Địa 6 Ôn tập học kì II

ĐứcNhật!

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười một 2017
1,525
3,788
529
Quảng Nam
Trung Học Phổ Thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ôn thi học kì 2 môn Địa Lí 6
Câu 1: Nhiệt độ không khí là gì? Nêu cách tính nhiệt độ trung bình ngày.
- Nhiệt độ không khí là lượng nhiệt mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt của Mặt Trời rồi bức xạ vào không khí làm không khí nóng lên.
- Cách tính nhiệt độ trung bình ngày: Cộng nhiệt độ các lần đo và chia cho số lần đo.
Câu 2: Nhiệt độ có ảnh hưởng gì đến khả năng chứa hơi nước của không khí?
Nhiệt độ càng cao, khả năng chứa hơi nước của không khí càng nhiều, nhưng sức chứa đó có hạn.
Câu 3: Nêu đặc điểm của các đới khí hậu trên Trái Đất (về nhiệt độ, lượng mưa trung bình năm, gió thường xuyên thổi)
- Đới nóng: nhiệt độ cao, nóng quanh năm. Lượng mưa trung bình năm từ 1000 mm đến trên 2000 mm. Gió thường xuyên thổi là gió Tín phong.
- Hai đới ôn hoà: nhiệt độ trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm. Lượng mưa trung bình năm từ 500 mm đến 1000 mm. Gió thường xuyên thổi là gió Tây ôn đới.
- Hai đới lạnh: nhiệt độ thấp, quang năm lạnh, có băng, tuyết. lượng mưa trung bình năm thường dưới 500 mm. Gió thường xuyên thổi là gió Đông cực.
Câu 4: Sông là gì? Hãy nêu lợi ích và tác hại của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của con người.
- Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Lợi ích: là nguồn nước tưới, nguồn thuỷ sản, đường giao thông, cung cấp phù sa để hình thành đồng bằng...
- Tác hại của sông ngòi: Về mùa lũ, nước sông dâng cao, nhiều khi gây lụt lội, làm thiệt hại tài sản và tính mạng của nhân dân.
Câu 5: Độ muối của nước biển và đại dương do đâu mà có? Vì sao độ muối của nước trong các biển và đại dương không giống nhau? Cho ví dụ chứng minh.
- Độ muối của nước biển và đại dương là do nước sông hoà tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
- Độ muối của nước trong các biển và đại dương không giống nhau: tuỳ thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít, độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
- Ví dụ: Độ muối của biển nước ta là [tex]33^{o}/oo[/tex] , nước biển Ban Tích là [tex]10 - 15^{o}/oo[/tex] , biển Hồng Hải [tex]40^{o}/oo[/tex].

Còn tiếp ...
@Asuna Yuuki @Bùi Thị Diệu Linh @Bestfriend Forever @Nguyễn Triều Dương @Haru Bảo Trâm @Dương Thảoo
 

Bùi Thị Diệu Linh

Cựu Mod Cộng Đồng
Thành viên
5 Tháng chín 2017
2,748
6,413
651
Quảng Ninh
THPT Lê Hồng Phong
Bài tập hôm nay đây nhé mọi người!
1. So sánh Thời tiết và Khí hậu.
2. Nhiệt độ không khí là gì? Vật dụng để đo nhiệt độ không khí? Cách đo nhiệt độ không khí? Có mấy sự thay đổi không khí?
3. Nhiệt độ có ảnh hưởng gì đến khả năng chứa hơi nước của không khí?
4. Nêu đặc điểm các đới khí hậu trên Trái Đất (Kẻ bảng)
5. Sông là gì? Lợi ích của sông?
6. Độ muối của nước biển và đại dương do đâu mà có? Lí do độ muối của nước trong các biển và đại dương không giống nhau?
@Akabane Yuii @NTD Admin @Beo1206 @tulethaovy6c1 @Nguyen Tuong Nhu @_Evin_
 
Last edited:

Lưu Vương Khánh Ly

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng năm 2017
802
1,486
189
Bắc Ninh
A.R.M.Y ♥ BTS
Bài tập hôm nay đây nhé mọi người!
1. So sánh Thời tiết và Khí hậu.
2. Nhiệt độ không khí là gì? Vật dụng để đo nhiệt độ không khí? Cách đo nhiệt độ không khí? Có mấy sự thay đổi không khí?
3. nhiệt độ có ảnh hưởng gì tới khả năng chứa hơi nước của không khí?
4. Nêu đặc điểm các đới khí hậu trên Trái Đất (Kẻ bảng)
5.nhiệt độ có ảnh hưởng gì đến khả năng chứ Sông là gi? Lợi ích của sông?
6. Độ muối của nước biển và đại dương do đâu mà có? Lí do độ muối của nước trong các biển và đại dương không giống nhau?
@Akabane Yuii @NTD Admin @Beo1206 @tulethaovy6c1 @Nguyen Tuong Nhu @_Evin_
câu 1:
Giống nhau: Thời tiết và khí hậu đều là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa,...).
Khác nhau: Thời tiết là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa,... trong một thời gian ngắn giới hạn tại một khu vực nào đó (vd thời tiết trong 1 ngày tại TP Hồ Chí Minh), còn khí hậu cũng là sự diễn ra các hiện tượng thời tiết lặp lại trong một thời gian dài tại một khu vực, một vùng miền (VD khí hậu nhiệt đới gió mùa).
câu 2:
nhiệt độ không khí là lượng nhiệt khí mặt đất hấp thụ năng lượng của nhiệt mặt trời rồi bức xạ lại vào không khí. Vật dụng để đo nhiệt độ không khí là nhiệt kế. Cách đo nhiệt độ ko khí là:
- cách đo trung bình ngày,tháng,năm:0
+ Nhiệt độ trung bình ngày bằng tổng nhiệt độ các lần đo/số lần đo
+ Nhiệt độ trung bình tháng bằng tổng nhiệt độ các ngày trong tháng/số ngày trong tháng
+ Nhiệt độ trung bình năm bằng tổng nhiệt độ các tháng trong năm/12
- có :
- Sự thay đổi nhiệt độ không khí phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+Vĩ độ: không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn là không khí ở các vùng vĩ độ cao.
+ Ở tầng đối lưu của lớp vỏ khí, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên 100m giảm 0.6 độ C.
+ Vị trí gần hay xa biển: những nơi nằm gần hay xa biển có nhiệt độ không khí khác nhau. Gần biển có không khí mát mẻ, ấm hơn.
câu 3:
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nhưng nó cũng có giới hạn.
⟹ Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước nhât định thì ta sẽ nói là không khí đã bão hoà hơi nước
câu 4:
xin lỗi mik ko biết kẻ bảng...
- Đới nóng (nhiệt đới):
+ Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.
+ Lượng nhiệt: nóng quanh năm.
+ Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.
- Ôn đới (đới ôn hòa):
+ Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt.
+ Lượng nhiệt: trung bình.
+ Lượng mưa: 500-1000mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.
- Hàn đới (Đới lạnh)
+ Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.
+ Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.
+ Lượng mưa: dưới 500mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Đông cực
câu 5:
Sông có rất nhiều lợi ích:
+ Trở thành nguồn nước quan trọng cho ta sinh hoạt hằng ngày (nấu nướng, tắm rửa, giặt giũ...)
+ Là loại hình giao thông chuyên chở các vật nặng với chi phí rẻ.
+ Là môi trường sống cho các động thực vật nước ngọt.
+ Cung cấp thủy sản cho ngư dân đem bán.
+ Những khúc sông đẹp, có thác nước có thể trở thành khu du lịch sinh thái.
câu 6:
Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là 350/00 ( ba mươi lăm phần nghìn ).
Độ muối của các biển không giống nhau .
- Độ muối là do nước sông hoà tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra.
- Độ muối biển và đại dương không giống nhau do độ muối phụ thuộc:
+ Mật độ sông đổ ra biển
+ Độ bốc hơi.
 
Last edited:

ĐứcNhật!

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười một 2017
1,525
3,788
529
Quảng Nam
Trung Học Phổ Thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tiếp tục nhé mọi người! Chút nữa Linh sẽ đăng đáp án nhé ^^
Câu 6: Phân biệt các vận động: sóng, thuỷ triều, các dòng biển và cho biết nguyên nhân sinh ra chúng?
- Sóng là sự chuyển động tại chỗ của các hạt nước biển theo những vòng tròn lên xuống theo chiều thẳng đứng . Nguyên mhân chủ yếu do gió
- Thuỷ triều là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kỳ . Nguyên nhân do sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời
- Các dòng biển là những dòng chảy ở biển, giống như những dòng sông trên lục địa . Nguyên nhân chịu ảnh hưởng chủ yếu của các loại gió.
Câu 7: Tại sao cần phải bảo vệ các nguồn tài nguyên biển và đại dương? Vấn đề bảo vệ được đặt ra như thế nào?
- Tại vì tài nguyên biển và đại dương vô cùng phong phú, nhưng nhu cầu của con người đối với nguồn tài nguyên đó cũng ngày càng cao ...
- Vấn đề bảo vệ cần đặt ra là:
+ Phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí, lâu dài
+ Khai thác đi đôi với nuôi trồng, bảo vệ ...
+ Chống ô nhiễm nước biển và đại dương
Câu 8: Độ phì của đất là gì? Hãy trình bày một số biện pháp làm tăng độ phì cho đất mà em biết?
- Độ phì của đất là một tính chất quan trọng trong các loại đất, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho thu hoạch cao.
- Một số biện pháp làm tăng độ phì cho đất: Cải tạo đất, canh tác đúng phương pháp (cày xới đất...), bón phân thích hợp, áp dụng các biện pháp thuỷ lợi...

Vậy là xong phần ôn tập rồi nhé!
Bây giờ sẽ là bài tập của ngày hôm nay nha!

Câu 1: Thành phần không khí có ảnh hưởng lớn đến sự sống của các sinh vật và sự cháy là:
A. Khí Nitơ
B. Khí Ôxy
C. Khí Cacbônic
D. Hơi nước
Câu 2: Lượng hơi nước trong không khí tuy nhỏ, nhưng là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, gió, bão, ... Hiện tượng này xảy ra ở:
A. Tầng đối lưu.
B. Các tầng cao của khí quyển.
C. Tầng bình lưu.
D. Cả 3 đều đúng.
Câu 3: Nguồn cung cấp hơi nước trong không khí chủ yếu từ:
A. Sông ngòi.
B. Hồ, ao.
C. Băng, tuyết tan.
D. Biển và đại dương

Tab thêm bạn bè vào trả lời nào!
@Asuna Yuuki @Bùi Thị Diệu Linh @Bestfriend Forever @Phạm Thúy Hằng @Lưu Vương Khánh Ly @Kyanhdo @Haru Bảo Trâm @Dương Thảoo
 
  • Like
Reactions: Dương Thảoo

ĐứcNhật!

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười một 2017
1,525
3,788
529
Quảng Nam
Trung Học Phổ Thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đáp án bài tập hôm qua đây nhé!
1. So sánh Thời tiết và Khí hậu.
Giống: Đều là hiện tượng khí tượng, đều diễn ra trong một thời gian
Khác: Thời tiết là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa,... trong một thời gian ngắn giới hạn tại một khu vực nào đó, còn khí hậu cũng là sự diễn ra các hiện tượng thời tiết lặp lại trong một thời gian dài tại một khu vực, một vùng miền,... Khí hậu diễn ra theo chu kì còn thời tiết thì không như vậy.
2. Nhiệt độ không khí là gì? Vật dụng để đo nhiệt độ không khí? Cách đo nhiệt độ không khí? Có mấy sự thay đổi không khí?
- Nhiệt độ không khí là lượng nhiệt (nóng, lạnh) mà Trái Đất hấp thụ từ Mặt Trời và phản xạ trở lại vào không khí.
- Vật dụng để đo nhiệt độ không khí là nhiệt kế (dụng cụ để đo không khí ngoài trời)
- Cách đo nhiệt độ không khí:
Bước 1: Lấy nhiệt kế đo sao cho nhiệt kế cách mặt đất 2m
Bước 2: Để nhiệt kế vào bóng râm
Bước 3: Nghiêng nhiệt kế sao cho thấy được nhiệt độ
Bước 4 ( nếu muốn đo nhiệt độ ngày ): Đo 3 lần vào 5h, 12h và 21h; sau đó cộng lại chia 3, ta có nhiệt độ ngày
- Có 3 sự thay đổi không khí
+ Thay đổi theo vị trí gần hay xa biển
+ Thay đổi theo độ cao
+ Thay đổi theo vĩ độ
3. Nhiệt độ có ảnh hưởng gì đến khả năng chứa hơi nước của không khí?
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nhưng nó cũng có giới hạn.
⟹ Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước nhât định thì ta sẽ nói là không khí đã bão hoà hơi nước.
4. Nêu đặc điểm các đới khí hậu trên Trái Đất (Kẻ bảng)

Vị tríGóc chiếu và thời gian chiếu sángLượng nhiệtLượng mưaGió
Đới nóng (nhiệt đới)nằm giữa hai chí tuyếngóc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiềunóng quanh nămtừ 1500mm đến trên 2000mmthường hoạt động là Tín phong
Đới ôn hòa (ôn đới)từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'Ngóc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệttrung bình500-1000mmthường hoạt động là gió Tây ôn đới
Đới lạnh (hàn đới)từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ Ngóc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớnlạnh quanh nămdưới 500mm thường hoạt động là gió Đông cực
[TBODY] [/TBODY]
5. Sông là gì? Lợi ích của sông?
- Sông là dòng chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt lục địa
- Lợi ích của sông: là nguồn nước tưới, nguồn thuỷ sản, đường giao thông, cung cấp phù sa để hình thành đồng bằng...
6. Độ muối của nước biển và đại dương do đâu mà có? Lí do độ muối của nước trong các biển và đại dương không giống nhau?
- Nước mưa ngấm vào đất chảy ra biển có vị mặn vì đất có chứa vị mặn, tạo thành độ muối của nước biển và đại dương
- Độ muối ( độ mặn nước biển ) khác nhau do tác động của các yếu tố:
+Nhiệt độ nước biển (các dòng hải lưu nóng, lạnh).
+ Lượng bay hơi nước.
+ Nhiệt độ môi trường không khí.
+ Lượng mưa.
+ Điều kiện địa hình ( vùng biển kín hay hở ).
+ Số lượng nước sông đổ ra biển.

 
Last edited:

Lưu Vương Khánh Ly

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng năm 2017
802
1,486
189
Bắc Ninh
A.R.M.Y ♥ BTS
Tiếp tục nhé mọi người! Chút nữa Linh sẽ đăng đáp án nhé ^^
Câu 6: Phân biệt các vận động: sóng, thuỷ triều, các dòng biển và cho biết nguyên nhân sinh ra chúng?
- Sóng là sự chuyển động tại chỗ của các hạt nước biển theo những vòng tròn lên xuống theo chiều thẳng đứng . Nguyên mhân chủ yếu do gió
- Thuỷ triều là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kỳ . Nguyên nhân do sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời
- Các dòng biển là những dòng chảy ở biển, giống như những dòng sông trên lục địa . Nguyên nhân chịu ảnh hưởng chủ yếu của các loại gió.
Câu 7: Tại sao cần phải bảo vệ các nguồn tài nguyên biển và đại dương? Vấn đề bảo vệ được đặt ra như thế nào?
- Tại vì tài nguyên biển và đại dương vô cùng phong phú, nhưng nhu cầu của con người đối với nguồn tài nguyên đó cũng ngày càng cao ...
- Vấn đề bảo vệ cần đặt ra là:
+ Phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí, lâu dài
+ Khai thác đi đôi với nuôi trồng, bảo vệ ...
+ Chống ô nhiễm nước biển và đại dương
Câu 8: Độ phì của đất là gì? Hãy trình bày một số biện pháp làm tăng độ phì cho đất mà em biết?
- Độ phì của đất là một tính chất quan trọng trong các loại đất, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho thu hoạch cao.
- Một số biện pháp làm tăng độ phì cho đất: Cải tạo đất, canh tác đúng phương pháp (cày xới đất...), bón phân thích hợp, áp dụng các biện pháp thuỷ lợi...

Vậy là xong phần ôn tập rồi nhé!
Bây giờ sẽ là bài tập của ngày hôm nay nha!

Câu 1: Thành phần không khí có ảnh hưởng lớn đến sự sống của các sinh vật và sự cháy là:
A. Khí Nitơ
B. Khí Ôxy
C. Khí Cacbônic
D. Hơi nước
Câu 2: Lượng hơi nước trong không khí tuy nhỏ, nhưng là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, gió, bão, ... Hiện tượng này xảy ra ở:
A. Tầng đối lưu.
B. Các tầng cao của khí quyển.
C. Tầng bình lưu.
D. Cả 3 đều đúng.
Câu 3: nguồn cung cấp hơi nước trong không khí chủ yếu từ:
A. Sông ngòi.
B. Hồ, ao.
C. Băng, tuyết tan.
D. Biển và đại dương

Tab thêm bạn bè vào trả lời nào!
@Asuna Yuuki @Bùi Thị Diệu Linh @Bestfriend Forever @Phạm Thúy Hằng @Lưu Vương Khánh Ly @Kyanhdo @Haru Bảo Trâm @Dương Thảoo
Câu 1:
B. Khí Ôxy
Câu 2:
D. Cả 3 đều đúng
Câu 3:
D. Biển và đại dương
 
  • Like
Reactions: ĐứcNhật!

Bùi Thị Diệu Linh

Cựu Mod Cộng Đồng
Thành viên
5 Tháng chín 2017
2,748
6,413
651
Quảng Ninh
THPT Lê Hồng Phong
Bài tập hôm nay đây rồi mọi người ơi!!! "Món ăn" được chờ đợi nhất trong topic đây rồi :D (Nhật đã đăng phần trắc nghiệm của bài tập nên Linh sẽ đăng phần tự luận nhaaa :D)
Câu 1: Khoáng sản là gì? Thế nào là mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh?
Câu 2: Kể tên và nêu một số công dụng của khoáng sản
Câu 3: Cho biết tỷ lệ các thành phần của không khí. Hơi nước có vai trò gì?
Câu 4: Lớp vỏ khí chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của từng tầng?
 

ĐứcNhật!

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười một 2017
1,525
3,788
529
Quảng Nam
Trung Học Phổ Thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Câu 1:
B. Khí Ôxy
Câu 2:
D. Cả 3 đều đúng
Câu 3:
D. Biển và đại dương
Đúng 2/3 nhé bạn! Mai mình sẽ post đáp án nhé!
Thêm một số câu nữa nhé!
Mình gộp luôn 3 câu trên xuống đây nha!
Câu 1: Thành phần không khí có ảnh hưởng lớn đến sự sống của các sinh vật và sự cháy là:
A. Khí Nitơ
B. Khí Ôxy
C. Khí Cacbônic
D. Hơi nước
Câu 2: Lượng hơi nước trong không khí tuy nhỏ, nhưng là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, gió, bão, ... Hiện tượng này xảy ra ở:
A. Tầng đối lưu.
B. Các tầng cao của khí quyển.
C. Tầng bình lưu.
D. Cả 3 đều đúng.
Câu 3: Nguồn cung cấp hơi nước trong không khí chủ yếu từ:
A. Sông ngòi.
B. Hồ, ao.
C. Băng, tuyết tan.
D. Biển và đại dương
Câu 4: Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, thuộc đới khí hậu nào?
A. Nhiệt đới nửa cầu Nam.
B. Nhiệt đới nửa cầu Bắc.
C. Ôn đới nửa cầu Nam.
D. Ôn đới nửa cầu Bắc.
Câu 5: Nguồn cung cấp nước cho sông là từ:
A. Nước mưa
B. Nước ngầm
C. Nước băng tuyết tan
D. Cả A, B. C đều đúng
Câu 6: Vùng đất đai cung cấp nước cho sông, gọi là:
A. Châu thổ sông
B. Lưu vực sông
C. Hệ thống sông
D. Thuỷ chế sông
Câu 7: Hệ thống sông gồm có:
A. Sông chính và sông phụ
B. Chi lưu và sông chính
C. Phụ lưu và sông chính
D. Sông chính, phụ lưu và chi lưu
Câu 8: Các sông đổ nước vào sông chính, đó là:
A. Chi lưu
B. Phụ lưu
C. Lưu vực sông
D. Cả A, B. C đều sai
Câu 9: Sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính là:
A. Chi lưu
B. Lưu vực sông
C. Phụ lưu
D. Thuỷ chế sông
Câu 10: Phân biệt hồ nước mặn, hồ nước ngọt thường căn cứ vào:
A. Nơi hình thành
B. Tính chất của nước
C. Độ mặn (độ muối)
D. Cả A, B, C đều đúng
Tab thêm bạn bè vào trả lời nhé!
Bạn làm thêm phần tự luận Linh đăng nhé
@Asuna Yuuki @Kyanhdo @Lưu Vương Khánh Ly @Haru Bảo Trâm @Dangngocphuonguyen @Bestfriend Forever @Bùi Thị Diệu Linh @Trường Thái
 
Last edited:

ĐứcNhật!

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười một 2017
1,525
3,788
529
Quảng Nam
Trung Học Phổ Thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đáp án trắc nghiệm đây nhé :< Không ai làm hết :<
Câu 1: Thành phần không khí có ảnh hưởng lớn đến sự sống của các sinh vật và sự cháy là:
A. Khí Nitơ
B. Khí Ôxy
C. Khí Cacbônic
D. Hơi nước
Câu 2: Lượng hơi nước trong không khí tuy nhỏ, nhưng là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, gió, bão, ... Hiện tượng này xảy ra ở:
A. Tầng đối lưu.
B. Các tầng cao của khí quyển.
C. Tầng bình lưu.
D. Cả 3 đều đúng.
Câu 3: Nguồn cung cấp hơi nước trong không khí chủ yếu từ:
A. Sông ngòi.
B. Hồ, ao.
C. Băng, tuyết tan.
D. Biển và đại dương
Câu 4: Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, thuộc đới khí hậu nào?
A. Nhiệt đới nửa cầu Nam.
B. Nhiệt đới nửa cầu Bắc.
C. Ôn đới nửa cầu Nam.
D. Ôn đới nửa cầu Bắc.
Câu 5: Nguồn cung cấp nước cho sông là từ:
A. Nước mưa
B. Nước ngầm
C. Nước băng tuyết tan
D. Cả A, B. C đều đúng
Câu 6: Vùng đất đai cung cấp nước cho sông, gọi là:
A. Châu thổ sông
B. Lưu vực sông
C. Hệ thống sông
D. Thuỷ chế sông
Câu 7: Hệ thống sông gồm có:
A. Sông chính và sông phụ
B. Chi lưu và sông chính
C. Phụ lưu và sông chính
D. Sông chính, phụ lưu và chi lưu
Câu 8: Các sông đổ nước vào sông chính, đó là:
A. Chi lưu
B. Phụ lưu
C. Lưu vực sông
D. Cả A, B. C đều sai
Câu 9: Sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính là:
A. Chi lưu
B. Lưu vực sông
C. Phụ lưu
D. Thuỷ chế sông
Câu 10: Phân biệt hồ nước mặn, hồ nước ngọt thường căn cứ vào:
A. Nơi hình thành
B. Tính chất của nước
C. Độ mặn (độ muối)
D. Cả A, B, C đều đúng
Phần tự luận @Bùi Thị Diệu Linh sẽ đăng nhé!
Bài tập hôm nay đây ^^
Tìm các cụm từ thích hợp điền vào các chỗ (......) để hoàn chỉnh đoạn viết trong các câu dưới đây:
Câu 1: Khí hậu của một nơi là ..................................... của tình hình ............................ở nơi đó, trong ........................................... từ năm này qua năm khác và đã trở thành .....................................
Câu 2: Khi không khí đã ........................., mà vẫn được cung cấp thêm ....................... hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hay tiếp xúc với một khối khí lạnh, thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ ............................ thành hạt nước. Hiện tượng đó gọi là ....................................... của hơi nước.
Câu 3: Hai thành phần chính của đất là ............................. và ............................ Thành phần khoáng chiếm ................................... trọng lượng của đất. Thành phần hữu cơ chiếm một ...................................., tồn tại chủ yếu trên tầng trên cùng của lớp đất.
Câu 4: Một đặc điểm quan trọng của thổ nhưỡng là .............................. Độ phì chính là đặc tính ......................................... của thổ nhưỡng. Nếu độ phì cao thực vật sẽ .................................................. nếu độ phì thấp thực vật sẽ .............................................
@Asuna Yuuki @Bestfriend Forever @Dương Thảoo @Haru Bảo Trâm @Đoan Nhi427 @Trường Thái @Nguyễn Phương Vi
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Dương Thảoo

Bùi Thị Diệu Linh

Cựu Mod Cộng Đồng
Thành viên
5 Tháng chín 2017
2,748
6,413
651
Quảng Ninh
THPT Lê Hồng Phong
Đáp án phần Tự luận đây rồi nhé mọi người!
Câu 1
: Khoáng sản là gì? Thế nào là mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh?
Đáp án:
-Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng
-Mỏ khoáng sản là những nơi tập trung khoáng sản
-Mỏ nội sinh là mỏ được hình thành do nội lực
-Mỏ ngoại sinh là mỏ được hình thành do ngoại lực
Câu 2: Kể tên và nêu một số công dụng của khoáng sản
Câu này các bạn học SGK cho đầy đủ nha! ^^
Câu 3: Cho biết tỷ lệ các thành phần của không khí. Hơi nước có vai trò gì?
- Tỷ lệ các thành phần của không khí:
+ Nitơ: 78%
+ O - xi: 21%
+ Hơi nước và các khí khác :1%
- Lượng hơi nước tuy nhỏ nhưng là nguồn gốc sinh ra mây, mưa, sương mù
Câu 4: Lớp vỏ khí chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của từng tầng?
- Lớp vỏ khí chia thành 3 tầng
- Vị trí, đặc điểm của mỗi tầng
+ Tầng đối lưu:
~ Nằm sát mặt đất, cao khoảng 16km
~ Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng
~ Nhiệt độ giảm dần lên cao, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6 °C
~ Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng
+ Tầng bình lưu
~ Nằm trên tầng đối lưu, cao khoảng 80km
~ Lớp ôdôn có vai trò hấp thụ, ngăn cản các tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người
*Kiến thức mở rộng: Hiện nay, ở Nam Cực tầng ôdôn đang bị thủng làm băng tan chảy*
+ Các tầng cao của khí quyển:
~ Trên tầng bình lưu
~ Không khí cực loãng
P.s: Sao topic ít người tham gia vậy nhỉ? Mọi người tham gia topic của tụi mình đi mà *mắt rưng rưng*
@Akabane Yuii @Beo1206 @long356 @NTD Admin
Nếu thấy topic hữu ích hãy tham gia thật nhiều nha! <3
 
Last edited:

Lưu Vương Khánh Ly

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng năm 2017
802
1,486
189
Bắc Ninh
A.R.M.Y ♥ BTS
Đáp án trắc nghiệm đây nhé :< Không ai làm hết :<
Câu 1: Thành phần không khí có ảnh hưởng lớn đến sự sống của các sinh vật và sự cháy là:
A. Khí Nitơ
B. Khí Ôxy
C. Khí Cacbônic
D. Hơi nước
Câu 2: Lượng hơi nước trong không khí tuy nhỏ, nhưng là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, gió, bão, ... Hiện tượng này xảy ra ở:
A. Tầng đối lưu.
B. Các tầng cao của khí quyển.
C. Tầng bình lưu.
D. Cả 3 đều đúng.
Câu 3: Nguồn cung cấp hơi nước trong không khí chủ yếu từ:
A. Sông ngòi.
B. Hồ, ao.
C. Băng, tuyết tan.
D. Biển và đại dương
Câu 4: Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, thuộc đới khí hậu nào?
A. Nhiệt đới nửa cầu Nam.
B. Nhiệt đới nửa cầu Bắc.
C. Ôn đới nửa cầu Nam.
D. Ôn đới nửa cầu Bắc.
Câu 5: Nguồn cung cấp nước cho sông là từ:
A. Nước mưa
B. Nước ngầm
C. Nước băng tuyết tan
D. Cả A, B. C đều đúng
Câu 6: Vùng đất đai cung cấp nước cho sông, gọi là:
A. Châu thổ sông
B. Lưu vực sông
C. Hệ thống sông
D. Thuỷ chế sông
Câu 7: Hệ thống sông gồm có:
A. Sông chính và sông phụ
B. Chi lưu và sông chính
C. Phụ lưu và sông chính
D. Sông chính, phụ lưu và chi lưu
Câu 8: Các sông đổ nước vào sông chính, đó là:
A. Chi lưu
B. Phụ lưu
C. Lưu vực sông
D. Cả A, B. C đều sai
Câu 9: Sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính là:
A. Chi lưu
B. Lưu vực sông
C. Phụ lưu
D. Thuỷ chế sông
Câu 10: Phân biệt hồ nước mặn, hồ nước ngọt thường căn cứ vào:
A. Nơi hình thành
B. Tính chất của nước
C. Độ mặn (độ muối)
D. Cả A, B, C đều đúng
Phần tự luận @Bùi Thị Diệu Linh sẽ đăng nhé!
Bài tập hôm nay đây ^^
Tìm các cụm từ thích hợp điền vào các chỗ (......) để hoàn chỉnh đoạn viết trong các câu dưới đây:
Câu 1: Khí hậu của một nơi là ..................................... của tình hình ............................ở nơi đó, trong ........................................... từ năm này qua năm khác và đã trở thành .....................................
Câu 2: Khi không khí đã ........................., mà vẫn được cung cấp thêm ....................... hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hay tiếp xúc với một khối khí lạnh, thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ ............................ thành hạt nước. Hiện tượng đó gọi là ....................................... của hơi nước. Câu 3: Hai thành phần chính của đất là ............................. và ............................ Thành phần khoáng chiếm ................................... trọng lượng của đất. Thành phần hữu cơ chiếm một ...................................., tồn tại chủ yếu trên tầng trên cùng của lớp đất.
Câu 4: Một đặc điểm quan trọng của thổ nhưỡng là .............................. Độ phì chính là đặc tính ......................................... của thổ nhưỡng. Nếu độ phì cao thực vật sẽ .................................................. nếu độ phì thấp thực vật sẽ .............................................
@Asuna Yuuki @Bestfriend Forever @Dương Thảoo @Haru Bảo Trâm @Đoan Nhi427 @Trường Thái @Nguyễn Phương Vi
Câu 1:
Khí hậu của một nơi là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở nơi đó,trong một thời gian dài từ năm này qua năm khác và đã trở thành quy luật
Câu 2:
Khi không khí đã bão hòa,mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao,hay tiếp xúc vs một khối khí lạnh,thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ đọng lại thành hạt nước. Hiện tượng đó gọi là sự ngưng tụ của hơi nước.
Câu 3:
Hai thành phần chính của đất là chất khoáng và chất hữu cơ. Thành phần khoáng chiếm tỉ lệ lớn trọng lượng của đất. Thành phần hữu cơ chiếm một tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trên tầng trên cùng của lớp đất.
Câu 4:
Một đặc điểm quan trọng của thổ nhưỡng là ....xin lỗi mình chưa hk...hihi..!!
 
  • Like
Reactions: ĐứcNhật!

NTD Admin

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
2,086
3,693
559
Nghệ An
THCS Hùng Sơn
Câu 1: Nhiệt độ không khí là gì? Nêu cách tính nhiệt độ trung bình ngày.
- Nhiệt độ không khí là lượng nhiệt mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt của Mặt Trời rồi bức xạ vào không khí làm không khí nóng lên.
- Cách tính nhiệt độ trung bình ngày: Cộng nhiệt độ các lần đo và chia cho số lần đo.
Độ nóng , lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình ngày bằng tổng số lần đo chia cho số lần đo đó
 
  • Like
Reactions: ĐứcNhật!

Bùi Thị Diệu Linh

Cựu Mod Cộng Đồng
Thành viên
5 Tháng chín 2017
2,748
6,413
651
Quảng Ninh
THPT Lê Hồng Phong
Đây nhé bạn!
Câu 1: Khí hậu của một nơi là ..................................... của tình hình ............................ở nơi đó, trong ........................................... từ năm này qua năm khác và đã trở thành .....................................
Câu 2: Khi không khí đã ........................., mà vẫn được cung cấp thêm ....................... hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hay tiếp xúc với một khối khí lạnh, thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ ............................ thành hạt nước. Hiện tượng đó gọi là ....................................... của hơi nước.
Câu 3:Hai thành phần chính của đất là ............................. và ............................ Thành phần khoáng chiếm ................................... trọng lượng của đất. Thành phần hữu cơ chiếm một ...................................., tồn tại chủ yếu trên tầng trên cùng của lớp đất.
Câu 4: Một đặc điểm quan trọng của thổ nhưỡng là .............................. Độ phì chính là đặc tính ......................................... của thổ nhưỡng. Nếu độ phì cao thực vật sẽ .................................................. nếu độ phì thấp thực vật sẽ .............................................
 

NTD Admin

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
2,086
3,693
559
Nghệ An
THCS Hùng Sơn
Đây nhé bạn!
Câu 1: Khí hậu của một nơi là ..................................... của tình hình ............................ở nơi đó, trong ........................................... từ năm này qua năm khác và đã trở thành .....................................
Câu 2: Khi không khí đã ........................., mà vẫn được cung cấp thêm ....................... hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hay tiếp xúc với một khối khí lạnh, thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ ............................ thành hạt nước. Hiện tượng đó gọi là ....................................... của hơi nước.
Câu 3:Hai thành phần chính của đất là ............................. và ............................ Thành phần khoáng chiếm ................................... trọng lượng của đất. Thành phần hữu cơ chiếm một ...................................., tồn tại chủ yếu trên tầng trên cùng của lớp đất.
Câu 4: Một đặc điểm quan trọng của thổ nhưỡng là .............................. Độ phì chính là đặc tính ......................................... của thổ nhưỡng. Nếu độ phì cao thực vật sẽ .................................................. nếu độ phì thấp thực vật sẽ .............................................

Câu 1:
Khí hậu của một nơi là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở nơi đó,trong một thời gian dài từ năm này qua năm khác và đã trở thành quy luật.
Câu 2:
Khi không khí đã bão hòa,mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao,hay tiếp xúc với một khối khí lạnh,thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ đọng lại thành hạt nước. Hiện tượng đó gọi là sự ngưng tụ của hơi nước.
Câu 3:
Hai thành phần chính của đất là chất khoáng và chất hữu cơ. Thành phần khoáng chiếm tỉ lệ lớn trọng lượng của đất. Thành phần hữu cơ chiếm một tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trên tầng trên cùng của lớp đất.
Câu 4:
Một đặc điểm quan trọng của thổ nhưỡng là .............................. Độ phì chính là đặc tính ......................................... của thổ nhưỡng. Nếu độ phì cao thực vật sẽ .................................................. nếu độ phì thấp thực vật sẽ ............................................
Câu này mình chưa học đến.
 

ĐứcNhật!

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười một 2017
1,525
3,788
529
Quảng Nam
Trung Học Phổ Thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Câu 1:
Khí hậu của một nơi là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở nơi đó,trong một thời gian dài từ năm này qua năm khác và đã trở thành quy luật.
Câu 2:

Khi không khí đã bão hòa,mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao,hay tiếp xúc với một khối khí lạnh,thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ đọng lại thành hạt nước. Hiện tượng đó gọi là sự ngưng tụ của hơi nước.
Câu 3:
Hai thành phần chính của đất là chất khoáng và chất hữu cơ. Thành phần khoáng chiếm tỉ lệ lớn trọng lượng của đất. Thành phần hữu cơ chiếm một tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trên tầng trên cùng của lớp đất.
Câu 4:
Một đặc điểm quan trọng của thổ nhưỡng là độ phì nhiêu. Độ phì chính là đặc tính đặc tính của thổ nhưỡng. Nếu độ phì cao thực vật sẽ sinh trưởng thuận lợi, nếu độ phì thấp thực vật sẽ sinh trưởng khó khăn.
@Asuna Yuuki @Kyanhdo @Lưu Vương Khánh Ly @Haru Bảo Trâm @Dangngocphuonguyen @Bestfriend Forever @Bùi Thị Diệu Linh @Trường Thái @NTD Admin
Mọi người tham gia topic ôn tập giúp mình :(
 
Last edited:

Bùi Thị Diệu Linh

Cựu Mod Cộng Đồng
Thành viên
5 Tháng chín 2017
2,748
6,413
651
Quảng Ninh
THPT Lê Hồng Phong
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Hôm nay, các bạn làm một số bài tập áp dụng nhé!
Bài 1: Tính lượng mưa trong năm
Cho bảng số liệu về lượng mưa (tính theo mm) ở Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng123456789101112
Lượng mưa (mm)181416351101601501451581405525
[TBODY] [/TBODY]
a) Tính tổng lượng mưa trong năm
b) Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa (T5 - T10)
c) Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô (T11 - T4)

Bài 2: Tính nhiệt độ trung bình ngày
Ở Điện Biên người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 20oC, lúc 13 giờ được 24oC, lúc 21 giờ được 22oC. Tính nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó?

Bài 3: Dựa vào bảng sau (Bảng lượng nước tối đa trong không khí), hãy nhận xét mối quan hệ giữa nhiệt độ và khả năng chứa hơi nước của không khí
Nhiệt độ (oC)Lượng hơi nước (g/[tex]m^{3}[/tex]
02
105
2017
3030
[TBODY] [/TBODY]

Bài 4: Tính nhiệt độ trung bình năm:
Cho bảng sau (Bảng số liệu nhiệt độ các tháng trong năm của Hà Nội)
Tháng123456789101112
Nhiệt độ (oC)181720242729292827252118
[TBODY] [/TBODY]
Từ bảng trên, hãy tính nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội?

P.s
: Nếu các bạn chưa biết hoặc không nhớ công thức thì ngày mai mình sẽ đăng nha! ^^
P.s 2: Tag các bạn nè ^^
@NTD Admin @Lưu Vương Khánh Ly @Beo1206 @Akabane Yuii
P.s 3: Cảm ơn các bạn vì thời gian qua đã đồng hành cùng topic và hãy cùng bọn mình đồng hành tới khi thi xong HKII nha! ^^
 
Top Bottom