Toán toán hình 9

Vinh Tino (tông sư)

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng sáu 2017
157
167
69
22
Nam Định
thcs yên hưng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 3: Cho nửa đường tròn đường kính AB = 2R. Từ A và B kẻ hai tiếp tuyến Ax, By. Qua điểm M thuộc nửa đường tròn kẻ tiếp tuyến thứ ba cắt các tiếp tuyến Ax , By lần lượt ở C và D. Các đường thẳng AD và BC cắt nhau tại N.
1.Chứng minh AC + BD = CD.
2.Chứng minh góc COD = 90độ .
3.Chứng minh AC. BD = AB.AB :4 .
4.Chứng minh OC // BM
5.Chứng minh AB là tiếp tuyến của đường tròn đường kính CD. Chứng minh MN vuông góc AB.
6.Xác định vị trí của M để chu vi tứ giác ACDB đạt giá trị nhỏ nhất
 

Nữ Thần Mặt Trăng

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
4,472
5,490
779
Hà Nội
THPT Đồng Quan
Bài 3: Cho nửa đường tròn đường kính AB = 2R. Từ A và B kẻ hai tiếp tuyến Ax, By. Qua điểm M thuộc nửa đường tròn kẻ tiếp tuyến thứ ba cắt các tiếp tuyến Ax , By lần lượt ở C và D. Các đường thẳng AD và BC cắt nhau tại N.
1.Chứng minh AC + BD = CD.
2.Chứng minh góc COD = 90độ .
3.Chứng minh AC. BD = AB.AB :4 .
4.Chứng minh OC // BM
5.Chứng minh AB là tiếp tuyến của đường tròn đường kính CD. Chứng minh MN vuông góc AB.
6.Xác định vị trí của M để chu vi tứ giác ACDB đạt giá trị nhỏ nhất
1. $AC=MC; BD=MD$ (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) $\Rightarrow AC+BD=MC+MD=CD$.
2. $OC$ là tia phân giác của $\widehat{AOM}; OD$ là phân giác của $\widehat{BOM}$ (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
Mà $\widehat{AOM}$ và $\widehat{BOM}$ là hai góc kề bù $\Rightarrow OC\perp OD\Rightarrow \widehat{COD}=90^{\circ}$.
3. $\triangle COD$ vuông tại $O, OM\perp CD$. Áp dụng hệ thức giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuông ta có: $OM^2=MC.MD$.
Mà $MC=AC; MD=BD \ (cmt)\Rightarrow AC.BD=OM^2=R^2=\dfrac{AB^2}4$.
4. $DB=DM \ (cmt); OB=OM=R\Rightarrow OD$ là đường trung trực của $BM\Rightarrow BM\perp OD$. Mà $OC\perp OD\Rightarrow OC // BM$.
5. * Gọi $I$ là trung điểm của $CD\Rightarrow OI$ là đường trung bình của hình thang $ABDC\Rightarrow OI // AC$, mà $AC\perp AB\Rightarrow OI\perp AB$ tại $O$.
Vậy $AB$ là tiếp tuyến của đường tròn đường kính $CD$.
* $AC // BD\Rightarrow \dfrac{CN}{BN}=\dfrac{AC}{BD}=\dfrac{CM}{DM}\Rightarrow MN // BD$, mà $BD\perp AB\Rightarrow MN\perp AB$.
6. Ta có: $P_{ACDB}=AB+AC+BD+CD=2R+2CD=2R+4OI\ge 2R+4OM=6R$.
Dấu '=' xảy ra $\Leftrightarrow OM=OI\Leftrightarrow M\equiv I\Leftrightarrow M$ là điểm chính giữa của cung $AB$.
 
Top Bottom