Văn 10 Đọc hiểu

Uyên Kem

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng chín 2017
143
145
59
20
Bình Định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa​

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi​

Câu 1. Những từ ngữ hình ảnh nào trong đoạn trích được lấy từ chất liệu văn học dân gian?
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ "Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển"?
Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đc sd trong hai câu "Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa - Trong hồn người có ngọn sóng nào không?"
Câu 4. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua 2 câu thơ:
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi​
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa​

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi​

Câu 1. Những từ ngữ hình ảnh nào trong đoạn trích được lấy từ chất liệu văn học dân gian?
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ "Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển"?
Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đc sd trong hai câu "Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa - Trong hồn người có ngọn sóng nào không?"
Câu 4. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua 2 câu thơ:
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi​
Câu 1: Những từ ngữ, hình ảnh được lấy từ chất liệu văn học dân gian là từ sự tích Lạc Long quân và Âu Cơ. Cụ thể là: ngàn năm trước, mẹ Âu Cơ, Lạc Long cha.
Câu 2: Câu thơ ấy mang hàm ý là đất nước ta đang có giặc ngoại xâm đến từ ngoài biển khơi. Sự kiện là Trung Quốc thả dàn khoan xuống vùng biển Việt Nam một thời đấy em.
Câu 3:
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ là nhân hóa và ẩn dụ:
- Nhân hóa: “Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa”, nhà thơ nói về một hiện tượng thiên nhiên nhưng sử dụng từ ngữ như con người để nói về quy luật hiển nhiên của biển cả. Ngàn năm nay, sóng xô bờ, bao con sóng nối đuôi nhau ào ạt vào bờ rồi lại lặng lẽ rút ra xa. Nhưng biện pháp nhân hóa là tiền đề cho biện pháp ẩn dụ và câu hỏi tu từ đằng sau.
- “Trong hồn người có ngọn sóng nào không”, là ngọn sóng lòng nhắc nhở về chủ quyền biển đảo quốc gia và ý thức bảo vệ chủ quyền ấy cho được toàn vẹn khi nhìn từ biển, nhìn từ thềm lục địa, Tổ quốc đang dậy sóng. Biện pháp ẩn dụ thức tỉnh tất cả công dân Việt Nam về niềm tự hào và ý thức tự cường, bảo vệ đất nước, gìn giữ từng vùng biển quê hương.
Câu 4: Thông điệp qua 2 câu thơ là:
- Nhắc nhở ý thức trách nhiệm của mỗi công dân phải có nghĩa vụ bảo vệ quê hương, đất nước.
- “Giữ từng thước đất” để có nơi sinh sống, phát triển bền vững, để ổn định và dựng xây. Và cũng chính là lời thề son sắt của thế hệ sau đối với công lao của thế hệ cha ông để lại
 
Top Bottom