Văn 9 Cây phượng

Empe_Tchanz

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng mười 2017
651
654
156
Thái Bình

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Dàn ý :

I. Mở bài
Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, không ai là không đến trường. mỗi ngày đến trường là một niềm vui, một kỉ niệm đẹp của thời học sinh. Thời đi học trong mỗi ai cũng có những ấn tượng đẹp, những kỉ niệm đẹp. Và đối với học sinh thì không thể bỏ qua một loài hoa rất thân thuộc với mỗi người, đó là hoa phượng. Bài viết này chúng ta đi tìm hiểu về cây phượng.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc

- Có tên là Phượng vĩ, hay phượng vỹ, xoan tây, điệp tây hoặc hoa nắng.
- Họ Fabaceae
- Sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
- Tên theo tiếng anh Flamboyant, Royal poinciana và Mohur tree
- Tên theo tiếng trung là phượng hoàng mộc, kim hoàng
2. Đặc điểm
a. Thân cây
- Thuộc thân gỗ
- Có lớp vỏ xù xì
- Có màu nâu sẫm
b. Lá
- Nhỏ
- Lá mọc đối xứng qua một xương lá
- Thuộc họ lá kép lông chim
- Màu xanh lục
c. Tán lá
- Rộng
- Dài, vươn xa
- Nhỏ chi chít
- Tạo bóng mát
d. Rễ
- Cắm sâu xuống đất
- Có phần nổi trên mặt đất dài ngoằng ngèo
e. Hoa
- Màu đỏ
- 5 cánh
- Có lốm đốm màu vàng
f. Quả
- Dẹp
- Chứa nhiều hạt
- Có vị ngọt
3. Sinh trưởng
- Cây tái sinh bằng chồi và hạt rất mạnh
- Phát triển tốt trên mọi loại địa hình: Ven biển, đồi núi, trung du.
- Mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ trồng
- Tuổi đời không cao, khoảng 30 tuổi
4. Khu vực nhiều phượng
- Hoa kì
- Khu vực Caribe
- Nó là loài cây biểu tượng chính thức của quần đảo Bắc Mariana (CNMI).
5. Ý nghĩa của cây phượng
- Che mát, tạo không gian mát mẻ
- Làm đẹp tường học, phố phường
- Làm thơ ca, cảm hứng sáng tác
- Là kỉ niệm tuổi thơ, một thời đẹp đẽ của học sinh
- Báo hiệu mùa hè tới
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây phượng
Cây phượng là một người bạn, là một kỉ niệm vô cùng đẹp đối với mỗi người học sinh. Nó mang lại cho ta một thời cắp sách đến trường đầy niềm vui. Có thể nói phượng là người bạn chân thành của học sinh.
Bài làm tham khảo
Phượng vĩ được trồng ở nhiều nơi nhưng chủ yếu nhất vẫn là ở sân của các trường học. Hầu hết các trường học đều có phương vị bởi nó sẽ gắn liền với kỉ niệm của tuổi học trò.
Mùa hạ đến những cánh phượng đỏ rực cả một góc trời, cũng là lúc nó báo hiệu ngày chia ta sắp đến. Phượng Vỹ được gọi với tên khoa học Delonix regia, thuộc gia đình Caesalpiniaceaẹ Họ poincianas có cùng một họ với đậuv(Leguminosae), giống Delonix. Phượng vĩ được trồng ở các vùng nhiệt đới của khắp thế giới. Mầu đỏ thắm của phượng vỹ đã được cho vào hạng hoàng tộc của thảo mộc đối với người dân ở vùng Madagasca.
Cây phượng vỹ thuộc loại thân gỗ cao khoảng 6-12 mét, với tàn lá xoè rộng như chiếc dù lớn, với những cành dài khoảng 20-40cm, dầy đặc những lá kép nhỏ li ti. Khi hoa nở cánh hoa đỏ thẫm, đường kính khoảng 6-10cm mỗi hoa, với năm cánh hoa xoè rộng. Bên trong nhụy hoa có mười nhánh, dài khoảng 10cm, với phấn hoa thu hút ong bướm. Khi hết thời kì của hoa, từ đài hoa mọc ra trái phượng, đẹp và dài khoảng 2 feet, khi chín đen thẫm và vỏ cứng, với hạt phượng mầu nâu thẫm bên trong. Hạt phượng có thể rang lên để ăn hoạc làm củi đốt.
Người ta có thể tinh chế hương và dầu thơm(essence) của phượng vỹ để dùng làm chất xoa bóp (massage) làm giảm căng thẳng cơ bắp, đem lại cho con người cảm giác thoải mái. Với màu đỏ đặc trưng, với tán cây rực rỡ, hào nhoáng mỗi khi hoa nở rộ, loại cây duyên dáng này xứng đáng để được liệt kê vào hạng hoàng tộc trong tất cả các loại cây cảnh. Hoa phượng vỹ rất lâu tàn, chúng giữ nguyên sắc đỏ từ đầu mùa hạ cho đến đầu thu. Phượng vĩ có khả năng chịu bão rất tốt, sau mỗi cơn bão chúng vẫn đứng sừng sững giữa đất trời.
Cây phượng có một sức sống rất dẻo dai và bền bỉ, dù trụi cành giữa mùa đông nhưng xanh tươi trong những tháng ngày còn lại trong năm, và vì tán lá xanh um mở rộng như chiếc dù che nắng mưa, nên phượng được trồng nhiều ở các trường học. Có rất nhiều các nhà văn nhà thơ trên thế giới đã viết biết bao nhiêu mẩu truyện, làm biết bao nhiêu bài thơ, hoạ bao bức tranh, và nhất là phối âm bao nhiêu bản nhạc riêng cho phượng vỹ, điều đó càng làm cho phượng vĩ thêm gần gũi, thân thiết với tuổi học trò.
Dù năm tháng đã qua đi, nhưng cây phương vĩ vẫn nằm nguyên đó, che nắng mưa cho học trò và tạo nên những sắc hoa làm đẹp cho đời. Chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn của biết bao thế hệ học trò.
 

Băng _Băng-water

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng mười một 2017
244
233
99
22
Thái Bình
mấy bạn thuyết minh về cây phượng có yếu tố miêu tả và biểu cảm giùm mik vs ạ. À mà tự làm thì càng tốt nhé. Thanks mấy bợn nhìu :)
Là học sinh, chắc hẳn chúng ta chẳng còn xa lạ gì với cây phượng. Loài cây gần gũi ở một góc sân trường không chỉ cho bóng mát mà còn gắn liền với biết bao kỉ niệm tuổi học trò, trở thành người bạn gần gũi của biết bao thế hệ học sinh.

Phượng có nguồn gốc từ những cánh rừng ở Madagascar. Tại Việt Nam, phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Phượng là loài cây thân gỗ. Thân phượng cao từ 6-12 m, chiều ngang phải hai người ôm mới xuể. Vỏ cây màu xâu, xù xì, những cây phượng già ở thân còn có những mấu nổi lên như những cục u. Lá cây là loại lá kép, màu xanh cốm, mỏng và nhỏ như lá me, mọc đối xứng nhau. Tán cây cao và rộng, trông xa như chiếc ô khổng lồ, từ cành chính mọc ra vô vàn những cành nhỏ hơn. Mùa hè, bóng cây râm mát che rợp một góc sân trường, mùa đông cây trút hết lá, cành cây trơ trụi, khẳng khiu. Rễ phượng thuộc loại rễ cọc, cắm sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng, một vài rễ to trồi cả lên mặt đất, trông như những con giun bò ngoằn nghoèo. Hoa phượng có 4 cánh tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ cam, cánh thứ 5 mọc thẳng, lớn hơn những cánh kia một chút và lốm đốm trắng. Hoa phượng mọc thành từng chùm, một bông phượng có đến vô vàn những bông hoa. Hoa phượng mọc xen kẽ nhau tạo nên một ngọn lửa đỏ rực như muốn thiêu đốt cả cây, làm bừng sáng cả một khoảng trời rực rỡ. Mùa hoa hết, ta lại thấy những quả phượng dài và cong như lưỡi liềm. Quả phượng khi non có màu xanh, già chuyển sang màu đen và có nhiều hạt.

Phượng chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc sống của con người. Phượng thường được trồng ở những nơi công cộng như công viên, trường học để cho bóng mát. Tán phượng xanh mát vừa là chỗ cho chim muông làm tổ, vừa là nơi lí thú để học sinh nghỉ ngơi, hòa mình vào những trò chơi tinh nghịch. Cây phượng cao lớn với những chùm hoa đỏ rực như lửa cháy cũng góp phần tô điểm cho phố phường, trường học. Loài hoa ấy đã trở thành biểu tượng cho thành phố Hải Phòng, được mệnh danh là thành phố hoa phượng đỏ. Thân cây dùng để lấy gỗ, tạo nên đồ nội thất trong gia đình. Rễ cây còn có công dụng ít ai ngờ tới là dùng làm thuốc. Hoa phượng còn được ưu ái gọi với cái tên là hoa học trò. Có lẽ vì phượng thường nở vào mùa hè, là lúc những kì thi sắp tới và người học sinh phải tạm chia xa mái trường thân yêu. Nhìn những bông phượng kiêu hãnh khoe sắc đỏ trên nền là đám lá xanh mướt, lòng người học sinh không khỏi có những xúc động, xốn xang. Một chút lo lắng vì kì thi sắp đến. Một chút khẽ vui vì mùa hè về, kì nghỉ hè cũng đến. Một chút lưu luyến, bâng khuâng vì sắp phải tạm biệt thầy cô, bạn bè, cả cây phượng thân quen là nơi tụ tập bạn bè mỗi giờ ra chơi. Đối với người học sinh cuối cấp, những cánh phượng ép khô trên trang vở chứa đựng biết bao tình cảm, là những hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng nhất của những ngày cắp sách đến trường. Chừng nào phượng còn hiện diện ở sân trường, thì phượng vẫn sẽ mãi là người bạn thân thiết của người học trò, chứng kiến những vui buồn, hờn giận, yêu ghét của tuổi mới lớn. Và như một người bảo vệ già thầm lặng, phượng đứng đó, dang cánh tay rộng lớn như muốn bảo vệ cho cả ngôi trường, để lũ học sinh yên tâm vui đùa dưới tán cây râm mát:
“Mười năm phượng, phượng huy hoàng vẫn phượng
Áo trắng trong ngày tháng phất phơ soi
Ta cùng mình như cành cây riết quấn
Vương lòng nhau ràng rịt biết bao đời.”
(Phượng mười năm-Xuân Diệu)

Sắc đỏ của phượng cũng từng nhiều lần đi vào thơ ca nhạc họa, ta có thể kể đến Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ “Thời hoa đỏ” đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ, tản văn “Hoa học trò” của Xuân Diệu.

Phượng dễ trồng và dễ sống. Cây tái sinh từ hạt và trồi đều mạnh, có thể phát triển trên mọi địa hình: ven biển, miền núi, trung du, đồng bằng... Cây phát triển nhanh, không kén đất, ưa sáng, rất dễ trồng. Tuy nhiên, cây có tuổi thọ không cao lắm, chỉ 30 tuổi đã già cỗi, thân mục rỗng, bị sâu bệnh tấn công. Những cây trồng trong trường học hoặc công viên có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ tầm 40-50 tuổi.

Tình cảm của con người đối với cây phượng dù có dùng ngôn từ nào cũng không thể diễn tả hết. Phượng nở không chỉ là một mùa hoa, phượng nở gọi về bao kí ức tươi đẹp, gọi một thời ngây thơ, trong sáng và làm sống dậy cái phần ngủ quên bấy lâu trong tâm hồn mỗi người.
 
  • Like
Reactions: Empe_Tchanz

Empe_Tchanz

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng mười 2017
651
654
156
Thái Bình
Là học sinh, chắc hẳn chúng ta chẳng còn xa lạ gì với cây phượng. Loài cây gần gũi ở một góc sân trường không chỉ cho bóng mát mà còn gắn liền với biết bao kỉ niệm tuổi học trò, trở thành người bạn gần gũi của biết bao thế hệ học sinh.

Phượng có nguồn gốc từ những cánh rừng ở Madagascar. Tại Việt Nam, phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Phượng là loài cây thân gỗ. Thân phượng cao từ 6-12 m, chiều ngang phải hai người ôm mới xuể. Vỏ cây màu xâu, xù xì, những cây phượng già ở thân còn có những mấu nổi lên như những cục u. Lá cây là loại lá kép, màu xanh cốm, mỏng và nhỏ như lá me, mọc đối xứng nhau. Tán cây cao và rộng, trông xa như chiếc ô khổng lồ, từ cành chính mọc ra vô vàn những cành nhỏ hơn. Mùa hè, bóng cây râm mát che rợp một góc sân trường, mùa đông cây trút hết lá, cành cây trơ trụi, khẳng khiu. Rễ phượng thuộc loại rễ cọc, cắm sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng, một vài rễ to trồi cả lên mặt đất, trông như những con giun bò ngoằn nghoèo. Hoa phượng có 4 cánh tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ cam, cánh thứ 5 mọc thẳng, lớn hơn những cánh kia một chút và lốm đốm trắng. Hoa phượng mọc thành từng chùm, một bông phượng có đến vô vàn những bông hoa. Hoa phượng mọc xen kẽ nhau tạo nên một ngọn lửa đỏ rực như muốn thiêu đốt cả cây, làm bừng sáng cả một khoảng trời rực rỡ. Mùa hoa hết, ta lại thấy những quả phượng dài và cong như lưỡi liềm. Quả phượng khi non có màu xanh, già chuyển sang màu đen và có nhiều hạt.

Phượng chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc sống của con người. Phượng thường được trồng ở những nơi công cộng như công viên, trường học để cho bóng mát. Tán phượng xanh mát vừa là chỗ cho chim muông làm tổ, vừa là nơi lí thú để học sinh nghỉ ngơi, hòa mình vào những trò chơi tinh nghịch. Cây phượng cao lớn với những chùm hoa đỏ rực như lửa cháy cũng góp phần tô điểm cho phố phường, trường học. Loài hoa ấy đã trở thành biểu tượng cho thành phố Hải Phòng, được mệnh danh là thành phố hoa phượng đỏ. Thân cây dùng để lấy gỗ, tạo nên đồ nội thất trong gia đình. Rễ cây còn có công dụng ít ai ngờ tới là dùng làm thuốc. Hoa phượng còn được ưu ái gọi với cái tên là hoa học trò. Có lẽ vì phượng thường nở vào mùa hè, là lúc những kì thi sắp tới và người học sinh phải tạm chia xa mái trường thân yêu. Nhìn những bông phượng kiêu hãnh khoe sắc đỏ trên nền là đám lá xanh mướt, lòng người học sinh không khỏi có những xúc động, xốn xang. Một chút lo lắng vì kì thi sắp đến. Một chút khẽ vui vì mùa hè về, kì nghỉ hè cũng đến. Một chút lưu luyến, bâng khuâng vì sắp phải tạm biệt thầy cô, bạn bè, cả cây phượng thân quen là nơi tụ tập bạn bè mỗi giờ ra chơi. Đối với người học sinh cuối cấp, những cánh phượng ép khô trên trang vở chứa đựng biết bao tình cảm, là những hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng nhất của những ngày cắp sách đến trường. Chừng nào phượng còn hiện diện ở sân trường, thì phượng vẫn sẽ mãi là người bạn thân thiết của người học trò, chứng kiến những vui buồn, hờn giận, yêu ghét của tuổi mới lớn. Và như một người bảo vệ già thầm lặng, phượng đứng đó, dang cánh tay rộng lớn như muốn bảo vệ cho cả ngôi trường, để lũ học sinh yên tâm vui đùa dưới tán cây râm mát:
“Mười năm phượng, phượng huy hoàng vẫn phượng
Áo trắng trong ngày tháng phất phơ soi
Ta cùng mình như cành cây riết quấn
Vương lòng nhau ràng rịt biết bao đời.”
(Phượng mười năm-Xuân Diệu)

Sắc đỏ của phượng cũng từng nhiều lần đi vào thơ ca nhạc họa, ta có thể kể đến Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ “Thời hoa đỏ” đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ, tản văn “Hoa học trò” của Xuân Diệu.

Phượng dễ trồng và dễ sống. Cây tái sinh từ hạt và trồi đều mạnh, có thể phát triển trên mọi địa hình: ven biển, miền núi, trung du, đồng bằng... Cây phát triển nhanh, không kén đất, ưa sáng, rất dễ trồng. Tuy nhiên, cây có tuổi thọ không cao lắm, chỉ 30 tuổi đã già cỗi, thân mục rỗng, bị sâu bệnh tấn công. Những cây trồng trong trường học hoặc công viên có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ tầm 40-50 tuổi.

Tình cảm của con người đối với cây phượng dù có dùng ngôn từ nào cũng không thể diễn tả hết. Phượng nở không chỉ là một mùa hoa, phượng nở gọi về bao kí ức tươi đẹp, gọi một thời ngây thơ, trong sáng và làm sống dậy cái phần ngủ quên bấy lâu trong tâm hồn mỗi người.
cái này là bạn tự lm đấy ạ?
 
Top Bottom