Sử Sử 11:Các nước Đông Nam Á

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
Vì sao nói cải cách của vua Rama V mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản không triệt để????
Giúp mk vs
* Không triệt để vì:
Đạt được rất nhiều thành công như đã nói ở trên nhưng cải cách ở Xiêm vẫn bộc lộ những hạn chế không tránh khỏi.
Mặc dù chế độ nô lệ bị xóa bỏ, nhưng sự bất bình đẳng giữa các giai cấp trong lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội vẫn tồn tại. Xét theo khía cạnh đẳng cấp, xã hội Xiêm bao gồm tầng lớp thống trị và bị trị, còn xét theo khía cạnh kinh tế thì xã hội Xiêm được chi thành ba tầng lớp: thượng lưu (hoàng tộc, quan lại, sĩ quan do vua đứng đầu), trung lưu gồm các tầng lớp buôn bán, kinh doanh, chủ yếu là Hoa kiều và nhóm hạ lưu gồm nông dân và các tầng lớp quần chúng lao động làm thuê khác. Các nhóm xã hội này khác nhau về địa vị, văn hóa, quan niệm, lối sống, điều kiện sống. Mặc dù, có nhiều thay đổi do cải cách và sự thâm nhập của chủ nghĩa tự bản phương Tây, nhưng quan hệ xã hội ở Xiêm vẫn mang tính chất quan hệ đẳng cấp truyền thống, vẫn là quan hệ chủ - tớ.+
Trong quá trình cải cách, giai cấp phong kiến Xiêm, như ta đã thấy, không ngừng củng cố quyền lực của mình, tuyên truyền cho chủ nghĩa quốc gia quân chủ. Với mục tiêu canh tân đất nước, bảo vệ nền độc lập, triều đại Rama trước sau như một không muốn cắt đứt sợi dây ràng buộc với những đặc quyền phong kiến. Lý do giải thích cơ bản cho hiện tượng này là ở Xiêm lực lượng cơ bản tiến hành cải cách là các ông vua, con em của hoàng gia, xuất thân chủ yếu từ tầng lớp quý tộc. Mặc dù được tiếp thu nền giáo dục phương Tây, nhưng quyền lợi kinh tế và địa vị xã hội của họ, quan niệm của họ vẫn gắn liền với chế độ sở hữu phong kiến Xiêm, với sự tồn tại của vương triều Chakri.
Chính vì thế mà Xiêm đã chọn chính thể quân chủ lập hiến, trong đó quyền lợi của tầng lớp quý tộc phong kiến vẫn được bảo tổn, giai cấp tư sản không có vị trí quyết định. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị vào những năm 30 của thế kỷ XX, làm bùng nổ cuộc cách mạng 1932. Tuy vẫn đang duy trì chế độ vương quốc nhưng đã loại bỏ vai trò của các hoàng thân trong chính phủ, thay vào các nhân vật trí thức tư sản, tiểu tư sản, tiêu biểu là Pridi Phanogon.
Trong quá trình cải cách, vì quyền lợi kinh tế của mình, tầng lớp quan lại quý tộc phong kiến Xiêm không đề cập đến cơ sở kinh tế quan trọng nhất là vấn đề ruộng đất cho nông dân. Họ cũng không quan tâm đến cải thiện đời sống cho lực lượng lớn nhất này của xã hội, không hạn chế sự bóc lột của địa chủ và đặc biệt là tầng lớp trung gian Hoa kiều. Để thỏa mãn nhu cầu kinh tế và địa vị của mình, nhà nước Xiêm, mà đại diện là nhà vua và tầng lớp quan lại của vương triều, đã bắt tay với Hoa kiều, cho phép họ thay mặt mình, kiểm soát và thao túng toàn bộ nền kinh tế. Quan hệ giữa giai cấp phong kiến Xiêm với tầng lớp người Hoa là quan hệ cộng sinh, trong đó người Xiêm cần đến vai trò kinh tế của người Hoa, còn người Hoa thì cần sự bảo hộ êề chính trị của người Xiêm. Nông dân Xiêm tiếp xúc với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa một cách gián tiếp, thông qua tầng lớp trung gian người Hoa. Mặc dù có được hưởng một số điều kiện kinh tế ưu đãi, nhưng nhìn chung giai cấp nông dân Xiêm bị bần cùng hóa, lệ thuộc hoàn toàn vào tầng lớp người Hoa. Chế độ phát canh thu tô, cho vay nặng lãi, bán lúa non, vẫn tiếp tục duy trì ở nông thôn Xiêm. Các quan hệ kinh tế tư bản ở Xiêm vì thế không được phát triển một cách đầy đủ. Cải cách kinh tế ở Xiêm là những cải cách đóng khung trong phạm vi quyền lực mà giới thống trị cho phép. Vì thế, chủ nghĩa tư bản của Xiêm còn được gọi là "chủ nghĩa tư bản ký sinh chính trị".
Trong quá trình cải cách, mở cửa, nền kinh tế truyền thống của Xiêm chịu tác động mạnh mẽ của kinh tế thế giới. Nhiều ngành sản xuất thủ công truyền thống không thể cạnh tranh nổi với các hàng hóa sản xuất bằng máy, giá thành hạ, nên đã bị thua lỗ, mai một và phá sản. Xét từ góc độ văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây.
 
  • Like
Reactions: Trần Thị Hoa
Top Bottom