đó chẳng những đã giới thiệu một chân dung, một tính cách hấp dẫn, mà còn hé cho thấy tình trạng bi đát của số phận: con người không được xã hội thừa nhận là người.
Vì ghen tuông, bá Kiến đã đẩy anh canh điền hiền lành vào nhà tù; nhà tù thực dân đã tiếp tay cho lão cường hào thâm độc giết chết phần người trong con người Chí, biến Chí thành Chí Phèo, biến một người nông dân lao động lương thiện thành quỷ dữ. Hiện tượng bi thảm ấy là phổ biến và có tính quy luật trong xã hội ăn thịt người đương thời.
Từ sau ngày ở tù về, Chí đã thay đổi hoàn toàn về nhân hình: “Trông đặc như thằng săng đá, cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm trông gốm chết”,cái mặt “vằn ngang vằn dọc bao nhiêu là sẹo”.
Hành vi của Chí cũng rất khác thường. Chí ngồi uống rượu suốt từ trưa tới đến xế chiều. Say mềm, Chí đến nhà Bá Kiến chửi bới, rạch mặt ăn vạ “ối làng nước ơi! Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi!”. Chí sẵn sàng dọa nạt người khác “hắn rút bao diêm đánh cái xòe, châm lên mái lều” của người bán rượu.
Lần thứ hai đến nhà Bá Kiến hắn có đòi hỏi khá lạnh lùng “từ ngày cụ bắt con đi ở tù, con lại đâm ra thích đi ở tù”. Tâm hồn, nhân tính Chí bị tàn phá, hủy diệt. Bị Bá Kiến lợi dụng, Chí đã trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, “Hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát biết bao cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện”…
- Chi tiết kết thúc tác phẩm (nghe tin Chí Phèo chết, nhớ lại những người sống chung với hắn, Thị Nở “nhìn nhanh xuống bụng” và “đột nhiên chị thấy thấp thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại…”) là một chi tiết chứa đầy ngụ ý: biết đâu chẳng có một “Chí Phèo con” bước ra từ “cái lò gạch cũ” vào đời để “nối nghiệp bố”!
Rõ ràng, câu chuyện toát lên một điều: hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hội tàn bạo vẫn không cho người dân được sống hiền lành tử tế, thì sẽ còn những người dân lành bị đẩy vào con đường lưu manh.
Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo, trước hết là ở chỗ đã vạch ra cái quy luật tàn bạo, bi thảm đó trong xã hội nông thôn đen tối đương thời.
- Như vậy, vấn đề được đặt ra từ Chí Phèo chính là vấn đề nông dân. Hiện tượng lưu manh hóa ở nông dân là một dạng cụ thể, tiêu biểu của tình trạng tha hóa phổ biến trong xã hội tàn bạo, hủy diệt linh hồn, vùi dập nhân phẩm con người đương thời.
Đó chính là điều Nam Cao đặc biệt quan tâm và là chủ đề bao trùm toàn bộ sáng tác của ông trước Cách mạng.
b.3. Mối tình Chí Phèo - Thị Nở và sự thức tỉnh linh hồn của Chí Phèo:
- Mối tình Chí Phèo - Thị Nở không phải là một thứ tình yêu của hạng người – ngợm được miêu tả để làm trò cười, mà dưới ngòi bút tuy làm ra vẻ bỡn cợt, tàn nhẫn của tác giả, đó lại đích thực là một tình yêu thương chân chính được Nam Cao rất cảm thông, bênh vực.
- Ban đầu, Chí Phèo đến với Thị Nở một cách rất… Chí Phèo, trong một đêm trăng say rượu và ngứa ngáy da thịt. Nhưng rồi điều kì diệu là, Thị Nở không phải chỉ khơi dậy bản năng sinh vật ở gã đàn ông say rượu Chí Phèo, mà lòng yêu thương mộc mạc, chân thành của người đàn bà khốn khổ ấy đã khiến bản chất lương thiện của người nông dân lao động trong Chí Phèo thức dậy. Sau bao nhiêu năm phải bán linh hồn cho quỷ dữ để tồn tại u mê như một con thú, linh hồn Chí Phèo đã trở về.
- Có thể nói, đoạn văn viết về sự thức tỉnh linh hồn của Chí Phèo sau đêm gặp gỡ Thị Nở là một đoạn tuyệt bút, đầy chất thơ, vút lên một tư tưởng nhân đạo lớn lao, bất ngờ. Sáng hôm ấy, Chí Phèo dậy muộn và bỗng cảm thấy lòng “bâng khuâng”, “mơ hồ buồn”. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, Chí Phèo mới lại nghe thấy tiếng chim hót vui vẻ, tiếng cười nói của những người đi chợ về, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá… Những âm thanh bình thường quen thuộc trong cuộc sống lao động xung quanh ấy hôm nào chả có, nhưng hôm nay bỗng vang động sâu xa trong lòng Chí Phèo, trở thành tiếng gọi của sự sống, của cuộc đời lao động lương thiện vẳng đến đôi tai lần đầu tiên tỉnh táo của hắn. Nếu như bao lâu nay, Chí Phèo “say vô tận”, “có lẽ chưa bao giờ tỉnh táo để nhớ rằng hắn có trên đời”, thì sáng hôm nay, lần đầu tiên hắn thấy tỉnh táo. Hắn tỉnh táo để nhìn lại cuộc đời mình, từ những ngày xa xưa “rất xa xôi”, đến cái hiện tại đáng buồn và nhất là cái tương lai chắc chắn sẽ “đói rét và ốm đau, và cô độc – cái này còn đáng sợ hơn cái đói rét và ốm đau…”. Lần đầu tiên, Chí Phèo đối mặt với chính mình và nhận ra tình trạng tuyệt vọng của thân phận mình.
- Khi Thị Nở bưng cháo hành đến, Chí Phèo “rất ngạc nhiên” và hết sức xúc động. Hắn ăn bát cháo và nhận ra rằng cháo hành ăn rất ngon. Bởi vì hương vị cháo hành lúc này chính là hương vị của tình yêu chân thành, của hạnh phúc giản dị mà to lớn, có thật, lần đầu tiên dành cho hắn! Lần đầu tiên, Chí Phèo mắt “như ươn ướt”. Lúc này, Chí Phèo đã trở lại đúng bản chất của mình, trở lại là anh canh điền lương thiện, trong trắng năm xưa “Đó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi”… Hắn bỗng “thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người biết bao!”. Hắn như rưng rưng, hồi hộp mong được nhận trở lại “vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện”. Hắn tin rằng Thị Nở sẽ mở đường cho hắn: “Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể”.
b.4. Bi kịch tình yêu, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:
- Chí Phèo còn là một điển hình của tình trạng con người không được làm người, bị xã hội từ chối. Nỗi thống khổ ghê gớm của Chí Phèo được Nam Cao đi sâu vào thể hiện chẳng phải ở chỗ không nhà không cửa, không tấc đất cắm dùi, không cha không mẹ, không họ hàng thân thích… mà chính là ở chỗ hắn bị xã hội vằm nát bộ mặt người, cướp đi linh hồn người, bị xóa tên khỏi xã hội con người và phải sống kiếp sống tăm tối của loài thú vật.
Đó là nỗi thống khổ của con người sinh ra là người nhưng lại không được làm người và bị xã hội từ chối xua đuổi.
- Con đường trở lại làm người lương thiện vừa mở ra trước mắt Chí Phèo đã bị chặn đứng lại. Bà cô Thị Nở dứt khoát không cho cháu bà “đâm đầu đi lấy thằng Chí Phèo”, kẻ “chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ!”. Thật ra, bà ta cũng giống như mọi người mà thôi: mọi người quen coi Chí Phèo là con quỷ từ lâu rồi. Trước đây, để tồn tại, Chí Phèo đã bán linh hồn cho quỷ dữ; cho đến nay, linh hồn Chí Phèo đã trở về thì mọi người không nhận ra.
- Thế là Chí Phèo rơi vào một bi kịch tâm hồn đau đớn: bi kịch của con người không được công nhận làm người. Quằn quại đau khổ và tuyệt vọng. Chí Phèo lại uống rượu, nhưng “càng uống càng tỉnh ra”, “tỉnh ra, chao ôi, buốn!”. Bởi vì càng uống, Chí Phèo càng thấm thía nỗi đau khôn cùng của thân phận. Hắn “ôm mặt khóc rưng rức!”. Rồi hắn lại xách dao ra đi, và càng thấm thía tội ác của kẻ đã cướp quyền làm người, cướp cả bộ mặt và linh hồn con người của mình. Hắn đến nhà bá Kiến (chứ không vào nhà Thị Nở) không chỉ vì hắn say, mà chủ yếu vì lòng căm thù vẫn âm ỉ lâu nay trong đáy khối óc u tối của hắn giờ đây đã bùng lên, nên càng say thì càng tỉnh, hắn đến trước bá Kiến, “chỉ tay vào mặt” lão, dõng dạc kết án lão, đòi quyền làm người, đòi lại bộ mặt người. Lưỡi dao căm thù của Chí Phèo đã vung lên, kẻ thù bị đền tội. Hành động của Chí Phèo quá bất ngờ đối với chính con cáo già lọc lõi bá Kiến, đối với mọi người làng Vũ Đại; ai cũng coi đó là một vụ giết người dữ dội của con quỷ dữ Chí Phèo. Nhưng thực chất đây là một hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống đã vùng lên, tuy vùng lên một cách manh động, tuyệt vọng – chứ không phải một hành động lưu manh.
- Sau đó, Chí Phèo “chỉ còn một cách” là tự sát; tự sát vì bị từ chối không được cuộc sống con người. Giờ đây, khi ý thức nhân phẩm đã trở về, Chí Phèo không bằng lòng cuộc sống thú vật như trước nữa. Và Chí Phèo đã chết trong tâm trạng bi kịch đau đớn, trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống.
Đây là chi tiết phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp theo đúng quy luật: có áp bức, có đấu tranh. Thực chất đây là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân vùng lên bảo vệ quyền sống, không phải là hành động của một kẻ lưu manh hóa.
Hành động Chí phải tự kết liễu bản thân mình cũng mang ý nghĩa sâu sắc. Chí không thể tồn tại khi xung quanh quá nhiều định kiến và những vòng vây của tội ác. Chí mất đi vì không thể quay lại với tội ác khi đã hoàn lương.
3. Nhận xét, đánh giá về ý nghĩa tư tưởng của nhân vật Chí Phèo:
-Hình tượng Chí Phèo là một hiện tượng có tính quy luật trong xã hội cũ: người nông dân lương thiện bị đẩy vào bước đường cùng bị tha hóa và lưu manh hóa.
-Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, nhà văn tố cáo đanh thép xã hội tàn baọ đã hủy diệt con người cả đời sống vật chất và tâm hồn; đồng thời nhà văn cũng phát hiện & khẳng định bản chất lương thiện của người nông dân ngay cả khi họ bị vùi dập cả nhân hình, nhân tính.
4. Nhận xé, đánh giá vài nét về nghệ thuật:
Chí Phèo thực sự là một kiệt tác, thể hiện đầy đủ tài năng nghệ thuật xuất sắc, độc đáo của nhà văn Nam Cao. Những nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm là:
- Xây dựng được những nhân vật sống rất cá tính, độc đáo gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Chí Phèo là điển hình nghệ thuật bất hủ, chân dung, tính cách được khắc họa nổi bật, rất sinh động, vừa tiêu biểu cho một loại người có bề dày xã hội, vừa là những “con người này” cụ thể, có sức sống nội tại mạnh mẽ.
- Sở trường miêu tả, phân tích tâm lí; có khả năng đi sâu vào nội tâm diễn tả những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật.
- Bút pháp trần thuật mới mẻ, linh hoạt; kết câu thoải mái… đảo lộn trình tự thời gian, mạch tự sự có những đoạn nhân vật hồi tưởng, liên tưởng tạt ngang, rất phóng khoáng, tưởng như lỏng lẻo mà kì thực chặt chẽ, rất tự nhiên, hấp dẫn.
- Ngôn ngữ cũng đặc biệt tự nhiên, sống động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở của đời sống. Giọng văn biến hóa hấp dẫn. Ngôn ngữ kể chuyện vừa là ngôn ngữ tác giả vừa là ngôn ngữ nhân vật, nhiều giọng điệu đan xen.
III. Kết bài:
- Đánh giá về hình tượng nhân vật Chí Phèo
- Đánh giá chung về Nam Cao + tác phẩm "Chí Phèo" ;
- Nêu được suy nghĩ, liên tưởng của người viết ;
...
--------------------------------------------------------------------------------------------
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân.
____________________
I. MỞ BÀI:
- Nguyễn Tuân được tôn vinh là cây đại thụ của nền văn học Việt Nam. Với sự am hiểu sâu sắc về nhiều lĩnh vực như hội họa, điêu khắc, điện ảnh…, Nguyễn Tuân nổi tiếng với phong cách tài hoa, uyên bác. Ông đặc biệt thành công ở thể loại truyện ngắn và tùy bút. Nguyễn Tuân thường đi sâu, khám phá thiên nhiên, sự vật ở phương diện văn hóa, nghệ thuật, con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.
- “Chữ người tử tù” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Tuân được rút từ tập “Vang bóng một thời” (xuất bản năm 1940). Ban đầu tác phẩm có tên là “Dòng chữ cuối cùng” in năm 1930 trên tạp chí Tao đàn.
- Nhân vật trung tâm của truyện là Huấn Cao – một hình tượng hội tụ nhiều vẻ đẹp: tài hoa nghệ sĩ , thiên lương trong sáng và khí phách anh hùng, bất khuất
II. THÂN BÀI:
1. Khái quát chung:
a.Bổ sung thông tin:
b.Cảm nhận chung về nhân vật Huấn Cao:
- Nhân vật Huấn Cao trong truyện được xây dựng từ nguyên mẫu có thật ngoài đời là Cao Bá Quát – một người giỏi văn chương và võ nghệ, viết chữ đẹp, có tâm hồn cao đẹp, không chịu khuất phục trước uy quyền và bạo lực. Cao Bá Quát tham gia cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương và bị triều đình nhà Nguyễn sát hại.
- Nhân vật được đặt trong tình huống bất ngờ và éo le: Giữa chốn lao tù, tử tù Huấn Cao và viên quản ngục- hai tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp có sự gặp gỡ, tri âm, tri kỉ.
Tình huống truyện bộc lộ và làm tỏa sáng vẻ đẹp của cái tài, cái dũng, cái thiên lương của Huấn Cao.
2. Phân tích nhân vật:
a. Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa:
- Nguyễn Tuân không trực tiếp giới thiệu tài năng của Huấn Cao mà thông qua cuộc đối thoại của viên quản ngục và thấy thơ lại, người đọc có thể biết được một số thông tin về Huấn Cao: “cái người mà vùng tỉnh Sơn Tây vẫn khen có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”.
- Chữ Huấn Cao viết là chữ Hán – thứ chữ tượng hình của Trung Quốc. Nghệ thuật viết chữ đẹp được gọi là thư pháp. Loại hình nghệ thuật này có nguồn gốc từ Trung Quốc với bốn loại chữ: chân, thảo, lệ, triện. Thư pháp là loại hình nghệ thuật thanh cao của người có học. Các nhà nho xưa thường viết chữ để bộc lộ cái tâm, cái chí của mình. Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa và hiểu được giá trị cao quý của cái đẹp. Ông đã gửi gắm hoài bão lớn lao của mình qua những dòng chữ nghệ thuật: “những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời người”... “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”, “Có được chữ ông Huấn Cao mà treo trong nhà là có một vật báu trên đời”. Huấn Cao không chỉ nổi tiếng trong giới sành thư pháp, trong bạn bè tri âm tri kỉ mà ngay đối với những kẻ đối nghịch cũng hết lòng ngưỡng mộ tài năng của ông.
-Để có được chữ ông Huấn Cao, viên quản ngục không những phải dụng công, nhẫn nhục mà phải liều mạng. Bởi vì, biệt đãi Huấn Cao – một kẻ tử tù là việc làm nguy hiểm, có khi phải trả giá bằng tính mạng của mình.
b. Vẻ đẹp của khí phách hiên ngang, bất khuất:
- Dù chí lớn không thành, tư thế của Huấn Cao bao giờ cũng hiên ngang bất khuất. Ông là người làm chủ trong mọi hoàn cảnh. Khi bị dẫn vào ngục tù, ông không hề run sợ trước những kẻ đang nắm giữ vận mệnh của mình: “Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”, bất chấp lời dọa nạt của một tên lính canh tù.
- Huấn Cao là người không dễ dàng bị mua chuộc bởi vật chất tầm thường. Ông “vẫn thản nhiên nhận rượu thịt” nhưng lại quát viên quản ngục “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.
- Huấn Cao có quan niệm sống chết rõ ràng. Trước cái chết ông không bao giờ run sợ. Cái chết đối với ông nhẹ tựa lông hồng. Trước lúc ra pháp trường, Huấn Cao vẫn có phong thái ung dung, đường hoàng. Khi nghe tin sáng hôm sau Huấn Cao và năm đồng chí của ông phải về kinh chịu án tử hình, viên quản ngục tái nhợt người đi, thầy thơ lại “hớt hơ, hớt hải” rồi “ngập ngừng” khi báo tin, còn Huấn Cao: “lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười”. Đó là nụ cười thú vị vì đã khám phá ẩn số về viên quản ngục. Đó cũng là nụ cười khi đã tìm thấy tri âm tri kỉ nơi tội ác lộng hành: “Về bảo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và cả một bó đuốc xuống đây ta cho chữ”.
c. Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, cao đẹp:
- “Thiên lương” được hiểu là tính tốt vốn có của con người. Trong tác phẩm “Chữ người tử tù”, thiên lương được sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau. Với viên quản ngục, thiên lương là tấm lòng yêu quý cái đẹp, trân trọng cái tài. Đối với Huấn Cao, thiên lương chính là sự ý thức về tài năng của mình.
- Huấn Cao là một nghệ sĩ chân chính. Ông rất trân trọng cái đẹp của nghệ thuật đồng thời trân trọng tài năng của mình. Ông là người nghệ sĩ luôn đặt chữ tâm trên chữ tài, không bán rẻ nghệ thuật vì tiền bạc, uy quyền: “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng chỉ mới viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi”. Ông biết trân trọng và quý mến những người có tâm hồn trong sáng, yêu cái đẹp, biết thưởng thức cái đẹp.
- Huấn Cao là người biết cảm thông, trân trọng với những người biết yêu quý cái đẹp. Qua ngôn ngữ độc thoại, Huấn Cao đã bộ lộ những suy nghĩ sâu sắc khi suy sét người khác. Có lúc, Huấn Cao băn khoăn trước cách đối xử tươm tất của viên quản ngục. Khi hiểu được tâm nguyện cao quý của viên quản ngục, Huấn Cao tỏ ra hối hận: “Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Đó là cách hành xử đầy tôn trọng của một tấm lòng trước một tấm lòng, của một thiên lương trước một thiên lương, một nghệ sĩ trước một người tri âm, tri kỉ. Ông xem những dòng chữ của mình như một thứ quà tặng để đáp lại những tấm lòng. Vì vậy, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ quản ngục ngay trước giờ ra pháp trường lãnh án tử hình. Không chỉ thế, thiên lương của Huấn Cao còn có khả năng làm bừng sáng vẻ đẹp của người khác. Ông đã biến nhà tù – nơi tội ác nảy sinh, hoành hành trở thành không gian nơi gặp gỡ của tri âm, tri kỉ và đặc biệt dùng để cảm hóa con người. Quan niệm về cái đẹp được Nguyễn Tuân thể hiện sinh động trong cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm.
d. Sự thống nhất cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng:
- Trong cảnh tượng cho chữ ở cuối tác phẩm, Nguyễn Tuân đã để cho cái đẹp của cái tâm, của thiên lương chiếu rọi tạo nên sự thống nhất giữa tài năng, thiên lương và khí phách anh hùng cùng tỏa sáng trong một nhân vật. Đó cũng là chuẩn mực của cái đẹp, chuẩn mực đánh giá con người trong quan niệm nghệ thuật của nhà văn.
- Đây là đoạn văn tuyệt bút vì đoạt tới sự toàn mĩ bởi có sự phối kết hợp của nhiều yếu tố nghệ thuật: hội họa, điện ảnh, nghệ thuật tương phản đặt trong các yếu tố thời gian, không gian và bút pháp lãng mạn, tả thực.
* Sự đối lập giữa không gian, thời gian, bóng tối và ánh sáng:
+ Không gian: Người nghệ sĩ xưa thường sáng tạo cái đẹp trong thư phòng thoáng đãng với đầy đủ ánh sáng rực rỡ của mặt trời, ánh sáng mát mẻ của vầng trăng, mùi hương quyến rũ của hoa, hương vị đậm đà của trà, men say của rượu. Tất cả những điều ấy nói lên rằng, thời trước các nho sĩ hầu hết đều phải có điều kiện về kinh tế, được học hành bài bản. Huấn Cao sáng tạo cái đẹp trong hoàn cảnh đặc biệt. Đó là một gian phòng chật chội, hôi hám, ẩm thấp: “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.
+ Thời gian: Việc cho chữ vốn là việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra vào lúc đêm khuya, tĩnh lặng, khi vạn vật đã chìm sâu vào giấc ngủ. Lúc ấy, trên vọng canh chỉ còn vang lên tiếng mõ. Nhưng điều đặc biệt hơn là ở chỗ: đây là những giờ khắc ngắn ngủi còn lại của người tù trước lúc lên máy chém.
* Sự đối lập giữa cái đẹp, cái thanh cao với cái phàm tục, nhơ nhớp
- Sự tương phản giữa buồng giam ẩm ướt, hôi hám với tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván và chậu mực tàu thơm tho. Thư pháp vốn là nghệ thuật thanh cao, tinh tế đòi hỏi người nghệ sĩ phải có đầy đủ những phương tiện như bút mực, giấy lụa và đặc biệt là đầy đủ ánh sáng. Với Huấn Cao dòng chữ thư pháp trao tặng cho viên quản ngục là sự bàn giao cái đẹp cho hậu thế. Huấn Cao không được phép lựa chọn không gian, thời gian và ánh sáng vì vậy: “trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”.
* Cảnh cho chữ được đặt trong sự đối lập giữa cái thiện và cái ác:
- Người cho chữ và người nhận chữ có cuộc đổi ngôi hết sức kì diệu, trật tự, kỉ cương của nhà tù bị đảo ngược. Tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp lại ở trong tình cảnh: “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván” Thể xác của người nghệ sĩ đang bị gông xiềng nhưng tinh thần thì đang ở giờ phút thăng hoa, tự do cao nhất. Trong ngục tối, khi sáng tạo cái đẹp, người nghệ sĩ ở vào thế chủ động, tập trung cao nhất cho nghệ thuật.
- Người xin chữ là ngục quan, có tâm hồn say mê cái đẹp, biết trọng người tài nhưng lại là người tiếp tay cho cái ác, cái phi nghĩa. Trong cảnh tượng cho chữ, viên quản ngục tỏ ra “khúm núm”, thầy thơ lại “run run bưng chậu mực”. Khi bức tranh đã hoàn thành, Huấn Cao đưa ra những lời khuyên chí tình với viên quản ngục “thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ”. Lời khuyên chí tình của Huấn Cao đã có sức mạnh cảm hóa một tâm hồn bấy lâu vẫn cam chịu nô lệ, một con người lầm đường, lạc lối trở về với cuộc sống thanh bần, thanh cao. Hành động chắp tay vái lạy và những giọt nước mắt của viên quản ngục không phải là biểu hiện của run sợ mà là sự tôn sùng, ngưỡng mộ một nhân cách cao đẹp và chứng minh một chân lí: cái đẹp có thể cảm hóa con người: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Những giờ phút cuối cùng của người tử tù vẫn ánh lên phẩm chất cao quý của một nghệ sĩ có lương tri – một nghệ sĩ tâm huyến với nghề và có thiên lương cao đẹp. Nghệ thuật phải gắn với cái tâm thanh cao của người nghệ sĩ.
- Qua cảnh cho chữ, chủ đề của tác phẩm được bộc lộ, Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm về cái đẹp: cái đẹp có thể nảy sinh từ nơi này sinh cái ác nhưng không thể song hành cùng cái ác. Cảnh cho chữ chính là sự chiến thắng của lương tri con người trước bóng tối của cường quyền, tội ác, sự chiến thắng giữa tinh thần bất khuất và nô lệ, sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng và cái phàm tục, nhơ bẩn. Huấn Cao trở thành biểu tượng cho cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả.
3. Nhận xét, đánh giá về ý nghĩa tư tưởng của nhân vật Huấn Cao :
- Huấn Cao là người mà cổ nhân thường phong tặng: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Có nghĩa là giàu sang không sa đọa, nghèo hèn không thay đổi, trước uy quyền bạo lực không khuất phục.
-Qua nhân vật Huấn Cao, tác giả thể hiện niềm ngưỡng mộ với một lớp nhà nho tài hoa, có tâm, có chí, gặp hoàn cảnh trái ngang , tuy thất thế, nhưng vẫn hiên ngang, bất khuất , vẫn giữ thiên lương trong sáng, vẫn yêu cái đẹp, trọng cái tài và khẳng định sự bất tử của cái ĐẸP.
4.Nhận xét, chốt ý về nghệ thuật:
-Để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật vào một tình huống độc đáo: cuộc gặp gỡ bất ngờ, éo le với viên quản ngục và thầy thơ lại.
- Trong cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã triệt để sử dụng nghệ thuật tương phản và bút pháp lãng mạn. Một loạt sự tương phản được khai thác thành công: không gian, thời gian, con người…
-Ngôn ngữ góc cạnh, giàu giá trị tạo hình. Những từ ngữ Hán Việt tạo không khí cổ xưa, trang trọng góp phần khắc họa chân dung, phẩm chất một nhà nho tài tử.
III. KẾT BÀI:
- Đánh giá chung về hình tượng nhân vật Huấn Cao:
Nhân vật Huấn Cao thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Tuân viết về những vẻ đẹp xa xưa nhưng vẫn còn vang bóng. Từ một nguyên mẫu có thực ngoài đời Cao Bá Quát, nhà văn đã xây dựng thành biểu tượng của con người có sự thống nhất giữa cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng.
- Khẳng định sức sống của tác phẩm "Chữ người tử tù " và vị trí của Nguyễn Tuân trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Nêu thêm suy nghĩ, liên tưởng của người viết:
Khắc họa hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân thể hiện niềm ngưỡng mộ với một lớp người anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang, bất khuất. Những trang văn cuối cùng đã khép lại, người đọc vẫn còn lưu giữ trong tâm khảm bức thông điệp của nhà văn: Hãy vững tin vào sự bất hủ của THIÊN LƯƠNG và CÁI ĐẸP .
Last edited by a moderator: