Sử 6 Ôn thi học kì II

nguyenhien82dh@gmail.com

Học sinh
Thành viên
1 Tháng chín 2017
155
59
36
17
Phú Thọ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Trình bày chính sách thống trị của nhà Đường đối với nước ta? Nhận xét của em về chính sách cai trị đó của nhà Đường.
Câu 2: Các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc như thế nào?
Câu 3: Vì sao chiến thắng Bạch Đằng là chiến thắng lịch sử?
Câu 4: Trình bày kế hoạch đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền. Diễn biến, Kết quả cuộc chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền? Đánh giá công lao của Ngô Quyền.
 

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
Câu 3: Vì sao chiến thắng Bạch Đằng là chiến thắng lịch sử?
Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại lịch sử của dân tộc ta vì:
Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.
Câu 2: Các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc như thế nào?
-Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...
Câu 1: Trình bày chính sách thống trị của nhà Đường đối với nước ta? Nhận xét của em về chính sách cai trị đó của nhà Đường.
+ Đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, chia lại thành 12 châu. Người Hán cai quản các châu, huyện, dưới huyện là các hương và xã do người Việt cai quản.
+ Tiến hành xây thành, làm đường từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận, huyện…
- Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt thêm nhiều thứ thuế khác...
- Bắt nhân dân hàng năm phải đi phu và cống nạp những sản vật quý hiếm...
- Thuế đã nặng, bọn đô hộ còn tự ý thu thêm cho vào túi của mình.
– Nhận xét:
+ Cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo…
+ Sẵn sàng đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân…
+ Chính sách cai trị của nhà Đường làm cho dân ta căm phẫn, sẵn sàng nổi đậy…
Câu 4: Trình bày kế hoạch đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền. Diễn biến, Kết quả cuộc chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền? Đánh giá công lao của Ngô Quyền.
Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :
- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
- Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
- Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Kết quả: Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Công lao của Ngô Quyền là : Đánh quân Nam Hán với chiến thắng Bặch Đằng vang dội. Ông lên ngôi và trị vì 6 năm . Lật đổ 1000 năm bắc thuộc. Ông góp công trong những buổi đầu xây dựng nền độc lập. Đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập.
 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Câu 1:
Chính sách thống trị của nhà Đường đối với nước ta :
- Chia lại đơn vị hành chính, đặt tên mới.
- Cai trị trực tiếp đến cấp huyện.
- Làm đường giao thông, xây thành, tăng quân, để nhanh chóng đàn áp những cuộc nổi dậy của nhân dân.
- Thi hành chính sách đồng hóa nhân dân ta, xóa tên nước ta hòng sáp nhập vào Trung Quốc.
= > Nhận xét : Những chính sách vô cùng tàn bạo kìm hãm nhân dân ta trong vòng nô lệ vô cùng cực khổ.
Câu 2:
- Chính sách cai trị của bọn đô hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng.
- Đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...
Câu 3: Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng lịch sử ta vì đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa, đồng thời cũng chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc.
Câu 4:
  • Kế hoạch :
- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
- Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
  • Diễn biến :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
  • Kết quả :
- Vua Nam Hán được tin bại trận trên sông Bạch Đằng, con trai là Hoằng Tháo chết đã hốt hoảng, vội vã rút quân về nước.
- Kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
  • Công lao của Ngô Quyền : đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập, chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc, đem lại nền hòa bình cho tổ quốc.
 
Top Bottom