Dàn ý
1-Bài văn nghị luận
I - MB : Gợi - Đưa - Báo
- Gợi : Gợi vấn đề cần làm
- Đưa: Đưa ra vấn đề nghị luận
- Báo: Thể hiện việc làm gì
II- TB
a) Giải thích :Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
- Gì : cái gì, là gì
- Nào: Như thế nào?
- Sao: Tại sao?
- Do : Do đâu?
- Nguyên : Nguyên nhân?
- Hậu: Hậu quả
b) Chứng minh : Mặt - Không - Giai -Thời - Lứa
- Mặt : Các mặt của vấn đề
- Không : Không gian( thành thị , nông thôn ,…)
- Giai : Giai đoạn
- Thời : Thời gian ( hẹp hơn giai đoạn)
- Lứa : lứa tuổi
III - KB : Tóm - Rút - Phấn
- Tóm: tóm gọn lại vấn đề
- Rút : rút ra kết luận
- Phấn: phấn đấu, đánh giá, suy nghĩ của mình ( liên hệ bản thân)
1-Đoạn văn nghị luận
I. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
a)Nếu bắt nguồn từ văn bản:
- Khai thác từ tác phẩm văn học trước
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
b) Nếu không bắt nguồn từ tác phầm văn học làm như bình thường
II.Thân đoạn ( dẫn chứng cụ thể)
a) Giải thích - định nghĩa
b) Bàn luận :
Trong xã hội xưa / nay
c) Bình luận, đánh giá - mở rộng vấn đề
d) Phản đề ( mặt trái ngược)
III. Kết đoạn :
Liên hệ bản thân
CÁC ĐỀ THAM KHẢO
Đề 1 :Hãy viết 1 đoạn văn ngắn(khoảng 10-15 câu) về vấn đề học tập hiện nay của học sịnh.
Đề 2 : Xác định hàm ý trong câu
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”. Viết bài văn nghị luận về hàm ý trong đoạn trích trên
GỢI Ý
1, Đề 1 :
1. Thứ nhất là giới thiệu được vấn đề : Việc học tập hiện nay
2. Thứ hai là bàn luận :
- Học tập là gì ?
- Học để làm gì? Nó có vai trò và ý nghĩa như thế nào?
3, Thứ ba là bình luận , mở rộng vấn đề ( tự bổ sung dẫn chứng )
- Mặt tích cực :
- Vấn đề giáo dục càng ngày càng được quan tâm.
- Thế hệ trẻ là những người được hưởng lợi ích đó
- Nhà nước chú trọng đầu tư vào giáo dục , cơ sở vật chất trong nhà trường để tạo điều kiện thuận lợi cho các em phát triển
- Có những học sinh đã mang về những giải thưởng rất cao cho nhà trường, đất nước,...
- Người việt nam thông minh, nhạy bén với cái mới
- Xóa được nạn mù chữ
- Mặt tiêu cực:
- Học không đúng cách, lối học chay,học vẹt
- Những khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế
- Nhiều loại sách khiến cho học sinh không biết lựa chọn cái nào mới có ích cho bản thân mình.
- Học không có kết quả, không tập trung
- Còn nhiều trẻ em vì điều kiện gia đình mà không được đi học so với các bạn bằng tuổi
4, Thứ tư nhận xét, đánh giá và liên hệ bản thân ( nêu cụ thể ) :
- Em cần làm gì để đạt được mục tiêu trước mắt
- Em sẽ làm gì để mọi người cùng chung tay phát triển đất nước, xã hội
2. Đề 2 :
I. Mở bài: Trong bài thơ " Nói với con", tác giả Y Phương có viết :“Con ơi tuy thô sơ da thịt / Lên đường / Không bao giờ nhỏ bé được / Nghe con”. Đây giống như là một lời dặn dò đầy hàm ý mang theo sự tin tưởng của tác giả với con mình. Đó chính là ý chí, nghi lực vượt khó khăn
II. Thân Bài:
1, Giải thích
- Định nghĩa : Nghị lực là gì?
- Là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình, khắc phục mọi khó khăn nhằm đạt mục đích đó
- Là sức mạnh tinh thần tạo cho con người sự kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước những khó khăn.
- Nguời có ý chí, nghị lực là người như thế nào ? Biểu hiện cụ thể
- Tại sao , do đâu mà họ có cái ý chí nghị lực đó ?
2, Bàn luận, chứng minh
* Bàn luận ( Dẫn chứng )
- Cuộc sống không ngừng gặp khó khăn,gian khổ.
- Những con người biết tin tưởng vào cuộc sống, có ý chí nghị lực sẽ vượt qua được khó khăn
- Nếu không có ý chí và nghị lực con người sẽ ra sao?
- Ông bà ta có câu :" có công mài sắt, có ngày nên kim","....
* Chứng minh (dẫn chứng)
- Thời xưa , ......
- Trong chiến đấu
- Trong cuộc sống, lao động sản xuất
- Bây giờ ,....
- Kế thừa và phát huy
- Nhưng còn 1 số người đầu hàng, đổ lỗi cho số phận, không chịu vươn lên
III. Kết Bài: Liên hệ bản thân