Văn Làm văn

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
đề 3: Suy nghĩ về câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”
Như vậy chắc được rồi..mà cô cho về nhà làm à bạn??

Bàn về giá trị của sách, đại văn hào Nga M. Go-rơ-ki có viết:“ Sách mở ra trước mắt tôi một chân trời mới”. Đúng vậy, mỗi trang sách mở ra trước mắt ta là cả một chân trời bao la được khám phá. Nào những kiến thức thú vị, nào những tình thương chân thành, rồi những bí ẩn của cuộc đời… tất cả lần lượt hiện ra sau từng trang sách mở. Ta đọc sách, tầm nhìn ta thay đổi, cuộc sống ta cũng được nâng cao, phát triển. Qủa thật sách có một giá trị và tầm quan trọng lớn đối với cuộc sống chúng ta, cho nên M.Gorki đã khuyên nhủ mọi người: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Vậy sách là gì? Khó mà có thể định nghĩa được chúng.Theo quan niệm của người học đạo Thánh hiền theo triết lý Á Đông xưa, sách vốn là di huấn tinh thần mà các bậc tiền nhân để lại cho người đời sau. Nhưng đối với ngày nay thì sách lại là một phương tiện do con nguời đã chế tạo ra nhằm chứa đựng kiến thức được tích luỹ qua bao thế hệ. Sách ra đời để đáp ứng nhu cầu muốn lưu giữ lại kiến thức về mọi lĩnh vực mà người xưa đã bỏ cả đời để khám phá.

Ban đầu, sách được làm bằng cách xâu những chiếc lá lại với nhau, bằng những thanh tre kết lại thành miếng hay trên những tấm da dê, da cừu...Cho đến khi giấy được ra đời và thay thế các phương tiện cổ điển khác và được sử dụng cho đến ngày nay. Từ việc chép tay, người xưa đã nghĩ ra việc khắc bản gỗ để in thủ công. Rồi máy in được ra đời với kĩ thuật hiện đại hơn để từ đó đến nay, chúng ta có là cả một kho tàng sách bất tận.

Câu nói của M. Go-rơ-ki trình bày rất rõ ràng với hai luận điểm khá thuyết phục: ta yêu sách vì “nó là nguồn kiến thức” và “chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Nhưng tại sao sách lại đươc xem là nguồn kiến thức?

Trong cuộc sống, chúng ta có biết bao nhiêu lĩnh vực để tìm hiểu, để hoạt động. Tương ứng với bao nhiêu lĩnh vực ấy là có bấy nhiêu loại sách ra đời. Mỗi loại lại có nhiều quan điểm tư tưởng, phương pháp khác nhau để hướng dẫn, minh hoạ, phân tích sâu hay phát triển mở rộng. Có rất nhiều loại sách khác nhau, từ sách về Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội đến các sách văn học, kinh tế, chính trị, triết học và cả những loại sách bồi dưỡng tâm hồn. Loại sách nào cũng có giá trị riêng của nó trên con đường đưa nhân loại đến với tầm cao trí tuệ.

Có thể nói, sách là kho tàng kiến thức chứa đựng tinh hoa của nhân loại. Từ những tinh hoa tri thức của phương Đông đến những phát minh khoa học của phương Tây, từ những kinh nghiệm của cổ đại đến những kiến thức văn minh hiện đại, tất cả đều được lưu giữ trong những trang sách ấy.

Các sách về khoa học tự nhiên cho ta biết về kiến thức thực tiễn. Nhờ đó mà ta biết được Định luật vạn vật hấp dẫn của Isaac Newton, Thuyết tương đối của nhà bác học Albert Enstein lừng danh thế kỉ XX, rồi Thuyết điện tử của Micheal Faraday hay là Thuyết tiến hoá của Charles Darwin. Đặc biệt là Louis Pasteur với những nghiên cứu về y học như vắc-xin phòng bệnh *** dại…

Các loại sách về khoa học xã hội lại đưa con người đến với những tư tưởng triết học nổi tiếng của các nhà tríêt học cổ đại như Lão Tử, Trang Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử của phương Đông; Xô-crát, Pha-ton, Arixtot của phương Tây hay những tác phẩm bất hủ đến muôn đời như các bộ truyện thần thoại, các bộ sử thi Ô-đi-xê, Iliat của Hy Lạp, sử thi Ramayana của Ấn Độ…

Cũng nhờ các pho kinh điển tôn giáo như Vệ Đà, Đại Tạng, Cựu ước-Tân ước, Cô-ran… mà chúng ta mới hiểu một cách sâu sắc về triết lí, niềm tin của các tôn giáo lớn trên thế giới như Ấn giáo, Phật giáo, Thiên Chúa, Hồi giáo…

Sách là những cột mốc đánh dấu những chặng đường phát tiển của lịch sử. Nhờ các tác phẩm còn để lại mà người đời sau hiểu rõ được từng bước thăng trầm của lịch sử để thêm tự hào vì các bậc tiền nhân, rút ra bài học kinh nghiệm cho đời sau phát triển.

Cho đến nay, chưa có lĩnh vực nào dám khẳng định không cần đến kiến thức để tồn tại và phát triển.M.GORKI viết : “ Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về việc cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào ,con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp.Và càng đọc,trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái.Tôi trở nên điềm tĩnh hơn,tin ở mình hơn,làm việc hợp lí hơn và ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống”. Những trang viết của Gorki đã giúp ta hiểu được vì sao “chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Thật thế, nhờ có sách lưu giữ lại tri thức của thế hệ trước mà thế hệ tiếp theo chỉ việc kế thừa và phát triển. Nhờ Jame Watt phát minh ra điện mà ngày nay con người tiến hành điện khí hoá toàn cầu từ thuỷ điện, nhiệt điện, cho đến điện mặt trời, phong điện. Nhờ Graham Bell phát minh ra điện thoại mà thế hệ ngày đã nối mạng toàn cầu bằng hệ thống Internet, hay nhờ có thuyết tương đối của Enstein mà khoa học đã vươn lên tầm vũ trụ. Những phát minh ấy đều lưu truyền cho đời sau đều thông qua những trang sách quí.

Đọc sách giúp ta sát lại gần nhau hơn.Ta hiểu thêm được nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn ta để ta biết cảm ơn cuộc sống,biết căm ghét những điều xấu xa.Ta hiểu thêm được nhiều gương giỏi giang hơn ta để ta biết cố gắng và đạt những thành quả tốt đẹp.Hình ảnh một em bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa cùng với những mộng tưởng đẹp đẽ và niềm hạnh phúc khi cùng được bay lên với bà hằng yêu mến chẳng phải là những điều quý giá mà sách mang lại cho chúng ta để khiến nó tươi đẹp và thú vị hơn sao.

Sách nhỏ bé nhưng những gì chúng mang lại cho chúng ta những điều không thể tưởng tượng. Nhờ sách mà con người ở thế kỉ XXI được hiểu biết cả mấy triệu năm trước kể từ thuở hồng hoang của loài người,tìm hiểu những phong tục,tập quán của tất cả các nước trên thế giới,từ cực Nam cho đến cực Bắc,từ Địa Trung Hải cho đến Đại Tây Dương…Sách triệt tiêu khoảng cách giữa con người với con người,tạo ra một thế giới hoà bình.

M. Go-rơ-ki đã từng viết: “ Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất là về sự thèm khát cuộc sống ấy”.

Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển thì vai trò của sách càng được khẳng định khắp mọi nơi. Sách thật quý giá và cần thiết biết bao! Hãy yêu sách như lời khuyên tha thiết chân thành của nhà đại hào văn Nga bằng cách làm giàu tủ sách của mình từ những quyển sách hay và thú vị.

Nguồn: TKT
 
  • Like
Reactions: HuyHuy__BFF

0938652131

Học sinh mới
Thành viên
13 Tháng ba 2018
24
14
6
Như vậy chắc được rồi..mà cô cho về nhà làm à bạn??

Bàn về giá trị của sách, đại văn hào Nga M. Go-rơ-ki có viết:“ Sách mở ra trước mắt tôi một chân trời mới”. Đúng vậy, mỗi trang sách mở ra trước mắt ta là cả một chân trời bao la được khám phá. Nào những kiến thức thú vị, nào những tình thương chân thành, rồi những bí ẩn của cuộc đời… tất cả lần lượt hiện ra sau từng trang sách mở. Ta đọc sách, tầm nhìn ta thay đổi, cuộc sống ta cũng được nâng cao, phát triển. Qủa thật sách có một giá trị và tầm quan trọng lớn đối với cuộc sống chúng ta, cho nên M.Gorki đã khuyên nhủ mọi người: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Vậy sách là gì? Khó mà có thể định nghĩa được chúng.Theo quan niệm của người học đạo Thánh hiền theo triết lý Á Đông xưa, sách vốn là di huấn tinh thần mà các bậc tiền nhân để lại cho người đời sau. Nhưng đối với ngày nay thì sách lại là một phương tiện do con nguời đã chế tạo ra nhằm chứa đựng kiến thức được tích luỹ qua bao thế hệ. Sách ra đời để đáp ứng nhu cầu muốn lưu giữ lại kiến thức về mọi lĩnh vực mà người xưa đã bỏ cả đời để khám phá.

Ban đầu, sách được làm bằng cách xâu những chiếc lá lại với nhau, bằng những thanh tre kết lại thành miếng hay trên những tấm da dê, da cừu...Cho đến khi giấy được ra đời và thay thế các phương tiện cổ điển khác và được sử dụng cho đến ngày nay. Từ việc chép tay, người xưa đã nghĩ ra việc khắc bản gỗ để in thủ công. Rồi máy in được ra đời với kĩ thuật hiện đại hơn để từ đó đến nay, chúng ta có là cả một kho tàng sách bất tận.

Câu nói của M. Go-rơ-ki trình bày rất rõ ràng với hai luận điểm khá thuyết phục: ta yêu sách vì “nó là nguồn kiến thức” và “chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Nhưng tại sao sách lại đươc xem là nguồn kiến thức?

Trong cuộc sống, chúng ta có biết bao nhiêu lĩnh vực để tìm hiểu, để hoạt động. Tương ứng với bao nhiêu lĩnh vực ấy là có bấy nhiêu loại sách ra đời. Mỗi loại lại có nhiều quan điểm tư tưởng, phương pháp khác nhau để hướng dẫn, minh hoạ, phân tích sâu hay phát triển mở rộng. Có rất nhiều loại sách khác nhau, từ sách về Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội đến các sách văn học, kinh tế, chính trị, triết học và cả những loại sách bồi dưỡng tâm hồn. Loại sách nào cũng có giá trị riêng của nó trên con đường đưa nhân loại đến với tầm cao trí tuệ.

Có thể nói, sách là kho tàng kiến thức chứa đựng tinh hoa của nhân loại. Từ những tinh hoa tri thức của phương Đông đến những phát minh khoa học của phương Tây, từ những kinh nghiệm của cổ đại đến những kiến thức văn minh hiện đại, tất cả đều được lưu giữ trong những trang sách ấy.

Các sách về khoa học tự nhiên cho ta biết về kiến thức thực tiễn. Nhờ đó mà ta biết được Định luật vạn vật hấp dẫn của Isaac Newton, Thuyết tương đối của nhà bác học Albert Enstein lừng danh thế kỉ XX, rồi Thuyết điện tử của Micheal Faraday hay là Thuyết tiến hoá của Charles Darwin. Đặc biệt là Louis Pasteur với những nghiên cứu về y học như vắc-xin phòng bệnh *** dại…

Các loại sách về khoa học xã hội lại đưa con người đến với những tư tưởng triết học nổi tiếng của các nhà tríêt học cổ đại như Lão Tử, Trang Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử của phương Đông; Xô-crát, Pha-ton, Arixtot của phương Tây hay những tác phẩm bất hủ đến muôn đời như các bộ truyện thần thoại, các bộ sử thi Ô-đi-xê, Iliat của Hy Lạp, sử thi Ramayana của Ấn Độ…

Cũng nhờ các pho kinh điển tôn giáo như Vệ Đà, Đại Tạng, Cựu ước-Tân ước, Cô-ran… mà chúng ta mới hiểu một cách sâu sắc về triết lí, niềm tin của các tôn giáo lớn trên thế giới như Ấn giáo, Phật giáo, Thiên Chúa, Hồi giáo…

Sách là những cột mốc đánh dấu những chặng đường phát tiển của lịch sử. Nhờ các tác phẩm còn để lại mà người đời sau hiểu rõ được từng bước thăng trầm của lịch sử để thêm tự hào vì các bậc tiền nhân, rút ra bài học kinh nghiệm cho đời sau phát triển.

Cho đến nay, chưa có lĩnh vực nào dám khẳng định không cần đến kiến thức để tồn tại và phát triển.M.GORKI viết : “ Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về việc cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào ,con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp.Và càng đọc,trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái.Tôi trở nên điềm tĩnh hơn,tin ở mình hơn,làm việc hợp lí hơn và ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống”. Những trang viết của Gorki đã giúp ta hiểu được vì sao “chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Thật thế, nhờ có sách lưu giữ lại tri thức của thế hệ trước mà thế hệ tiếp theo chỉ việc kế thừa và phát triển. Nhờ Jame Watt phát minh ra điện mà ngày nay con người tiến hành điện khí hoá toàn cầu từ thuỷ điện, nhiệt điện, cho đến điện mặt trời, phong điện. Nhờ Graham Bell phát minh ra điện thoại mà thế hệ ngày đã nối mạng toàn cầu bằng hệ thống Internet, hay nhờ có thuyết tương đối của Enstein mà khoa học đã vươn lên tầm vũ trụ. Những phát minh ấy đều lưu truyền cho đời sau đều thông qua những trang sách quí.

Đọc sách giúp ta sát lại gần nhau hơn.Ta hiểu thêm được nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn ta để ta biết cảm ơn cuộc sống,biết căm ghét những điều xấu xa.Ta hiểu thêm được nhiều gương giỏi giang hơn ta để ta biết cố gắng và đạt những thành quả tốt đẹp.Hình ảnh một em bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa cùng với những mộng tưởng đẹp đẽ và niềm hạnh phúc khi cùng được bay lên với bà hằng yêu mến chẳng phải là những điều quý giá mà sách mang lại cho chúng ta để khiến nó tươi đẹp và thú vị hơn sao.

Sách nhỏ bé nhưng những gì chúng mang lại cho chúng ta những điều không thể tưởng tượng. Nhờ sách mà con người ở thế kỉ XXI được hiểu biết cả mấy triệu năm trước kể từ thuở hồng hoang của loài người,tìm hiểu những phong tục,tập quán của tất cả các nước trên thế giới,từ cực Nam cho đến cực Bắc,từ Địa Trung Hải cho đến Đại Tây Dương…Sách triệt tiêu khoảng cách giữa con người với con người,tạo ra một thế giới hoà bình.

M. Go-rơ-ki đã từng viết: “ Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất là về sự thèm khát cuộc sống ấy”.

Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển thì vai trò của sách càng được khẳng định khắp mọi nơi. Sách thật quý giá và cần thiết biết bao! Hãy yêu sách như lời khuyên tha thiết chân thành của nhà đại hào văn Nga bằng cách làm giàu tủ sách của mình từ những quyển sách hay và thú vị.

Nguồn: TKT
uk thanks bạn
 

tn20001711@gmail.com

Học sinh
Thành viên
30 Tháng tám 2017
157
25
26
Trong khi từng khắc của dòng thời gian bất tận trôi qua thì xã hội lại từng lúc một phát triển hơn. Từng bước đi lên vững chắc của xã hội chính là nhờ vào kho tàng kiến thức nhân loại đã đúc kết từ bao đời nay, mà sách chính là chiếc cầu tri thức đã nối giữa không gian này với không gian khác, giữa thời đại trước với thời đại sau. Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị nào bền lâu hơn đọc sách, cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Sách là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người . Vậy chính xác thì sách là gì? Sách là những trang giấy ghi lại các sự kiện đời sống, các phát minh khoa học, những diễn biến lịch sử, các kiến thức tự nhiên, các tác phẩm văn học,… của nhân loại. Tóm lại, sách là một kho tàng tri thức vô tận cung cấp cho ta mọi kiến thức trong cuộc sống. Nhưng kiến thức ở đây không chỉ là sự hiểu biết về thế giới xung quanh một cách khoa học mà còn là sự khai tâm mở trí cho tâm hồn con người để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Do đó, sách còn là một phương tiện giúp chúng ta rèn luyện nhân cách con người thông qua các tư tưởng, chân lí đường đời mà lớp người đi trước đã tìm ra được.
Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Mà "không có sách thì không có tri thức", ngoài việc học ở trường lớp thì thực tế, sách là người bạn không thể thiếu của con người giúp chúng ta nâng cao trí thức lẫn nhân cách. Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những bí ẩn sâu sắc của thế giới xung quanh: từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào thế giới cụa lớn như thiên hà, cực nhỏ như các hạt vật chất. Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian đứa ta “trở về quá khứ”, tìm đến những biến cố lịch sử, những cuộc đấu tranh ác chiến của các triều đại xưa. Hoặc chắp cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai hoặc giúp ta hiểu sâu hơn hiện tại. Sách văn học đưa ta vào một thế giới của những tâm hồn con người đủ các thời đại để ta thông cảm với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại. Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc,sự thanh thản cho tâm hồn. Chính nhờ có sách mà đôi khi, con người ta khám phá ra sức mạnh của bản thân, tìm ra chân lí thiết thực cho con đường đời của chinh mình, mở rộng thêm tầm hiểu biết về thế giới xung quanh,... Thực tế trong những trang sử nhân loại đã chứng minh được điều đó. Nhiều nhà phát minh, Bác học trên thế giới cũng thành công qua việc tự học, tự mài mò qua sách như Êđixơn, An-be Anh-xtanh,... Hay chính vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam ta- Chủ tịch Hồ Chí Minh qua việc chịu khó đọc sách, đã phát hiện và ứng dụng chủ nghĩa Mác lê-nin vào con đường giải phóng dân tộc, cuối cùng đã thành công, giúp dân ta thoát khỏi cảnh nô lệ. Đó chẳng phải đều là những nhân chứng hùng hồn cho câu nói của M. Go-rơ-ki: :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Từ đó ta thấy mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ đưa ta tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất.
Với vai trò lớn lao như thế, ta thấy sách là một vật nhỏ bé nhưng vĩ đại. Thế mà trong xã hội ngày nay, không ít những thành phần lười đọc sách, khinh chê và không tôn trọng sách. Họ không biết rằng sách chứa đựng kiến thức, kiến thức lại bao bọc thành công. Không một ai bước đi trên con đường thành đạt mà không song hành cùng kiến thức. Không có kiến thức, con người sẽ trở nên vô dụng, lạc hậu, thấp kém trong một xã hội hiện đại hóa như bây giờ. Thế giới này sẽ ra sao nếu không có sách, không có kiến thức? Mọi thứ sẽ bước vào một thời kì tăm tối của sự ngu muội. Lúc này chỉ có kiến thức mới là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa tương lai tốt đẹp, là con đường sống duy nhất của con người.
Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời. Vì vậy ta phải yêu sách. Phải chăm chỉ đọc sách mà thực sự hiểu nó, đam mê nó. Tuy nhiên, ta cần chọn lọc ra những kiến thức hữu dụng và đúng đắn- Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng, khép lại thì đem lại điều hữu ích. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần biến những kiến thức trong sách vở thành thực tế qua thực hành ứng dụng vào thực tiển cuộc sống. Quan trọng là thái độ của chúng ta đối với sách, cần yêu quý, giữ gìn và nâng niu sách như một báu vật.
Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên vô cùng chính xác. Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài ngươi. Tuy sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc. Chỉ có việc đọc sách mới đưa con người đến một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.
Nguồn:Sáchgiai
 
  • Like
Reactions: 0938652131
Top Bottom