Văn 10 Đại cáo bình Ngô

Kinamoki Shiena

Học sinh
Thành viên
19 Tháng chín 2017
33
13
29
24
Đà Nẵng

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
Hãy lập dàn ý cho đoạn thơ được trích trong ĐCBN sau:
"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
........
Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt, tâm công."
GIÚP EM VỚI Ạ!!:r3:r3:r3
- Kể lại quá trình chiến đấu gian khổ và kết cục toàn thắng của khởi nghĩa Lam Sơn
- Hình tượng người chủ tướng Lê Lợi và những năm tháng gian khổ ban đầu của cuộc khởi nghĩa
- Nguồn gốc xuất thân: chốn hoang dã nương mình
=> Lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí, hoài bão cao cả
- Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn: quân thù đang mạnh, tàn bạo; quân ta lực lượng mỏng, lương thực khan hiếm
- Sức mạnh giúp ta chiến thắng: ý chí khắc phục gian nan, sức mạnh đoàn kết, chiến lược, chiến thuật linh hoạt, tư tưởng chính nghĩa
=> Quá trình phản công và chiến thắng
=>Khí thế của quân ta hào hùng, chiến thắng dồn dập, liên tiếp
=> Hình ảnh kẻ thù tham sống sợ chết, hèn nhát, thảm bại

Đoạn văn khắc họa hình tượng người chủ tướng Lê Lợi và những năm tháng gian khổ ban đầu của khởi nghĩa Lam Sơn. Hình tượng Lê Lợi được miêu tả bằng bút pháp tự sự kết hợp trữ tình: cách xưng hô khiêm nhường, nguồn gốc xuất thân cũng là chốn hoang dã nương mình cho đến địa bàn đóng quân hẻo lánh. Thế nhưng, người anh hùng áo vải lại có những phẩm chất đáng quý: lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí hoài bão lớn lao, quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc. Cuộc khởi nghĩa được tiến hành trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ, khan hiếm lương thực, thế và lực không cân xứng, thiếu nhân tài hào kiệt. Nhưng, nhờ ý chí khắc phục gian nan, sức mạnh đoàn kết, tư tưởng chính nghĩa, sử dụng chiến lược, chiến thuật linh hoạt, quân và dân ta đã giành được nhiều thắng lợi. Ở đây, Nguyễn Trãi đã đề cao tính chất nhân dân, tính chất toàn dân, đặc biệt đề cao vai trò của những người dân nghèo, địa vị thấp hèn. Đó là tư tưởng lớn, tiến bộ trước đó chưa từng có và mãi đến thế kỉ 19 mới được Nguyễn Đình Chiểu tiếp tục ca ngợi. Quá trình phản công và chiến thắng của quân ta được miêu tả hết sức sinh động bằng những hình ảnh có tính phóng đại, giọng văn sôi nổi, hào hùng diễn tả những chiến thắng dồn dập, liên tiếp cùng sự thất bại thảm hại của kẻ thù. Tình yêu hòa bình, tư tưởng nhân nghĩa yên dân- trừ bạo tiếp tục được khẳng định và sâu sắc hơn nữa.
 
Top Bottom