Văn [Văn 10] Viết bài văn số 5

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
Trong bài thơ “Một nhành xuân” nhà thơ Tố Hữu đã thảng thốt nghẹn ngào:
Năm hai mươi của thế kỷ hai mươi
Tôi sinh ra mà chưa được làm người
Nước đã mất, cha đã là nô lệ
Ôi, những ngày xưa mưa xứ Huế
Mưa sao buồn vậy nỗi mưa rơi
Ngẫng đầu lên chẳng thấy mặt trời
Đất lai láng nhưng là nước mắt.
Có lẽ vậy thôi…
Tôi sẽ trôi như con thuyền lay lắt
Trên dòng sông mù sương
Tôi sẽ khô như cây sậy ven đường
Đâu dám ước làm hoa thơm trái ngọt
Tôi sẽ chết lặng im.
Như con chim không bao giờ được hót
Một tiếng ca lảnh lót cho đời
Nếu chậm mùa xuân ấy em ơi!

Cũng chính trong những năm hai mươi của thế kỷ hai mươi ấy tại làng Hoàn Lão (bây giờ là thị trấn Hoàn Lão) xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình anh hùng Quách Xuân Kỳ được sinh ra.Quách Xuân Kỳ sinh năm 1926. Thân phụ là ông Quách Nguyên Hàm, một danh y nỗi tiếng trong vùng. Thân mẫu là bà Trần Thị Điển, Người hay thơ phú, tần tảo là măn lương thiện nuôi con. Ta như còn nghe vang vọng đâu đây trong không gian bao la vô tận lời ru hời tha thiết:
À ơi
Con cò bay lã bay la
Đồng đang có mõi ghé qua lùng Tùng
Con đi trăm chốn lạ lùng
Sàng trong, lọc đục nơi dừng chốn qua
Biển mặn mòi, đất bao la
Chắt chiu đất, biển nở hoa cho đời.

Biển Trung Trạch, đất Hoàn Lão đã nở hoa cho đời bằng chính sựra đời của anh hùng Quách Xuân Kỳ. Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng, gia đình có 5 anh em đều tham gia hoạt động cách mạng, anh Quách Xuân Kỳ sớm giác ngộ lý tưởng cộng sản. Chứng kiến cảnh quê hương bị thực dân Pháp chiếm đóng, nhân dân bị ức hiếp trăm bề, năm 1944 anh Quách Xuân Kỳ quyết định tạm dừng việc học để tham gia Việt Minh bí mật.
Vẫn biết:
Đời cách mạng từ khi ta đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề tận cổ súng kề vai
Là thân sống chỉ coi còn một nửa

Song: Chí đã quyết, anh sẵn sàng xếp bút nghiên đi theo tiếng gọi thiêng liêng của quê hương đất nước đang trong bước lầm than. Là một cán bộ Việt Minh xông xáo, quả cảm, đóng góp công lớn vào công cuộc lãnh đạo nhân dân giành chính quyền ở huyện lỵ Bố Trạch; tháng 01 năm 1945 anh Quách Xuân Kỳ được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Trong một cuốn sổ tay của anh có ghi đậm nét hai câu thơ của đồng chí Tố Hữu:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim.

Năm 1946 anh Quách Xuân Kỳ cùng các đồng chí: Phan Khắc Hy, Mai Trọng Nguyên nhận nhiệm vụ chỉ huy một đội tự vệ vừa tăng gia sản xuất,vừa xây dựng khu căn cứ ở vùng Ba lùm, Ba lòi. Từ một thư sinh anh đã làm quen với mọi công việc, bắp thịt săn lại, bàn tay chai sạn, nước da ngăm đen. Anh đã chiếm được lòng tin yêu của mọi người. Các đồng chí trong đội tự vệ này về sau đã trở thành các cán bộ cốt cán của phong trào huyện Bố Trạch khi kháng chiến bùng nổ.
Ngày 27/3/1947, thực dân Pháp đổ bộ lên đất Quảng Bình, tung quân càn quét chiếm đóng khắp nơi. Đi đến đâu chúng khủng bố, chém giết, cướp phá. Làng quê tiêu điều, lòng dân uất hận. Làng Hoàn Lão, huyện Bố Trạch chìm trong máu lửa. Anh Quách Xuân Kỳ đã lãnh đạo nhân dân rào làng chiến đấu, thực hiện vườn không nhà trống, đào hào bí mật, kiên cường bám đất quê hương, sẳn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do, vì quê hương máu thịt.
Tháng 7-1948 anh Quách Xuân Kỳ được bầu làm bí thư huyện ủy Bố Trạch: Thời gian này tình hình Quảng Bình nói chung và Bố Trạch nói riêng đều rất căng thẳng. Thực dân Pháp phong tỏa khắp nơi. Bọn hội tề, địa chủ ra mặt cấu kết với đế quốc để khủng bố tàn sát nhân dân. Chúng thẳng tay chém giết cán bộ chiến sĩ của ta. Bố Trạch vốn đã nghèo lại càng thêm gian khổ:
Muổi Khe Gát
Vắt Ba Rền
Sên Chà Ang
Cọp Trộ Rớ
Ai đi qua Quảng Bình
Hẵn từng quen huyện Bố
Huyện khắc khổ
Dân nghèo đất đỏ,
Dưới chân Ba Rền
Thăm thẳm một màu xanh
Chợ Bố Trạch sắn nhiều gạo ít
Nâu Ba Rèn củ tốt hơn khoai
Sông Dinh nước cạn bãi bồi
Đồng khô cát đọng mùa vơi mùa cằn

(Xuân Hoàng)
Trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy anh Quách Xuân Kỳ được huyện ủycử về xây dựng cơ sở ở các xã Trung Trạch, Tây Trạch và Hải Trạch nơi mà quân địch khủng bố nhiều nhất. Anh đã cùng với cán bộ lãnh đạo các xã bám đất,bám dân lăn lộn xây dựng lại phong trào, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ,hoạt động chiến tranh du kích làm cho kẻ địch ăn không ngon, ngủ không yên,trong thời gian này chúng niêm lệnh ai bắt được Quách Xuân Kỳ sẽ được thưởng hàng ngàn bạc Đông Dương. Chúng bằng mọi thủ đoạn để truy nã, để lùng bắt bằng được Quách Xuân Kỳ. Song kiên định sống giữa lòng dân và với bản lỉnh quả cảm cuả mình, với khát vọng hoàn thành sứ mệnh nhân dân giao phó Anh đã bền bỉ vượt qua mọi gian nan để tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân huyện Bố Trạch.
Giặc chiếm đóng cười gằn thách thức
Người dân nghèo Bố Trạch đứng lên
Củ khoai luống đất đang hiền.
Bỗng trỗi dậy Ba Rền hoen ráng đỏ.
Dãi đất hẹp đồn dăng như lưới bủa
Đường liên hương vị trí khít tiền vai
Cự Nẫm mọc lên thành một pháo đài
Rú Ngốn, rào Son mấy lần chôn xác giặc
Quách Xuân Kỳ
Phan Khắc Hy
Đặng Tất…
Một lứa trai làng đã lớn lên
Chạy súng Trung Châu, chiều ghi vào nhật ký
Đời tươi như nắng ở lòng em
…Lăn lộn trong gian nan
Dạn dày trong lửa máu
Người cán bộ thư sinh
Qua tháng năm dần rõ cuộc đời mình.
Bố Trạch nhỏ như lòng bàn tay
Giặc dập rồi xòe, giặc xòe lại nhập
Họ dấy phong trào, lửa lên giặc dập
Lửa tàn rồi họ lại đẩy bùng cao.
Cứ thế trong ba năm
Họ quần nhau với giặc
Hỷ diệt tây đốt năm lần
Cao Lao tây lùng bảy lượt
Trai Hoàn Lão chết gần hết tuốt
Gái ôm bom nằm đợi giặc đi tuần

(Xuân Hoàng)
Hội nghị kháng chiến Liên khu IV (26/02 đến 07/3/1949) đã tuyên dương: “Ông Quách Xuân Kỳ - chủ nhiệm Việt Minh Bố Trạch xung phong len lỏi vào vùng bị chiếm để gây lại các cơ sở đã bị tan rã và đã gây dựng phong trào Bố Trạch tiến nhanh về mọi phương diện, đoàn thể nhân dân cũng như chính quyền.Tình hình khả quan hiện tại ở Bố Trạch một phần lớn là nhờ công ông Kỳ.”
Tháng 02 - 1949 Anh Quách Xuân Kỳ trúng cử tỉnh ủy viên Quảng Bình và được tỉnh ủy cử vào công tác tại Đồng Hới, trực tiếp làm bí thư thị ủy.Trong những ngày thử thách ấy Anh đã từng viết: “Đây là một việc khó khăn đầy nguy hiểm mà mình biết trước rằng sẽ chết như các bạn trước đây, nhưng mình vẫn thấy thú vị vì hợp với sở thích của mình…” và Anh đã nguyện “Đem hết tài trí để phủ lên Đồng Hới thân yêu màu đỏ, màu nâu, màu của kháng chiến, của dân tộc anh hùng, thay hẳn màu hồng, mùi phấn nước hoa của trụy lạc, nô lệ”…
Đang lăn lộn với phong trào thì giữa năm 1949 trong một trận càn quét kéo dài Anh đã bị địch bắt. Ở nhà lao Đồng Hới anh đã nếm đủ mọi cực hình tra tấn của kẻ địch, chúng tra tấn, dụ dỗ bằng mọi cách song anh vẫn giữ nguyên khí tiết cách mạng. Anh tìm cách liên lạc với các đồng chí trong tù và liên lạc với bên ngoài xin tỉnh ủy cho thành lập chi bộ trong nhà tù. Được tỉnh ủy đồng ý, chi bộ nhà lao được thành lập và Anh được bầu làm bí thư. Anh trở thành nguồn cổ vũ, niềm yêu thương và nơi gửi gắm lòng tin, mơ ước và hy vọng của các chiến sĩ trong lao tù đế quốc.
Trường giao chiến không một giờ phút lặng
Rồi chiến thắng sẽ về ta, chiến thắng
Và tương lai ta sẽ chiếm về ta.

Dù đã dùng mọi thủ đoạn nhưng giặc Pháp không thể lay chuyển được ý chí sắt đá của người chiến sĩ Quách Xuân Kỳ. Cuối cùng chúng đã quyết định đưa anh Quách Xuân Kỳ đi xử bắn. Biết tin ấy, anh thản nhiên, vẫn lãnh đạo chi bộ đấu tranh, giáo dục các đảng viên giữ vững tin thần, vẫn học tập chính trị, học tập ngoại ngữ.
Biết ngày mình bị đưa đi xử bắn không xa nữa, Anh cử đồng chí khác thay nhiệm vụ bí thư chi bộ và đã cắn ngón tay, lấy máu viết bức huyết thư gửi ra chiến khu. Trong bức thư có đoạn:...”Khẩu hiệu trước chết một phút vẫn cười, ta vẫn nhắc, cho nên sống từng ngày chờ chết Kỳ vẫn thản nhiên như thường…”
…Bị tra tấn nhiều rồi, giờ còn đợi thứ tra tấn cuối cùng: Chết;có nhiều ý nghĩa hay lắm Hạ…Mấy hôm trước đây Q, P, T, Đ và hai anh du kích đã hiên ngang nhận cái chết, nhìn họ ra đi, Kỳ cảm thấy một cái gì đẹp đẽ trong những ngày thiếu thốn.
…Đến phút cuối cùng vẫn học, vẫn chiến đấu. Kỳ đã học thêm tiếng Pháp, nghiền nhiều vấn đề về các Đảng chính trị, các tôn giáo, vẫn chưa tìm cách tiến tới lãnh đạo nhà lao.
Thôi mệt quá, phải dùng nhiều máu quá rồi. H nói với các anh ở tỉnh và T và các anh chị, Kỳ có lời chào quyết thắng (ngày 09/7/1949)
Bức huyết thư gửi ra, các đồng chí bên ngoài nhận được hai hôm thì ngày 11 tháng 7 năm 1949 giặc Pháp đưa Anh Kỳ đi hành quyết. Sáng ngày 11/7/1949 nhà lao Đồng Hới chìm đắm trong màn sương sớm, bỗng tiếng chôn rộn truyền từ căng này đến căng khác của nhà lao: “Sếp lao phải cho chúng tôi gặp mặt anh em tử tù; đã đảo bọn khủng bố giết người”. Hạ sĩ Hoa - một ngụy quân có cảm tình với cách mạng, với kháng chiến chạy đến gõ cửa xếp lao: Báo cáo sếp,tù ở các Căng đòi gặp những người sắp bị xử bắn.
Xếp lao: Không được, đứa nào làm loạn cho phép bắn bỏ!
Hạ sĩ Hoa: Thưa xếp, dân tộc Việt Nam, mà tôi chắc chắn dân tộc Pháp cũng vậy, nghĩa tử là nghĩa tận, tù nhân đề nghị cho họ gặp mặt, ít nhất cũng cho họ cử đại diện…
Xếp lao: Thôi được, tôi chấp nhận, chỉ ba người, ba người thôi nhé…
Hạ sĩ Hoa vừa báo tin được cử anh em tù đại diện gặp mặt những người bị xử bắn, quay trở lại thì chiếc Cam nhông GMC chở 20 tên lính súng tuốt lưỡi lê, mặt đằng đằng sát khí. Cánh cửa xà lim số 5 ken két mở, tên xếp lao đứng trước cửa gọi: Quách Xuân Kỳ: Ông biết hôm nay chứ…
Quách Xuân Kỳ cười ngạo nghễ: Hôm ngay ta sẽ chết đễ dân tộc Việt Nam ta còn. Tiếng hô từ các phòng lao vọng lại: Đả đảo quân giết người, đả đảo thực dân Pháp. Anh Ng - bí thư chi bộ Ba Rền (trong nhà lao) và hai anh thay mặt cho anh em trong tù đến gặp anh Kỳ và hai anh khác ra đi lần này. Họ đứng lặng nhìn nhau, anh Ng trao cho anh Kỳ chiếc khăn trắng mà chị em tù nhân đã thêu suốt đêm một nhánh bông hồng. Anh Quách Xuân Kỳ rưng rưng nước mắt, dùng mu bàn tay chai sạn gạt làn nước chưa kịp động trên bờ mi và nói dõng dạc: Các đồng chí ở lại, giữ vững chí khí cách mạng. tương lai tươi sáng sẽ thuộc về chúng ta,thuộc về cách mạng. Gửi lời vĩnh biệt.
Phía nhà lao tiếng đấm cữa ầm ầm, những cánh tay thò ra cánh song sắt, tiếng thét rung chuyển: Đả đảo, đả đảo, đả đảo quân giết người, Quách Xuân Kỳ, Quách Xuân Kỳ, Quách Xuân Kỳ bất diệt…
Cùng sáng ấy: Sáng 11/7/1949. Hoàn Lão quê hương, nơi sinh ra và rèn luyện Quách Xuân Kỳ nên người đã chứng kiến sự hy sinh bất diệt của Anh.Quân sát nhân trói Anh vào cọc. Bọn tâm lý chiến ra rả tuyên truyền trong lúc chợ Hoàn Lão còn rất đông người: Hỡi đồng bào hãy chính kiến cuộc hành hình những tên Việt Minh…Thằng chánh mật thám mặt đỏ gay, tay lăm lăm khẩu súng lục miệng gào thét: Bịt mắt nó lại. Anh Quách Xuân Kỳ bình thản: Không cần, tao không cần bịt mắt! Tao muốn nhìn thẳng vào cái chết! Hỡi bà con cô bác! Hãy vững tin ở cách mạng, vững tin vào tương lai tươi sáng. Kháng chiến nhất định sẽ thắng lợi: Quách Xuân Kỳ xin gửi bà con lời vĩnh biệt. Súng nổ. Át cả tiếng súng, tiếng Anh hô vang: Hồ Chủ Tịch muôn năm!... Đảng cộng sản muôn năm!Đả đảo thực dân Pháp. Năm ấy đồng chí Quách Xuân Kỳ vừa tròn 23 tuổi. Tuổi thanh xuân rực lửa anh hùng. Năm 1998 đồng chí được nhà nước truy tặng dan hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, được chủ tịch nước truy tăng Huân chương độc lập hạng Ba.
 

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
Ai cho mình xin dàn ý thuyết minh về đại tướng Võ Nguyên Giáp hoặc Quách Xuân Kỳ với ạ !
1, Mở bài:
-Dẫn, giới thiệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
2, Thân bài:
-Thân thế Võ Nguyên Giáp.
+Quê quán.
+Năm sinh, năm mất.
+Gia đình.
+Tuổi thơ.
-Sự nghiệp Võ Nguyên Giáp: quá trình công tác, hoạt động cách mạng của ông.
-Những giải thưởng, danh hiệu của Đại tướng.
-Những công lao, vai trò.
3, Kết bài:
-SUy nghĩ, cảm xúc của em về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Chúc em học tốt!
 
  • Like
Reactions: Sắc Sen

Lemaihuong2002

Học sinh mới
Thành viên
31 Tháng một 2018
1
0
1
21
Hà Nam
Trung học phổ thông B Duy Tiên
Ai giúp mình thuyết minh về đội tuyển u23 Việt Nam với
 
Top Bottom