- 29 Tháng sáu 2017
- 5,209
- 8,405
- 944
- 26
- Cần Thơ
- Đại học Cần Thơ


Chào tất cả các bạn!!!!
Bạn có biết ngày mai 31/1/2018 sẽ xảy ra hiện tượng gì không????? Đối với các bạn yêu và đam mê thiện văn học thì chắc đây sẽ là một câu hỏi quá dễ phải không nào?

. Ngày mai, cả ba hiện tượng kỳ thú là nguyệt thực toàn phần, siêu trăng và trăng xanh cùng xuất hiện trong một đêm. Đây chắc chắn sẽ là cơ hội ngàn năm có một để các bạn quan sát các hiện tượng này một cách trọn vẹn nhất. Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu về nó một chút nhé!!!
1. Nguyệt thực toàn phần
Thuật ngữ "nguyệt thực" (tiếng Anh: Lunar Eclipse) dùng để chỉ một hiện tượng quang học khi Mặt Trăng dần đi vào vùng bóng tối hoặc vùng bóng nửa tối của Trái Đất (khi đó Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng gần như cùng nằm trên một đường thẳng và Trái Đất nằm giữa). Nguyệt thực có 3 kiểu: toàn phần, một phần và nửa tối. Lần nguyệt thực ngày mai là nguyệt thực toàn phần, mà người Việt Nam còn gọi là trăng máu (do trong giai đoạn chính của nguyệt thực, Mặt Trăng có màu đỏ hoặc đỏ cam).
Ảnh chụp và ghép mô tả toàn bộ quá trình xảy ra nguyệt thực toàn phần quan sát năm 2015
(ảnh: Jose Atonia Hervas)2. Lần nguyệt thực này có gì khác
Nguyệt thực là một hiện tượng thiên văn xảy ra thường niên (1-2 lần/năm). Tuy nhiên, lần nguyệt thực này đặt biệt hiếm vì có sự kết hợp của 3 hiện tượng thú vị: nguyệt thực toàn phần, siêu trăng và trăng xanh.
Siêu trăng (Super Moon) là hiện tượng Mặt Trăng nằm ở vị trí gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo của nó trong này trăng tròn (trăng rằm). Khi quan sát từ Trái Đất, siêu trăng sẽ to hơn trăng thường....... một chút, và tất nhiên, nó cũng có vẻ sáng hơn thường lệ. Siêu trăng cũng là hiện tượng dễ gặp do Mặt trăng hoàn tất một vòng quanh Trái Đất chỉ trong vòng........ hơn 27 ngày.
Trăng xanh (Blue Moon) là thuật ngữ để chỉ lần trăng tròn (trăng rằm) thứ hai trong cùng một tháng dương lịch (ví dụ trong tháng 1/2018 có hai lần trăng tròn, lầu đầu 1/1 là trăng bình thường, còn lần hai 31/1 gọi là trăng xanh). Chu kỳ trăng xanh là khoảng gần 3 năm/lần (chính xác là 19 năm/7 lần, wikipedia), cũng khá "hiếm" phải không?
Cả ba hiện tượng trên kết hợp tạo ra một hiện tượng đặt biệt: Siêu nguyệt thực toàn phần (Super Red Moon). Đây là hiện tượng hiếm gặp nên hãy giành thời gian tận hưởng khoảng khắc đó nhé!!!
3. Có thể quan sát nguyệt thực ở đâu?
Nhiều bạn vẫn thắc mắc là Việt Nam có xem được lần nguyệt thực này không?? Thật ra, lần này nguyệt thực có thể quan sát ở các vùng như Đông Âu, Bắc Mỹ, Đông Phi, Thái Bình Dương, Austraylia và toàn bộ châu Á.
Mô phỏng những nơi có thể quan sát hiện tượng lần này (ảnh: Timeanddate)Nhìn trên hình, có thể thấy miền Bắc là phần lớn miền Nam Việt Nam có thể quan sát trọn vẹn được hiện tượng này. Một phần Đồng Bằng sông Cửu Long không quan sát được trọn vẹn.
Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu xuất hiện và khoảng 18h48' ngày 31/1/2018.
Bạn có biết ngày mai 31/1/2018 sẽ xảy ra hiện tượng gì không????? Đối với các bạn yêu và đam mê thiện văn học thì chắc đây sẽ là một câu hỏi quá dễ phải không nào?
1. Nguyệt thực toàn phần
Thuật ngữ "nguyệt thực" (tiếng Anh: Lunar Eclipse) dùng để chỉ một hiện tượng quang học khi Mặt Trăng dần đi vào vùng bóng tối hoặc vùng bóng nửa tối của Trái Đất (khi đó Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng gần như cùng nằm trên một đường thẳng và Trái Đất nằm giữa). Nguyệt thực có 3 kiểu: toàn phần, một phần và nửa tối. Lần nguyệt thực ngày mai là nguyệt thực toàn phần, mà người Việt Nam còn gọi là trăng máu (do trong giai đoạn chính của nguyệt thực, Mặt Trăng có màu đỏ hoặc đỏ cam).

Ảnh chụp và ghép mô tả toàn bộ quá trình xảy ra nguyệt thực toàn phần quan sát năm 2015
(ảnh: Jose Atonia Hervas)
Nguyệt thực là một hiện tượng thiên văn xảy ra thường niên (1-2 lần/năm). Tuy nhiên, lần nguyệt thực này đặt biệt hiếm vì có sự kết hợp của 3 hiện tượng thú vị: nguyệt thực toàn phần, siêu trăng và trăng xanh.
Siêu trăng (Super Moon) là hiện tượng Mặt Trăng nằm ở vị trí gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo của nó trong này trăng tròn (trăng rằm). Khi quan sát từ Trái Đất, siêu trăng sẽ to hơn trăng thường....... một chút, và tất nhiên, nó cũng có vẻ sáng hơn thường lệ. Siêu trăng cũng là hiện tượng dễ gặp do Mặt trăng hoàn tất một vòng quanh Trái Đất chỉ trong vòng........ hơn 27 ngày.
Trăng xanh (Blue Moon) là thuật ngữ để chỉ lần trăng tròn (trăng rằm) thứ hai trong cùng một tháng dương lịch (ví dụ trong tháng 1/2018 có hai lần trăng tròn, lầu đầu 1/1 là trăng bình thường, còn lần hai 31/1 gọi là trăng xanh). Chu kỳ trăng xanh là khoảng gần 3 năm/lần (chính xác là 19 năm/7 lần, wikipedia), cũng khá "hiếm" phải không?
Cả ba hiện tượng trên kết hợp tạo ra một hiện tượng đặt biệt: Siêu nguyệt thực toàn phần (Super Red Moon). Đây là hiện tượng hiếm gặp nên hãy giành thời gian tận hưởng khoảng khắc đó nhé!!!
3. Có thể quan sát nguyệt thực ở đâu?
Nhiều bạn vẫn thắc mắc là Việt Nam có xem được lần nguyệt thực này không?? Thật ra, lần này nguyệt thực có thể quan sát ở các vùng như Đông Âu, Bắc Mỹ, Đông Phi, Thái Bình Dương, Austraylia và toàn bộ châu Á.

Mô phỏng những nơi có thể quan sát hiện tượng lần này (ảnh: Timeanddate)
Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu xuất hiện và khoảng 18h48' ngày 31/1/2018.