

Chào mọi người :3 Nghị luận văn học là một phần quan trọng trong chương trình Ngữ văn 9 học kì II. Nghị luận cả một tác phẩm hay đoạn trích vốn làm khó nhiều bạn học sinh nhưng nghị luận về hình tượng nhân vật còn có phần "đánh đố" hơn nữa. Tại đây bằng kinh nghiệm của mình, Shenn sẽ chia sẻ cách làm và dàn bài một số đề văn như vậy. Mong mọi người ủng hộ cũng như góp ý.
Tag nhẹ hai anh chị thần thánh @Đô Tiến. @hanh2002123
CÁCH LÀM ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VỀ HÌNH TƯỢNG VĂN HỌC
Một số đề văn tiêu biểu có thể kể đến:
- Phân tích hình tượng người bà trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt
- Phân tích hình tượng vầng trăng, ánh trăng trong bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy
- Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long
- Phân tích nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ
- ...
Có hai cách lập dàn ý chính
1. Triển khai dàn ý theo bố cục tác phẩm:
Ví dụ: Phân tích hình tượng bếp lửa trong bài thơ cùng tên của Bằng Việt
- Trước hết, bếp lửa khơi dậy hình ảnh người bà quen thuộc (Khổ thơ đầu tiên)
- Tiếp theo, hình ảnh bếp lửa gắn với những kỉ niệm tuổi thơ cơ cực mà đáng trân trọng (3 khổ tiếp)
- Không dừng lại ở đó, hình ảnh bếp lửa còn gợi ra những suy ngẫm thấm thía về người bà tần tảo, suốt đời hi sinh cho con cháu (hai khổ tiếp)
- Cuối cùng, kết đọng lại hình ảnh bếp lửa là nỗi nhớ khôn nguôi của người cháu nơi đất khách (khổ cuối)
2. Triển khai theo khía cạnh mà nhân vật/ hình tượng thơ biểu hiện:
Ví dụ: Phân tích nhân vật anh thanh niên:
- Là người yêu công việc, có suy nghĩ đúng đắn về công việc của mình
- Sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động
- Sống chân thành, cởi mở, quý trọng tình cảm của mọi người
- Giản dị, khiêm tốn.
3. Lưu ý quan trọng
- Luận điểm phải bám sát hình tượng thơ, sáng rõ
- Các luận điểm phải được hình thành theo trình tự hợp lí, triển khai chặt chẽ, đầy đủ
Tag nhẹ hai anh chị thần thánh @Đô Tiến. @hanh2002123
CÁCH LÀM ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VỀ HÌNH TƯỢNG VĂN HỌC
Một số đề văn tiêu biểu có thể kể đến:
- Phân tích hình tượng người bà trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt
- Phân tích hình tượng vầng trăng, ánh trăng trong bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy
- Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long
- Phân tích nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ
- ...
Có hai cách lập dàn ý chính
1. Triển khai dàn ý theo bố cục tác phẩm:
Ví dụ: Phân tích hình tượng bếp lửa trong bài thơ cùng tên của Bằng Việt
- Trước hết, bếp lửa khơi dậy hình ảnh người bà quen thuộc (Khổ thơ đầu tiên)
- Tiếp theo, hình ảnh bếp lửa gắn với những kỉ niệm tuổi thơ cơ cực mà đáng trân trọng (3 khổ tiếp)
- Không dừng lại ở đó, hình ảnh bếp lửa còn gợi ra những suy ngẫm thấm thía về người bà tần tảo, suốt đời hi sinh cho con cháu (hai khổ tiếp)
- Cuối cùng, kết đọng lại hình ảnh bếp lửa là nỗi nhớ khôn nguôi của người cháu nơi đất khách (khổ cuối)
2. Triển khai theo khía cạnh mà nhân vật/ hình tượng thơ biểu hiện:
Ví dụ: Phân tích nhân vật anh thanh niên:
- Là người yêu công việc, có suy nghĩ đúng đắn về công việc của mình
- Sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động
- Sống chân thành, cởi mở, quý trọng tình cảm của mọi người
- Giản dị, khiêm tốn.
3. Lưu ý quan trọng
- Luận điểm phải bám sát hình tượng thơ, sáng rõ
- Các luận điểm phải được hình thành theo trình tự hợp lí, triển khai chặt chẽ, đầy đủ
MỘT SỐ ĐỀ VĂN VÀ DÀN Ý THAM KHẢO
Mình sẽ update chăm chỉ nên mọi người theo dõi nhé <3