Sử lịch sử Tần Quốc

Lục Thiên Dương

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng bảy 2017
169
154
69
Đồng Nai
THCS Trảng Dài
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào mọi người, em là lần đầu đăng topic ở box Sử, nên có j sai sót mong mọi người bỏ qua cho em ạ, cảm ơn mọi người ^^
Em đọc được rất nhiều bài viết cũng như nghe được rất nhiều lời nói rằng Tần Thuỷ Hoàng - Thuỷ Hoàng Đế- là một bạo quân đáng sợ nhất trong lịch sử Trung Quốc, nhưng bản thân em lại cảm thấy điều đó có vẻ không đúng cho lắm, nên em muốn hỏi ý kiến của mọi người ạ,
Mọi người nghĩ rằng Thuỷ Hoàng Đế thật sự là một bạo quân chứ? Và lí do là j?
Cảm ơn mọi người đã xem ^^
 
  • Like
Reactions: Hà Chi0503

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
Chào mọi người, em là lần đầu đăng topic ở box Sử, nên có j sai sót mong mọi người bỏ qua cho em ạ, cảm ơn mọi người ^^
Em đọc được rất nhiều bài viết cũng như nghe được rất nhiều lời nói rằng Tần Thuỷ Hoàng - Thuỷ Hoàng Đế- là một bạo quân đáng sợ nhất trong lịch sử Trung Quốc, nhưng bản thân em lại cảm thấy điều đó có vẻ không đúng cho lắm, nên em muốn hỏi ý kiến của mọi người ạ,
Mọi người nghĩ rằng Thuỷ Hoàng Đế thật sự là một bạo quân chứ? Và lí do là j?
Cảm ơn mọi người đã xem ^^
Thật ra ta biết về ông ấy chủ yếu qua các tài liệu của Thái sử lệnh Tư Mã Thiên (145 TCN – 86 TCN) chép lại, không phải cùng thời khi Tần Thủy Hoàng còn sống. Bên cạnh đó, Tần Thủy Hoàng cũng xuất hiện trong văn học, những câu chuyện dân gian truyền miệng, vốn không mang tính chính xác cao. Những câu chuyện mô tả về Tần Thủy Hoàng như đốt sách chôn người tài, tìm thuốc trường sinh bất lão, xây dựng Cung A Phòng đầy tai tiếng… dần dần đã đưa Tần Thủy Hoàng gắn liền với tên gọi “kẻ bạo chúa”.
Tuy nhiên theo các học giả hiện đại, kể từ thời Xuân thu Chiến quốc, người dân đã quen với bối cảnh đất nước Trung Hoa chia thành nhiều thế lực cát cứ. Mỗi người đều có cảm tình với nơi mình sinh sống và không có mong muốn thống nhất. Khi đó, chuyện thống nhất Trung Hoa vô tình trở thành một điều xấu, khiến dân chúng mất đi quê hương, mất nước. Trải qua thời gian, Tần Thủy Hoàng nổi lên trở thành thế lực mạnh nhất, từng bước đánh bại Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên và cuối cùng là nước Tề.
Sau khi thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng còn áp đặt cải cách toàn diện, từ văn hóa đến thể chế, khiến một bộ phận những người trung thành với các triều đại trước cảm thấy căm phẫn. Nắm trong tay đất nước rộng lớn, nguy cơ xảy ra chiến tranh ở vùng biên giới gia tăng, một lượng lớn nam giới trong độ tuổi trưởng thành cũng bị ép đi lính.
Cuối cùng, việc nhà Tần cho xây dựng hàng loạt công trình trong thời gian ngắn, cần đến lượng nhân công lớn, cũng khiến nhiều người dân bất bình.
Nhưng mà nhìn nhận về mặt lịch sử thì thời gian ấy, nếu ông không là người có chí lớn, sẵn sàng dọn dẹp những chướng ngại vật thì sao có thể thống nhất Trung Hoa? Sao có thể bình ổn xã tắc? Cho nên thiết nghĩ ông cũng không hẳn là bạo chúa...
 

Linh Junpeikuraki

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng sáu 2018
1,992
2,111
321
Thái Bình
THPT
Thật ra ta biết về ông ấy chủ yếu qua các tài liệu của Thái sử lệnh Tư Mã Thiên (145 TCN – 86 TCN) chép lại, không phải cùng thời khi Tần Thủy Hoàng còn sống. Bên cạnh đó, Tần Thủy Hoàng cũng xuất hiện trong văn học, những câu chuyện dân gian truyền miệng, vốn không mang tính chính xác cao. Những câu chuyện mô tả về Tần Thủy Hoàng như đốt sách chôn người tài, tìm thuốc trường sinh bất lão, xây dựng Cung A Phòng đầy tai tiếng… dần dần đã đưa Tần Thủy Hoàng gắn liền với tên gọi “kẻ bạo chúa”.
Tuy nhiên theo các học giả hiện đại, kể từ thời Xuân thu Chiến quốc, người dân đã quen với bối cảnh đất nước Trung Hoa chia thành nhiều thế lực cát cứ. Mỗi người đều có cảm tình với nơi mình sinh sống và không có mong muốn thống nhất. Khi đó, chuyện thống nhất Trung Hoa vô tình trở thành một điều xấu, khiến dân chúng mất đi quê hương, mất nước. Trải qua thời gian, Tần Thủy Hoàng nổi lên trở thành thế lực mạnh nhất, từng bước đánh bại Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên và cuối cùng là nước Tề.
Sau khi thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng còn áp đặt cải cách toàn diện, từ văn hóa đến thể chế, khiến một bộ phận những người trung thành với các triều đại trước cảm thấy căm phẫn. Nắm trong tay đất nước rộng lớn, nguy cơ xảy ra chiến tranh ở vùng biên giới gia tăng, một lượng lớn nam giới trong độ tuổi trưởng thành cũng bị ép đi lính.
Cuối cùng, việc nhà Tần cho xây dựng hàng loạt công trình trong thời gian ngắn, cần đến lượng nhân công lớn, cũng khiến nhiều người dân bất bình.
Nhưng mà nhìn nhận về mặt lịch sử thì thời gian ấy, nếu ông không là người có chí lớn, sẵn sàng dọn dẹp những chướng ngại vật thì sao có thể thống nhất Trung Hoa? Sao có thể bình ổn xã tắc? Cho nên thiết nghĩ ông cũng không hẳn là bạo chúa...
vấn đề này e nghĩ đúng rồi
chị cũng xem qua nhiều ctrinh và nhận thấy ko hẳn là bạo chúa
 

Lục Thiên Dương

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng bảy 2017
169
154
69
Đồng Nai
THCS Trảng Dài
Thật ra ta biết về ông ấy chủ yếu qua các tài liệu của Thái sử lệnh Tư Mã Thiên (145 TCN – 86 TCN) chép lại, không phải cùng thời khi Tần Thủy Hoàng còn sống. Bên cạnh đó, Tần Thủy Hoàng cũng xuất hiện trong văn học, những câu chuyện dân gian truyền miệng, vốn không mang tính chính xác cao. Những câu chuyện mô tả về Tần Thủy Hoàng như đốt sách chôn người tài, tìm thuốc trường sinh bất lão, xây dựng Cung A Phòng đầy tai tiếng… dần dần đã đưa Tần Thủy Hoàng gắn liền với tên gọi “kẻ bạo chúa”.
Tuy nhiên theo các học giả hiện đại, kể từ thời Xuân thu Chiến quốc, người dân đã quen với bối cảnh đất nước Trung Hoa chia thành nhiều thế lực cát cứ. Mỗi người đều có cảm tình với nơi mình sinh sống và không có mong muốn thống nhất. Khi đó, chuyện thống nhất Trung Hoa vô tình trở thành một điều xấu, khiến dân chúng mất đi quê hương, mất nước. Trải qua thời gian, Tần Thủy Hoàng nổi lên trở thành thế lực mạnh nhất, từng bước đánh bại Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên và cuối cùng là nước Tề.
Sau khi thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng còn áp đặt cải cách toàn diện, từ văn hóa đến thể chế, khiến một bộ phận những người trung thành với các triều đại trước cảm thấy căm phẫn. Nắm trong tay đất nước rộng lớn, nguy cơ xảy ra chiến tranh ở vùng biên giới gia tăng, một lượng lớn nam giới trong độ tuổi trưởng thành cũng bị ép đi lính.
Cuối cùng, việc nhà Tần cho xây dựng hàng loạt công trình trong thời gian ngắn, cần đến lượng nhân công lớn, cũng khiến nhiều người dân bất bình.
Nhưng mà nhìn nhận về mặt lịch sử thì thời gian ấy, nếu ông không là người có chí lớn, sẵn sàng dọn dẹp những chướng ngại vật thì sao có thể thống nhất Trung Hoa? Sao có thể bình ổn xã tắc? Cho nên thiết nghĩ ông cũng không hẳn là bạo chúa...
Em cảm ơn chị ạ, vì em cũng có đọc một cuốn sách, trong cuốn sách đó đưa ra cũng khá nhiều lí lẽ giống chị, nhưng nó lại là tiểu thuyết nên em cứ nghĩ là ko có thật, j chị nói em mới hiểu, cảm ơn chị ạ ^^
 
  • Like
Reactions: Hiểu Lam

Linh Junpeikuraki

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng sáu 2018
1,992
2,111
321
Thái Bình
THPT
em có thể hỏi lí do chị nghĩ thế ko ạ?
Ông chỉ cầm quyền chưa đầy mười lăm năm mà làm cho nước Trung Hoa thay đổi hẳn, thống nhất về mọi mặt, mở mang thêm bờ cõi, thành một đế quốc lớn thời thượng cổ.
Thục ra ông ta muốn để đời này nọ nhưng mà ko nghĩ đến nhưng hậu quả khôn lường
 

tieutukeke

Học sinh gương mẫu
Thành viên
10 Tháng sáu 2017
1,818
2,096
301
TP Hồ Chí Minh
Mầm non
vấn đề này e nghĩ đúng rồi
chị cũng xem qua nhiều ctrinh và nhận thấy ko hẳn là bạo chúa
Vậy cô phải định nghĩa bạo chúa là gì?
Công lớn của Tần Thủy Hoàng là thống nhất TQ, chấm dứt thời kì chiến quốc kéo dài mấy trăm năm tốn bao xương máu vô ích, thống nhất chữ viết, đơn vị đo lường, kích cỡ đường xá xe cộ... Nói tóm lại ông ấy biến TQ từ 1 nắm cát rời rạc mạnh nước nào nước ấy sống, mạnh nước nào nước ấy thôn tính nước bé hơn thành 1 thể thống nhất, 1 nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đầu tiên trong ls TQ, đưa toàn bộ quyền lực về tay 1 người duy nhất (điều này rất quan trọng, vì chế độ cắt đất phong hầu cho người có công thời Hạ, Thương, Chu vô hình chung gây ra sự cát cứ ở các địa phương, và lâu dài sẽ dần đến xung đột giữa các chư hầu mà thời kì xuân thu - chiến quốc là minh chứng sống. Chế độ phân phong cũng gây suy yếu quyền lực trung ương, làm khả năng quản lý đất nước trở nên yếu kém).
Nhưng cô cần đặt ra câu hỏi, tại sao Tần Thủy Hoàng bị gọi là bạo chúa, trong khi chỉ vài chục năm sau, một người khác là Hán Cao Tổ Lưu Bang cũng thống nhất TQ và được coi là anh hùng dân tộc, xây dựng được đế chế có ảnh hưởng lớn đến lịch sử TQ đến nỗi từ đó về sau người TQ tự gọi mình là người Hán? Chẳng qua vì cách hành xử sau khi thắng trận của hai người này hoàn toàn khác nhau.
Cô hãy tưởng tượng, nếu cô là 1 người dân bình thường, 1 người lính bình thường, sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc, đau khổ li tán, lúc nào ranh giới sống chết cũng mong manh như sợi chỉ, thì điều ước vọng lớn nhất của cô ngay sau cuộc chiến ấy là gì? Hòa bình, đoàn tụ, yên ổn làm ăn, chữa lành vết thương chiến tranh, cô đã quá mệt mỏi rồi. Nhưng người Tần sau khi thống nhất TQ, lại không áp dụng chính sách mềm dẻo, cương nhu hợp lý, mà hoàn toàn sử dụng pháp luật hà khắc áp đặt lên toàn bộ đất nước, tiếp tục vắt kiệt tiềm lực quốc gia và vắt kiệt sức dân vào những công trình to lớn. Ví dụ những công trình như Vạn lý trường thành có ý nghĩa không? Có chứ, nó phần nào giúp ngăn cản người Hung Nô phương bắc xâm phạm bờ cõi, xây dựng nó ko phải bất hợp lý, nhưng ép 1 đất nước còn chưa lành vết thương xây dựng nó bằng máu thì không thể là 1 quyết định hợp lý. Người dân cóc cần vĩ đại, cóc cần những điều cao xa, họ chỉ cần những điều đơn giản nhất, ai cho họ, họ theo, ai lấy của họ, họ nhịn, nhưng nhịn đến 1 lúc nào đó ko nhịn nổi nữa thì nổi lên đập lại. Không phải tự nhiên mà khi Hạng Vũ tiến vào Hàm Dương, trăm họ nước Tần rên xiết, Bái Công tiến vào Hàm Dương, trăm họ nước Tần đón mừng, hai người đó đều lợi dụng người dân như nhau, nhưng 1 bên biết đâu là giới hạn, còn 1 bên dùng sự duy ý chí để áp đặt, nên kết quả ngược nhau.
Lưu Bang dùng bạo lực như Tần Thủy Hoàng đánh bại các thế lực còn lại, lên ngôi hoàng đế như Tần Thủy Hoàng, nhưng sau khi lên ngôi, ông ta miễn thuế cả nước, tha cho người già người tàn tật về quê cày ruộng, không xây dựng các công trình xa hoa, thế nên vương triều ông ta dựng lên tồn tại gần nửa ngàn năm mới sụp đổ, trong khi vương triều Tần chỉ vài chục năm ngắn ngủi.
Không phải tự nhiên mà Tần Thủy Hoàng bị coi là bạo chúa, dù công lao vĩ đại của ông ta hiếm vị hoàng đế nào trong lịch sử TQ sánh bằng.
 

Linh Junpeikuraki

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng sáu 2018
1,992
2,111
321
Thái Bình
THPT
Vậy cô phải định nghĩa bạo chúa là gì?
Công lớn của Tần Thủy Hoàng là thống nhất TQ, chấm dứt thời kì chiến quốc kéo dài mấy trăm năm tốn bao xương máu vô ích, thống nhất chữ viết, đơn vị đo lường, kích cỡ đường xá xe cộ... Nói tóm lại ông ấy biến TQ từ 1 nắm cát rời rạc mạnh nước nào nước ấy sống, mạnh nước nào nước ấy thôn tính nước bé hơn thành 1 thể thống nhất, 1 nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đầu tiên trong ls TQ, đưa toàn bộ quyền lực về tay 1 người duy nhất (điều này rất quan trọng, vì chế độ cắt đất phong hầu cho người có công thời Hạ, Thương, Chu vô hình chung gây ra sự cát cứ ở các địa phương, và lâu dài sẽ dần đến xung đột giữa các chư hầu mà thời kì xuân thu - chiến quốc là minh chứng sống. Chế độ phân phong cũng gây suy yếu quyền lực trung ương, làm khả năng quản lý đất nước trở nên yếu kém).
Nhưng cô cần đặt ra câu hỏi, tại sao Tần Thủy Hoàng bị gọi là bạo chúa, trong khi chỉ vài chục năm sau, một người khác là Hán Cao Tổ Lưu Bang cũng thống nhất TQ và được coi là anh hùng dân tộc, xây dựng được đế chế có ảnh hưởng lớn đến lịch sử TQ đến nỗi từ đó về sau người TQ tự gọi mình là người Hán? Chẳng qua vì cách hành xử sau khi thắng trận của hai người này hoàn toàn khác nhau.
Cô hãy tưởng tượng, nếu cô là 1 người dân bình thường, 1 người lính bình thường, sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc, đau khổ li tán, lúc nào ranh giới sống chết cũng mong manh như sợi chỉ, thì điều ước vọng lớn nhất của cô ngay sau cuộc chiến ấy là gì? Hòa bình, đoàn tụ, yên ổn làm ăn, chữa lành vết thương chiến tranh, cô đã quá mệt mỏi rồi. Nhưng người Tần sau khi thống nhất TQ, lại không áp dụng chính sách mềm dẻo, cương nhu hợp lý, mà hoàn toàn sử dụng pháp luật hà khắc áp đặt lên toàn bộ đất nước, tiếp tục vắt kiệt tiềm lực quốc gia và vắt kiệt sức dân vào những công trình to lớn. Ví dụ những công trình như Vạn lý trường thành có ý nghĩa không? Có chứ, nó phần nào giúp ngăn cản người Hung Nô phương bắc xâm phạm bờ cõi, xây dựng nó ko phải bất hợp lý, nhưng ép 1 đất nước còn chưa lành vết thương xây dựng nó bằng máu thì không thể là 1 quyết định hợp lý. Người dân cóc cần vĩ đại, cóc cần những điều cao xa, họ chỉ cần những điều đơn giản nhất, ai cho họ, họ theo, ai lấy của họ, họ nhịn, nhưng nhịn đến 1 lúc nào đó ko nhịn nổi nữa thì nổi lên đập lại. Không phải tự nhiên mà khi Hạng Vũ tiến vào Hàm Dương, trăm họ nước Tần rên xiết, Bái Công tiến vào Hàm Dương, trăm họ nước Tần đón mừng, hai người đó đều lợi dụng người dân như nhau, nhưng 1 bên biết đâu là giới hạn, còn 1 bên dùng sự duy ý chí để áp đặt, nên kết quả ngược nhau.
Lưu Bang dùng bạo lực như Tần Thủy Hoàng đánh bại các thế lực còn lại, lên ngôi hoàng đế như Tần Thủy Hoàng, nhưng sau khi lên ngôi, ông ta miễn thuế cả nước, tha cho người già người tàn tật về quê cày ruộng, không xây dựng các công trình xa hoa, thế nên vương triều ông ta dựng lên tồn tại gần nửa ngàn năm mới sụp đổ, trong khi vương triều Tần chỉ vài chục năm ngắn ngủi.
Không phải tự nhiên mà Tần Thủy Hoàng bị coi là bạo chúa, dù công lao vĩ đại của ông ta hiếm vị hoàng đế nào trong lịch sử TQ sánh bằng.
em xem chương trình cũng lâu rồi
nhưng mà người ta có giải thích tần thủy hoàng có thể do lưu truyền lại anh ạ
người dân quá căm phẫn
 

tieutukeke

Học sinh gương mẫu
Thành viên
10 Tháng sáu 2017
1,818
2,096
301
TP Hồ Chí Minh
Mầm non
em xem chương trình cũng lâu rồi
nhưng mà người ta có giải thích tần thủy hoàng có thể do lưu truyền lại anh ạ
người dân quá căm phẫn
Đánh giá của sử gia có thể dối trá, nhưng sự kiện lịch sử thì không thể dối trá.
Sẽ không có lời giải thích nào có thể biện minh cho sự sụp đổ của một vương triều hùng mạnh chỉ sau vài chục năm, ngoài việc nó đã quá làm mất lòng dân
 
  • Like
Reactions: Linh Junpeikuraki

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
Đánh giá của sử gia có thể dối trá, nhưng sự kiện lịch sử thì không thể dối trá.
Sẽ không có lời giải thích nào có thể biện minh cho sự sụp đổ của một vương triều hùng mạnh chỉ sau vài chục năm, ngoài việc nó đã quá làm mất lòng dân
Cái này thì chưa rõ được bởi vì những gì gọi là lịch sử Tần quốc đều không hề được người cùng thời viết lại mà chỉ nghe truyền miệng, đồng thời lịch sử thời Hán là do người đương thời viết lại kia mà. Một vấn đề nữa đó là Tần Thủy Hoàng vốn là con cháu nhà Tần, nhà Tần nổi tiếng là dùng cương trị dân, pháp luật nghiêm minh, quân đội cũng vì thế mà hùng mạnh nhất lục quốc. Do đó cũng dễ hiểu khi Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất lục quốc đã áp dụng chính sách cai trị như của người Tần trước đây, phải nói thêm rằng thời điểm đó, lục quốc mỗi nước lại có phong tục, văn hóa, chữ viết riêng biệt, cho nên cách cai trị cũng sẽ khác biệt rất rõ, đồng nghĩa việc Tần Thủy Hoàng thống nhất lục quốc cũng phải thống nhất cả chữ nghĩa, văn hóa, tư tưởng của người dân. Nếu dùng theo phương pháp của Lưu Bang không sai, vấn đề là ông đã quen với tác phong cứng rắn nghiêm minh, dùng người không nghi, đã nghi không dùng. Nhưng phải nói thêm là khi Lưu Bang dấy binh không hề thống nhất gì cả, căn bản là Tần Thủy Hoàng đã thống nhất sẵn rồi, chỉ là ông Hán Cao tổ dấy binh khởi nghĩa mà thôi. Vấn đề nữa là khi ông dấy binh đã là lúc Tần Thủy Hoàng chết rồi, đương nhiên sao mà biết được có thật ông ấy tàn bạo hay chỉ là lời đồn? Còn nữa, Lưu Bang dấy binh khởi nghĩa vì Tần Nhị thế ngông cuồng bạo loạn chứ có phải do Tần Thủy Hoàng?
Nói đến đây cũng phải nói về vấn đề này, Vạn Lý Trường Thành được xây dựng nhằm mục đích gì? Ngăn chặn quân Hung Nô chứ có phải để khoe mẽ cái gì đâu cơ chứ? Với cả Vạn Lý Trường Thành được xây dựng dựa trên các bức tường thành của nhà Yên, Triệu, Ngụy trước đây, vậy có phí công sức của nhiều người khi mà nó dùng để ngăn chặn quân xâm lược? Bạn nói là dân cóc cần vĩ đại to lớn nhưng mà bạn cũng đừng quên họ hận Tần Thủy Hoàng vì đã khiến họ trở thành kẻ mất gốc, mất quê hương đấy nhé !
Lại nói thêm cung A Phòng, Lưu Bang sợ Lã Thị như sợ cọp, đến nỗi bao phi tần thị thiếp của ông đều bị bà ta giết chết, đến nỗi Ngụy phu nhân cũng thành người lợn. Nhưng Tần Thủy Hoàng vì sao lại không sợ? Đơn giản vì ông ta có uy, có sự đáng sợ mà đến nỗi không một ả đàn bà nào dám tác oai tác quái, cung A Phòng là nơi ăn chơi của ông, nhưng thử nghĩ theo một cách nghĩ khác, ông dẹp nước chư hầu nào thì cho vẽ kiểu cung điện và cho xây dựng theo đó ở Hàm Dương, mục đích là gì? Chính là muốn xem cái nét văn hóa của nước đó thế nào. Ông ta có quyền ăn chơi nhưng ông ta cũng đã giúp dân chúng như thế nào chứ?
Tần Thủy Hoàng theo pháp gia cho nên khuyến khích binh, nông ; bài trừ công, thương. Đừng nghĩ nó xấu, bởi chính nhờ đó mà binh đội kỷ cương, đời sống nông nghiệp của người dân rất phát triển, nông dân được ưu đãi, đất là của dân chứ không phải của vua, muốn bán thì bán, muốn mua thì mua.
Lại nói về tư tưởng, vụ đốt sách của ổng thì nổi quá rồi còn gì, nhưng vấn đề là vì sao ông ta làm vậy? Cứ thấy trước mắt không thấy Thái Sơn, ông ta thống nhất lục quốc, tất yếu phải thống nhất cả chữ viết, văn hóa và tư tưởng, tránh để cho ông ta bị so sánh với các triều trước, mà các triều ấy đều đã bị xóa sổ, trở thành các vùng đất của Tần Quốc, há gì lại dám đem đi so sánh? Có khác gì cứ mãi níu giữ quá khứ, quên đi hiện tại, làm sao mà dễ dàng hoàn thành hai chữ thống nhất? Chưa kể ông ta cũng muốn bãi bỏ loại chữ cũ, thay chữ mới để hoàn tất thống nhất chữ viết. Đốt sách là đốt các cuốn sách có chữ viết cũ, tư tưởng cũ chống lại pháp gia. Còn chôn người sống chính là toại nguyện những ị sĩ ph muốn đi theo quyển sách. Cái này mình thừa nhận là ổng ác thật.
Nhưng phải nhớ một điều rằng ông luôn bị người khác ám sát, luôn bị những kẻ khác tìm cách lật đổ công sức của ông nên ông ta mới mong trường sinh bất tử, mong có thể giữ vững cơ nghiệp của mình. Đáng thương thay ! Bởi thế nên những kẻ muốn giết ông đều phải chết, cái này đâu chỉ riêng ông mà cả những ông vua khác cũng vậy thôi.
Sau này khi ông chết đi, Nho giáo lên ngôi đã chỉ trích Tần Thủy Hoàng nặng nề, bởi họ cho rằng sách và sĩ phu là trân quý, mặc dù vậy các sử gia phương Tây nhìn nhận ông là một trong những nhân vật ngoại hạng trong mọi thời đại. Ông chỉ cầm quyền chưa đầy mười lăm năm mà làm cho nước Trung Hoa thay đổi hẳn, thống nhất về mọi mặt, mở mang thêm bờ cõi, thành một đế quốc lớn thời thượng cổ. Đó là một thành tựu được kể là vượt bậc. Ngày nay cái tên "China" hay "Sino" mà người phương Tây dùng để gọi Trung Quốc đều xuất phát từ phiên âm chữ "Tần" (Sin) mà ra. Nhiều nhà sử học nhắc tới Tần Thủy Hoàng song song với Napoleon.
"Trong thời hiện đại hơn, đánh giá lịch sử về Hoàng đế đầu tiên khác với sử học truyền thống Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện. Các đánh giá lại này được thúc đẩy bởi điểm yếu của Trung Quốc trong nửa cuối của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng việc truyền thống Nho giáo tại thời điểm đó bắt đầu được nhìn thấy bởi một số người như là trở ngại cho sự hòa nhập của Trung Quốc vào thế giới hiện đại, mở đường cho việc thay đổi quan điểm.
Trong thời gian lãnh thổ Trung Quốc xâm phạm bởi các quốc gia nước ngoài, Quốc Dân Đảng nhấn mạnh vai trò của Tần Thủy Hoàng trong việc đẩy lui các rợ phía Bắc, đặc biệt là trong việc xây dựng Vạn lý trường thành.
Một nhà sử học tên là Mã Phi Bách đã cho xuất bản một tiểu sử xét lại về Hoàng đế đầu tiên mang tên Tần Thủy Hoàng Đế Truyền vào năm 1941, gọi ông là "một trong những anh hùng vĩ đại của lịch sử Trung Quốc". Ông so sánh Thủy Hoàng với các nhà lãnh đạo đương đại Tưởng Giới Thạch và nhìn thấy nhiều điểm tương đồng trong sự nghiệp, chính sách của họ, vốn là hai người mà ông ngưỡng mộ. Cuộc chiến tranh Bắc phạt cuối những năm 1920 trực tiếp dưới sự chỉ đạo chính phủ Quốc Dân Đảng tại Nam Kinh được so sánh với sự thống nhất mang lại bởi Tần Thủy Hoàng.
Với sự ra đời của Cách mạng Cộng sản vào năm 1949, giải thích mới lại nổi lên. Việc thành lập của chế độ cách mạng mới đã dẫn đến việc định nghĩa lại đánh giá về Tần Hoàng, lần này là cho phù hợp với cách nghĩ của chủ nghĩa Mao. Giải thích mới về Tần Hoàng nói chung là một sự kết hợp của quan điểm truyền thống và hiện đại, nhưng về cơ bản là quan trọng. Điều này được minh họa trong Sử ký toàn thư của Trung Quốc, được biên soạn vào tháng 9 năm 1955 như là một cuộc khảo sát chính thức của lịch sử Trung Quốc. Công trình này mô tả những bước tiến lớn của Tần Thủy Hoàng theo hướng thống nhất và tiêu chuẩn tương ứng với lợi ích của nhóm cầm quyền và tầng lớp thương gia, không phải là quốc gia của nhân dân, và sự sụp đổ của triều đại của ông sau đó là một biểu hiện của đấu tranh giai cấp. Các cuộc tranh luận lâu năm về sự sụp đổ của nhà Tần cũng giải thích về chủ nghĩa Mác là các cuộc khởi nghĩa của nông dân là một cuộc nổi dậy chống lại sự đàn áp - một cuộc nổi dậy làm suy yếu các triều đại, nhưng luôn thất bại vì sự thỏa hiệp với "yếu tố tầng lớp chủ đất".
Từ năm 1972, tuy nhiên, điểm khác biệt căn bản chính thức của Tần Thủy Hoàng đã được nổi bật trên khắp Trung Quốc. Việc đánh giá lại được khởi xướng bởi tiểu sử Tần Thủy Hoàng của Hồng Sĩ Đệ. Nghiên cứu được xuất bản bởi báo chí nhà nước này được phổ biến đại chúng và đã bán được 1,85 triệu bản trong vòng hai năm. Trong thời đại mới, Tần Thủy Hoàng được xem như là một nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng, phá hủy các lực lượng của các bộ phận và thành lập thống nhất nhà nước đầu tiên tập trung, thống nhất trong lịch sử Trung Quốc bằng cách từ bỏ quá khứ. Các thuộc tính cá nhân, chẳng hạn như cuộc tìm kiếm của ông cho sự bất tử, được nhấn mạnh trong sử học truyền thống, hầu như đã đề cập. Các đánh giá mới mô tả trong thời gian trị vì của mình (một kỷ nguyên thay đổi chính trị và xã hội), ông không chống lại việc sử dụng phương pháp bạo lực để nghiền nát sự chống cách mạng. Tuy nhiên, ông bị chỉ trích là không còn kỹ lưỡng như ông đã từng làm và kết quả là, sau khi ông chết, sự phá hoại ẩn dưới sự lãnh đạo của thái giám Triệu Cao đã có thể thu được quyền để khôi phục lại trật tự phong kiến cũ.
Để vòng này đánh giá lại, một giải thích mới cho sự sụp đổ của triều đại nhà Tần nhanh chóng được đưa ra trong một bài báo mang tên "Cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ giữa Tần và Hán" trong số ra năm 1974 của Cờ Đỏ để thay thế lời giải thích cũ. Các giả thuyết mới tuyên bố rằng nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của nhà Tần là nằm trong sự thiếu triệt để của chế độ độc tài của Tần Thủy Hoàng, thậm chí đến mức độ cho phép chúng đi sâu vào các cơ quan quyền lực chính trị và chiếm lấy các vị trí quan trọng.
Mao Trạch Đông, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bị nguyền rủa do sự đàn áp trí thức của mình. Khi được so sánh với Tần Thủy Hoàng, Mao trả lời: "Ông ấy chôn sống 460 học giả; chúng tôi chôn cất 46.000 học giả còn sống... Bạn [trí thức] nguyền rủa chúng tôi là Tần Thủy Hoàng. Bạn đã sai. Chúng tôi đã hơn Tần Thủy Hoàng gấp trăm lần"." - Chính người Trung Quốc cũng có cách nhìn nhận thực tế về Tần Thủy Hoàng, bạn có thể suy nghĩ ông ta là bạo chúa vì bạn cho rằng ông ta sai, nhưng cái sai của ông ta trong mắt người khác là đúng.
P/S : Chỉ là ý kiến cá nhân...
 
Top Bottom