Văn Văn 9

Ye Ye

Cây bút Truyện ngắn 2017|Thần tượng văn học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
10 Tháng bảy 2017
2,064
2,347
434
Hà Nam
NEU (Dream)
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phân tích bài "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải để làm rõ mối quan hệ về sự nhận - trao. Từ đó trình bày suy nghĩ của em về sự nhận đc và sự cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước hiện nay.
Mọi người lập dàn ý giúp mình nha, làm thành bài văn thì càng tốt
@p3nh0ctapy3u @hanh2002123 @khuattuanmeo @aooyuki@gmail.com @thuhien2012001
 

Lam Băng

Học sinh mới
Thành viên
4 Tháng chín 2017
10
5
6
22
Hưng Yên
Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" là 1 bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt:khi nhà thơ Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh,không bao lâu sau thì qua đời.Bài thơ là tiếng lòng của tác giả về tình yêu thiên nhiên, ước muốn cống hiến cho cuộc đời và là lời khuyên về sự nhận-trao.
Sáu câu thơ đầu như tiếng hát reo vui đón chào một mùa xuân đẹp đã về. Trên dòng sông xanh của quê hương mọc lên "một bông hoa tím biếc”. Động từ “mọc” nằm ở vị trí đầu câu thơ gợi tả sự ngạc nhiên vui thú, một niềm vui hân hoan đón chào tín hiệu mùa xuân:

Mọc giữa dòng sông xanh,

Một bông hoa tím biếc.

"Bông hoa tím biếc" ấy chỉ có thể là hoa lục bình, hoặc hoa súng mà ta thường gặp trên ao hồ, sồng nước làng quê:

Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm

Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng

Hoa lục bình tím cả bờ sông...

Màu xanh của nước hòa hợp với màu "tím biếc"của hoa đã tạo nên bức tranh xuân chấm phá mà đằm thắm.

Ngẩng nhìn bầu trời, nhà thơ vui sướng lắng tai nghe chim chiền chiện hót Chim chiền chiện còn gọi là chim sơn ca, bạn thân của nhà nông. Từ "ơi" cảm thán biểu lộ niềm vui ngây ngất khi nghe chim hót:

Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.

Hai tiếng "hót chi" là giọng điệu thân thương của người dân Huế được tác giả đưa vào diễn tả cảm xúc thiết tha giữa người với tạo vật. Chim chiền chiện hót gọi xuân về. Tiếng chim ngân vang, rung động đất trời đem đến bao niềm vui. Ngắm dòng sông, nhìn bông hoa đẹp, nghe chim hót, nhà thơ bồi hồi sung sướng:

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

"Đưa tay... hứng" là một cử chỉ bình dị trân trọng, thể hiện sự xúc động sâu xa. "Giọt long lanh" là sự liên tưởng đầy chất thơ. Là giọt sương mai, hay giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện? Sự chuyển đổi cảm giác (thính giác - thị giác) đã tạo nên hình khối thẩm mĩ của âm thanh.

Tóm lại, chỉ bằng ba nét vẽ: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót..., Thanh Hải đã vẽ nên một bức tranh xuân đẹp tươi và đáng yêu vô cùng. Đó là vẻ đẹp và sức sống măn mà của đất nước vào xuân.

Bốn câu thơ tiếp theo nói về mùa xuân sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta. Cấu trúc thơ song hành để chỉ rõ hai nhiệm vụ chiến lược ấy:

Mùa xuân người cầm súng,

Lộc giắt đầy quanh lưng.

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ.

"Lộc" là chồi non, cành biếc mơn mởn. Khi mùa xuân về cây cối đâm chỗi nảy lộc. "Lộc"trong vãn cảnh này tượng trưng cho vẻ đẹp mùa xuân và sức sống mãnh liệt của đất nước. Người lính khoác trên lưng vành lá ngụy trang xanh biếc, mang theo sức sống mùa xuân, sức mạnh của dân tộc để bảo vệ Tổ quốc. Người nông dân đem mồ hôi và sức lao động cần cù làm nên màu xanh cho ruộng đồng, "trải dài nương mạ " bát ngát quê hương. Ý thơ vô cùng sâu sắc: máu và mồ hôi của nhân dân đã góp phần tô điểm mùa xuân và để giữ lấy mùa xuân mãi mãi.

Cả dân tộc bước vào mùa xuân với khí thế khẩn trương và náo nhiệt:

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao.

"Hối hả" nghĩa là vội vã, gấp gáp, khẩn trương. "Xôn xao" nghĩa có nhiều âm thanh xen lẫn vào nhau, làm cho náo động; ở trong câu thơ, "xôn xao "cùng với điệp ngữ "tất cả như... " làm cho câu thơ vang lên nhịp điệu vui tươi, mạnh mẽ khác thường. Đó là hành khúc Mùa Xuân của thời đại Hổ Chí Minh.

Đoạn thơ tiếp theo nói lên những suy tư của nhà thơ về đất nước và nhân dân:

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

Chặng đường lịch sử của đất nước với bốn nghìn năm trường tồn, lúc suy vong, lúc hưng thịnh với bao thử thách "vất vả và gian lao". Thời gian đằng đẵng ấy, nhân dân ta từ thế hệ này qua thế hệ khác đã đem xương máu và mồ hôi, lòng yêu nước và tinh thần quả cảm để xây dựng và bào vệ đất nước. Dân ta tài trí và nhân nghĩa. Bốn nghìn năm lập quốc tỏa sáng nền văn hiến Đại Việt đã khẳng định sức mạnh Việt Nam. Câu thơ "Đất nước như vì sao" là một hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp bầu trời, vĩnh hằng trong không gian, và thời gian. So sánh đất nước với vì sao là biểu lộ niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam anh hùng, giàu đẹp. Hành trang đi tới tương lai của dân tộc ta không một thế lực nào có thể ngăn cản được: "Cứ đi lên phía trước". Ba tiếng "cứ đi lên" thể hiện chí khí, quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một Việt Nam "dân giàu, nước mạnh

Sau lời suy tư là điều tâm niệm của Thanh Hải. Trước hết là lời nguyện cầu được hóa thân:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Nhà thơ muốn làm con chim để cất tiếng hót ,làm 1 cành hoa để dâng hương thơm cho đời. Và...nhà thơ còn muốn làm một nốt nhạc hòa vào bản nhạc của đời chung...dù chỉ là một nốt trầm thôi nhưng phải là "một nốt trầm xao xuyến"

Với Thanh Hải, hóa thân là để hiến dâng, để phục vụ cho một mục đích cao cả:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Lời thơ tâm tình thiết tha. Hình ảnh ẩn dụ"mùa xuân nho nhỏ" mang ý nghĩa tượng trưng. "Nho nhỏ" và "lăng lẽ" là cách nói khiêm tốn, chân thành. "Dâng cho đời" là lẽ sống đẹp, cao cả. Bởi lẽ "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình " (Tố Hữu). Sống hết mình thủy chung cho đất nước, đem cả cuộc đời mình phục vụ đất nước, cả từ lúc "tuổi hai mươi" trai tráng cho đến khi về già "tóc bạc". Thơ hay là ở cảm xúc chân thành. Thanh Hải đã nói lên những lời gan ruột của mình. Ông đã sống như lời thơ ông tâm tình. Khi đất nước bị Mỹ - Diệm và bè lũ tay sai âm mưu chia cắt làm hai miền, ông hoạt động bí mật trong vùng giặc, gây dựng phong trào cách mạng, coi thường cảnh máu chảy đầu rơi. Cảm động hơn nữa là bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được ông viết ra trên giường bệnh, một tháng trước lúc ông qua đời.

Thanh Hải sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ rất tài tình: "Ta làm... ta làm... ta nhập...", "dù là tuổi... dù là khi... "đã làm cho âm điệu thơ, giọng thơ tha thiết, sâu lắng, ý thơ được khắc sâu và nhấn mạnh. Người đọc xúc động biết bao trước một giọng điệu thơ trữ tình, ấm áp tình đời như vậy. Có thể xem đoạn thơ này là những lời trăng trối cùa ông.

Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương:

Mùa xuân ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế.

Nam ai và Nam bình là hai điệu dân ca Huế rất nổi tiếng mấy trăm năm nay. Phách tiền là một nhạc cụ dân tộc để điểm nhịp cho lời ca, tiếng đàn tranh, đàn tam thập lục. Câu thơ "Mùa xuân ta xin hát" diễn tả niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu buổi xuân về. Quê hương đất nước trải dài ngàn dặm, chứa chan tình yêu thương. Đó là "ngàn dặm mình", "ngàn dặm tình" đối với non nước và xứ Huế quê mẹ thân thương! Câu thơ của người con đất Huế quả là "dịu ngọt"

Với thể thơ năm chữ, giọng thơ lúc mạnh mẽ, lúc tha thiết ngân vang,ngôn ngữ thơ trong sáng và biểu cảm, hàm súc và hình tượng, các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, song hành đối xứng, điệp ngữ... được vận dụng sắc sảo, tài hoa,Thanh Hải đã thể hiện tình yêu mùa xuân gắn liền với tình yêu đất nước, quê hương trong niềm xúc động,chân thành.
 

Ye Ye

Cây bút Truyện ngắn 2017|Thần tượng văn học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
10 Tháng bảy 2017
2,064
2,347
434
Hà Nam
NEU (Dream)
Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" là 1 bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt:khi nhà thơ Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh,không bao lâu sau thì qua đời.Bài thơ là tiếng lòng của tác giả về tình yêu thiên nhiên, ước muốn cống hiến cho cuộc đời và là lời khuyên về sự nhận-trao.
Sáu câu thơ đầu như tiếng hát reo vui đón chào một mùa xuân đẹp đã về. Trên dòng sông xanh của quê hương mọc lên "một bông hoa tím biếc”. Động từ “mọc” nằm ở vị trí đầu câu thơ gợi tả sự ngạc nhiên vui thú, một niềm vui hân hoan đón chào tín hiệu mùa xuân:

Mọc giữa dòng sông xanh,

Một bông hoa tím biếc.

"Bông hoa tím biếc" ấy chỉ có thể là hoa lục bình, hoặc hoa súng mà ta thường gặp trên ao hồ, sồng nước làng quê:

Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm

Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng

Hoa lục bình tím cả bờ sông...

Màu xanh của nước hòa hợp với màu "tím biếc"của hoa đã tạo nên bức tranh xuân chấm phá mà đằm thắm.

Ngẩng nhìn bầu trời, nhà thơ vui sướng lắng tai nghe chim chiền chiện hót Chim chiền chiện còn gọi là chim sơn ca, bạn thân của nhà nông. Từ "ơi" cảm thán biểu lộ niềm vui ngây ngất khi nghe chim hót:

Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.

Hai tiếng "hót chi" là giọng điệu thân thương của người dân Huế được tác giả đưa vào diễn tả cảm xúc thiết tha giữa người với tạo vật. Chim chiền chiện hót gọi xuân về. Tiếng chim ngân vang, rung động đất trời đem đến bao niềm vui. Ngắm dòng sông, nhìn bông hoa đẹp, nghe chim hót, nhà thơ bồi hồi sung sướng:

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

"Đưa tay... hứng" là một cử chỉ bình dị trân trọng, thể hiện sự xúc động sâu xa. "Giọt long lanh" là sự liên tưởng đầy chất thơ. Là giọt sương mai, hay giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện? Sự chuyển đổi cảm giác (thính giác - thị giác) đã tạo nên hình khối thẩm mĩ của âm thanh.

Tóm lại, chỉ bằng ba nét vẽ: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót..., Thanh Hải đã vẽ nên một bức tranh xuân đẹp tươi và đáng yêu vô cùng. Đó là vẻ đẹp và sức sống măn mà của đất nước vào xuân.

Bốn câu thơ tiếp theo nói về mùa xuân sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta. Cấu trúc thơ song hành để chỉ rõ hai nhiệm vụ chiến lược ấy:

Mùa xuân người cầm súng,

Lộc giắt đầy quanh lưng.

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ.

"Lộc" là chồi non, cành biếc mơn mởn. Khi mùa xuân về cây cối đâm chỗi nảy lộc. "Lộc"trong vãn cảnh này tượng trưng cho vẻ đẹp mùa xuân và sức sống mãnh liệt của đất nước. Người lính khoác trên lưng vành lá ngụy trang xanh biếc, mang theo sức sống mùa xuân, sức mạnh của dân tộc để bảo vệ Tổ quốc. Người nông dân đem mồ hôi và sức lao động cần cù làm nên màu xanh cho ruộng đồng, "trải dài nương mạ " bát ngát quê hương. Ý thơ vô cùng sâu sắc: máu và mồ hôi của nhân dân đã góp phần tô điểm mùa xuân và để giữ lấy mùa xuân mãi mãi.

Cả dân tộc bước vào mùa xuân với khí thế khẩn trương và náo nhiệt:

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao.

"Hối hả" nghĩa là vội vã, gấp gáp, khẩn trương. "Xôn xao" nghĩa có nhiều âm thanh xen lẫn vào nhau, làm cho náo động; ở trong câu thơ, "xôn xao "cùng với điệp ngữ "tất cả như... " làm cho câu thơ vang lên nhịp điệu vui tươi, mạnh mẽ khác thường. Đó là hành khúc Mùa Xuân của thời đại Hổ Chí Minh.

Đoạn thơ tiếp theo nói lên những suy tư của nhà thơ về đất nước và nhân dân:

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

Chặng đường lịch sử của đất nước với bốn nghìn năm trường tồn, lúc suy vong, lúc hưng thịnh với bao thử thách "vất vả và gian lao". Thời gian đằng đẵng ấy, nhân dân ta từ thế hệ này qua thế hệ khác đã đem xương máu và mồ hôi, lòng yêu nước và tinh thần quả cảm để xây dựng và bào vệ đất nước. Dân ta tài trí và nhân nghĩa. Bốn nghìn năm lập quốc tỏa sáng nền văn hiến Đại Việt đã khẳng định sức mạnh Việt Nam. Câu thơ "Đất nước như vì sao" là một hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp bầu trời, vĩnh hằng trong không gian, và thời gian. So sánh đất nước với vì sao là biểu lộ niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam anh hùng, giàu đẹp. Hành trang đi tới tương lai của dân tộc ta không một thế lực nào có thể ngăn cản được: "Cứ đi lên phía trước". Ba tiếng "cứ đi lên" thể hiện chí khí, quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một Việt Nam "dân giàu, nước mạnh

Sau lời suy tư là điều tâm niệm của Thanh Hải. Trước hết là lời nguyện cầu được hóa thân:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Nhà thơ muốn làm con chim để cất tiếng hót ,làm 1 cành hoa để dâng hương thơm cho đời. Và...nhà thơ còn muốn làm một nốt nhạc hòa vào bản nhạc của đời chung...dù chỉ là một nốt trầm thôi nhưng phải là "một nốt trầm xao xuyến"

Với Thanh Hải, hóa thân là để hiến dâng, để phục vụ cho một mục đích cao cả:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Lời thơ tâm tình thiết tha. Hình ảnh ẩn dụ"mùa xuân nho nhỏ" mang ý nghĩa tượng trưng. "Nho nhỏ" và "lăng lẽ" là cách nói khiêm tốn, chân thành. "Dâng cho đời" là lẽ sống đẹp, cao cả. Bởi lẽ "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình " (Tố Hữu). Sống hết mình thủy chung cho đất nước, đem cả cuộc đời mình phục vụ đất nước, cả từ lúc "tuổi hai mươi" trai tráng cho đến khi về già "tóc bạc". Thơ hay là ở cảm xúc chân thành. Thanh Hải đã nói lên những lời gan ruột của mình. Ông đã sống như lời thơ ông tâm tình. Khi đất nước bị Mỹ - Diệm và bè lũ tay sai âm mưu chia cắt làm hai miền, ông hoạt động bí mật trong vùng giặc, gây dựng phong trào cách mạng, coi thường cảnh máu chảy đầu rơi. Cảm động hơn nữa là bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được ông viết ra trên giường bệnh, một tháng trước lúc ông qua đời.

Thanh Hải sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ rất tài tình: "Ta làm... ta làm... ta nhập...", "dù là tuổi... dù là khi... "đã làm cho âm điệu thơ, giọng thơ tha thiết, sâu lắng, ý thơ được khắc sâu và nhấn mạnh. Người đọc xúc động biết bao trước một giọng điệu thơ trữ tình, ấm áp tình đời như vậy. Có thể xem đoạn thơ này là những lời trăng trối cùa ông.

Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương:

Mùa xuân ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế.

Nam ai và Nam bình là hai điệu dân ca Huế rất nổi tiếng mấy trăm năm nay. Phách tiền là một nhạc cụ dân tộc để điểm nhịp cho lời ca, tiếng đàn tranh, đàn tam thập lục. Câu thơ "Mùa xuân ta xin hát" diễn tả niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu buổi xuân về. Quê hương đất nước trải dài ngàn dặm, chứa chan tình yêu thương. Đó là "ngàn dặm mình", "ngàn dặm tình" đối với non nước và xứ Huế quê mẹ thân thương! Câu thơ của người con đất Huế quả là "dịu ngọt"

Với thể thơ năm chữ, giọng thơ lúc mạnh mẽ, lúc tha thiết ngân vang,ngôn ngữ thơ trong sáng và biểu cảm, hàm súc và hình tượng, các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, song hành đối xứng, điệp ngữ... được vận dụng sắc sảo, tài hoa,Thanh Hải đã thể hiện tình yêu mùa xuân gắn liền với tình yêu đất nước, quê hương trong niềm xúc động,chân thành.
bạn ơi đề bài có yêu cầu mỗi phân tích đâu
 

Lam Băng

Học sinh mới
Thành viên
4 Tháng chín 2017
10
5
6
22
Hưng Yên
sự nhận được và cống hiến nữa ah -_-
quên mất @@

Sinh ra trên đời, mỗi người đã được thừa hưởng những thành quả vật chất và tinh thần mà các thế hệ đi trước đã tạo dựng và để lại. Một cách tự nhiên và bằng kết quả lao động của mình, con người được phép thu nhận, sử dụng cho bản thân những sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể, từ cái ăn, cái mặc, phương tiện đi lại đến tri thức khoa học, các hoạt động nghệ thuật, giải trí… Trong thời đại khoa học hiện nay,giới trẻ lại càng được thửa hưởng nhiều những thành quả kĩ thuật tiên tiến
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, vì vậy mà sự cống hiến của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng. Cống hiến là sự hy sinh của bản thân, không màng đến lợi ích cá nhân mà làm việc hết mình vì người khác, vì một tập thể, một cộng đồng. Ta có thể bắt gặp sự cống hiến của thế hệ trẻ ở mọi nơi. Trong thời kỳ kháng chiến, những thế hệ trẻ ấy đã xung phong đi đầu, cống hiến hết mình cho Tổ quốc, bỏ lại cả tuổi thanh xuân, những ước mơ hoài bão cống hiến một phần sức lực nhỏ bé để làm nên chiến thắng cho dân tộc. Không chỉ trong kháng chiến mà khi đã trở về với cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc, họ cũng luôn âm thầm cống hiến cho đất nước. Có thể thấy sự cống hiến của thế hệ trẻ là vô cùng đa dạng. Những học sinh đang ngày đêm miệt mài, say mê học tập để mang lại cho đất nước những tấm huy chương quý giá cũng là một sự cống hiến lớn lao đối với đất nước. Những thanh, thiếu niên ngày ngày tìm tòi, học hỏi, khám phá, sáng tạo những thành tựu mới cũng là một sự cống hiến sâu sắc,… Tất cả những sự cống hiến ấy thật cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc. Việc làm ấy không chỉ giúp thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu rộng, làm nền tảng để bước vào tương lai, thể hiện một phong cách sống cao đẹp mà còn giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định mình trước toàn thế giới. Chính vì những lợi ích to lớn như vậy mà thế hệ trẻ phải biết cách gìn giữ và phát huy hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để giúp đất nước ngày càng phát triển. Song, bên cạnh việc thế hệ trẻ biết cống hiến cho đất nước thì một số bạn trẻ khác lại chỉ biết mưu cầu lợi ích riêng, không biết cống hiến, ta phải lên án những hành động ích kỷ đó và bài trừ nó để xã hội được phát triển tốt hơn. Việc cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước là vô cùng quan trọng và là một hành động cao đẹp. Là học sinh, những thế hệ trẻ của đất nước, tôi cũng như các bạn hãy góp một phần nhỏ bé của mình để cống hiến cho quê hương Việt Nam ngày càng giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc năm Châu như Bác Hồ luôn mong ước.
 
  • Like
Reactions: hanh2002123

Ye Ye

Cây bút Truyện ngắn 2017|Thần tượng văn học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
10 Tháng bảy 2017
2,064
2,347
434
Hà Nam
NEU (Dream)
sự nhận được và cống hiến nữa ah -_-
quên mất @@

Sinh ra trên đời, mỗi người đã được thừa hưởng những thành quả vật chất và tinh thần mà các thế hệ đi trước đã tạo dựng và để lại. Một cách tự nhiên và bằng kết quả lao động của mình, con người được phép thu nhận, sử dụng cho bản thân những sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể, từ cái ăn, cái mặc, phương tiện đi lại đến tri thức khoa học, các hoạt động nghệ thuật, giải trí… Trong thời đại khoa học hiện nay,giới trẻ lại càng được thửa hưởng nhiều những thành quả kĩ thuật tiên tiến
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, vì vậy mà sự cống hiến của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng. Cống hiến là sự hy sinh của bản thân, không màng đến lợi ích cá nhân mà làm việc hết mình vì người khác, vì một tập thể, một cộng đồng. Ta có thể bắt gặp sự cống hiến của thế hệ trẻ ở mọi nơi. Trong thời kỳ kháng chiến, những thế hệ trẻ ấy đã xung phong đi đầu, cống hiến hết mình cho Tổ quốc, bỏ lại cả tuổi thanh xuân, những ước mơ hoài bão cống hiến một phần sức lực nhỏ bé để làm nên chiến thắng cho dân tộc. Không chỉ trong kháng chiến mà khi đã trở về với cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc, họ cũng luôn âm thầm cống hiến cho đất nước. Có thể thấy sự cống hiến của thế hệ trẻ là vô cùng đa dạng. Những học sinh đang ngày đêm miệt mài, say mê học tập để mang lại cho đất nước những tấm huy chương quý giá cũng là một sự cống hiến lớn lao đối với đất nước. Những thanh, thiếu niên ngày ngày tìm tòi, học hỏi, khám phá, sáng tạo những thành tựu mới cũng là một sự cống hiến sâu sắc,… Tất cả những sự cống hiến ấy thật cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc. Việc làm ấy không chỉ giúp thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu rộng, làm nền tảng để bước vào tương lai, thể hiện một phong cách sống cao đẹp mà còn giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định mình trước toàn thế giới. Chính vì những lợi ích to lớn như vậy mà thế hệ trẻ phải biết cách gìn giữ và phát huy hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để giúp đất nước ngày càng phát triển. Song, bên cạnh việc thế hệ trẻ biết cống hiến cho đất nước thì một số bạn trẻ khác lại chỉ biết mưu cầu lợi ích riêng, không biết cống hiến, ta phải lên án những hành động ích kỷ đó và bài trừ nó để xã hội được phát triển tốt hơn. Việc cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước là vô cùng quan trọng và là một hành động cao đẹp. Là học sinh, những thế hệ trẻ của đất nước, tôi cũng như các bạn hãy góp một phần nhỏ bé của mình để cống hiến cho quê hương Việt Nam ngày càng giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc năm Châu như Bác Hồ luôn mong ước.
mình thấy cả bài văn không có sự liên kết
bạn chỉ cần đưa mình dàn ý thôi nhé
 

Lam Băng

Học sinh mới
Thành viên
4 Tháng chín 2017
10
5
6
22
Hưng Yên
ừm...đại khái là như thế này nhé
MB: giới thiệu chung về tác giả tác phẩm (có nhiều cách ah) nhưng theo mình bạn nên tìm cách nào để dễ nói luôn vào vấn đề cần làm ở thân bài
TB:
-Phân tích bài thơ => lm rõ mqh về sự nhận-trao (cái này rõ nhất là ở khổ 4+5)
-> tiểu kết bằng việc tóm tắt lại nội dung nghệ thuật
-Từ mqh về sự nhận-trao trong bài thơ,liên hệ ra sự nhận dc và cống hiên của giới trẻ trong thời đại hnay
KB: tóm lại toàn bộ ah~~
thực ra bài trên kia của mình không liền mạch đâu....nó chỉ là từng phần một thoi...bạn nên tìm 1 câu liên kết nhé ^^
 

hanh2002123

Cựu Phụ trách nhóm Anh | Cựu Mod Văn
Thành viên
3 Tháng một 2015
2,257
2,494
524
21
Bắc Giang
Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
MB. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết trong bài thơ " Một khúc ca xuân" :
"Nếu là con chim, là chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình."
-> Làm nổi bật quan niệm sống về mối quan hệ cho và nhận. Cùng với những suy nghĩ tươi đẹp đó, nhà thơ Thanh Hải cũng .....
TB:
- Phân tích khổ 1+2+3 ( ngắn gọn )
- Trong khổ thơ 4+5 tác giả dần thể hiện rõ hơn về quy luật cho và nhận ( phân tích kĩ )
- Phân tích khổ 6 ( ngắn gọn )
- Mở rộng:
  • Nêu suy nghĩ của em về sự nhận đc và sự cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước hiện nay. ( Tích cực )
+ Suy nghĩ của giới trẻ hiện nay: ...Dẫn chứng thêm câu hát " Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay " để nói về sự cống hiến của thế hệ trẻ ngày nay, tinh thần và sự nhiệt huyết ngày càng sục sôi và tiềm thức cống hiến luôn trỗi dậy :v
+ Hành động cụ thể: Cuộc tổ chức tình nguyện của thành niên, hiến máu tình nguyện, ....
  • Mặc dù vậy không thể phủ nhận còn 1 bộ phận người trẻ không sống tốt và sống một cách cống hiến cho tổ quốc,.... ( Tiêu cực)

 
  • Like
Reactions: Ye Ye and Lam Băng

Lam Băng

Học sinh mới
Thành viên
4 Tháng chín 2017
10
5
6
22
Hưng Yên
MB. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết trong bài thơ " Một khúc ca xuân" :
"Nếu là con chim, là chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình."
-> Làm nổi bật quan niệm sống về mối quan hệ cho và nhận. Cùng với những suy nghĩ tươi đẹp đó, nhà thơ Thanh Hải cũng .....
TB:
- Phân tích khổ 1+2+3 ( ngắn gọn )
- Trong khổ thơ 4+5 tác giả dần thể hiện rõ hơn về quy luật cho và nhận ( phân tích kĩ )
- Phân tích khổ 6 ( ngắn gọn )
- Mở rộng:
  • Nêu suy nghĩ của em về sự nhận đc và sự cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước hiện nay. ( Tích cực )
+ Suy nghĩ của giới trẻ hiện nay: ...Dẫn chứng thêm câu hát " Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay " để nói về sự cống hiến của thế hệ trẻ ngày nay, tinh thần và sự nhiệt huyết ngày càng sục sôi và tiềm thức cống hiến luôn trỗi dậy :v
+ Hành động cụ thể: Cuộc tổ chức tình nguyện của thành niên, hiến máu tình nguyện, ....
  • Mặc dù vậy không thể phủ nhận còn 1 bộ phận người trẻ không sống tốt và sống một cách cống hiến cho tổ quốc,.... ( Tiêu cực)
ừm...mình nghĩ là mở bài như vậy thì người đọc sẽ nghĩ là bài thơ "mùa xuân nho nhỏ"chỉ nói đến mối quan hệ về sự nhận-cho
(vì bạn viết "cùng với những suy nghĩ tươi đẹp đó" mà)
thực ra bài thơ của Thanh Hải còn thể hiện tình yêu vẻ đẹp của quê hương đất nước...cái này rất cần thiết vì nó dc thể hiện rõ ở cả 3 khổ đầu...mà đề bài có 1 ý phân tích bài thơ ah~~
 
  • Like
Reactions: hanh2002123

hanh2002123

Cựu Phụ trách nhóm Anh | Cựu Mod Văn
Thành viên
3 Tháng một 2015
2,257
2,494
524
21
Bắc Giang
Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
ừm...mình nghĩ là mở bài như vậy thì người đọc sẽ nghĩ là bài thơ "mùa xuân nho nhỏ"chỉ nói đến mối quan hệ về sự nhận-cho
(vì bạn viết "cùng với những suy nghĩ tươi đẹp đó" mà)
thực ra bài thơ của Thanh Hải còn thể hiện tình yêu vẻ đẹp của quê hương đất nước...cái này rất cần thiết vì nó dc thể hiện rõ ở cả 3 khổ đầu...mà đề bài có 1 ý phân tích bài thơ ah~~
"Làm nổi bật quan niệm sống về mối quan hệ cho và nhận. Cùng với những suy nghĩ tươi đẹp đó, đến năm 1980, khi đang nằm trên giường bệnh-một hoàn cảnh đặc biệt, nhà thơ Thanh Hải đã sáng tác thành công tác phẩm " Mùa xuân nho nhỏ". Nhưng trong tác phẩm này của nhà thơ Thanh Hải còn đặc biệt nói về hình ảnh quê hương Việt Nam cùng những đặc sản văn hóa đầy giá trị, nhất là về xứ Huế mộng mơ- quê hương của ông ....."
Cảm ơn bạn ^^ Thực ra mình tin ai cũng sẽ luôn chủ động trong bài viết. Văn học mà, mình chỉ đưa ra lời gợi ý để người hỏi có thể tham khảo và có sự liên tưởng cao trong từng bước làm bài. Chúc các bạn buổi tối vui vẻ và đừng thức khuya quá vì mai là ngày khai giảng nhé ! ^^
 
  • Like
Reactions: Ye Ye and Lam Băng

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
- Đặt trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những con tim khối óc thanh niên trẻ Việt Nam là sự cống hiến tận tâm hết mình, cho đi mà không cần nhận lại :" Sống là cho. Chết cũng là cho"
- Liên hê với tình hình hiện nay: Khi tổ quốc gọi tên những thanh niên ....
 
  • Like
Reactions: Ye Ye

ctg357

Học sinh tiến bộ
Thành viên
21 Tháng năm 2017
899
648
154
21
Thái Bình
Vô hạn
Mùa xuân là để tài bất tận của thơ ca. Song, cái cảm nhận về mùa xuân của các nhà thơ theo thời gian có nhiều thay đổi. Đối với Mãn Giác Thiền sư, một cao tăng nổi tiếng thời Lý, mùa xuân mang một tính triết lý sâu sắc:
“Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai”
Còn đối với những nhà thơ trước cách mạng, mùa xuân gợi lên một nét sầu cảm:
“Tôi có chờ đâu, có đợi đâu,
Mang chi xuân đến gợi thêm sầu.” (Chế Lan Viên)
Nhưng đối với nhà thơ Thanh Hải, mùa xuân mang một nét đẹp đáng yêu tươi thắm; gợi lên trong lòng người đọc nhiều hình ảnh rạo rực tươi trẻ. Vì thế, mùa xuân trong thơ của TH là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc. Tất cả đã được thể hiện rõ nét trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, một bài thơ đặc sắc được nhà thơ viết không lâu trước khi qua đời.
Người xưa có câu: “Thi trung hữu họa”. Thơ ca vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp của cuộc sống. Mở đầu bài thơ, TH đã phác họa nên một bức tranh xuân giản dị mà tươi đẹp:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chim mà vang trời”
“Dòng sông xanh” gợi nhắc hình ảnh những khúc sông uốn lượn của dải đất miền Trung quanh co, đó có thể là dòng sông Hương thơ mộng, một vẻ đẹp lắng đọng của xứ Huế mộng mơ.Trên gam màu xanh lơ của dòng sông thơ mộng, nổi bật lên hình ảnh “một bông hoa tím biếc”. Không có màu vàng rực rỡ của hoa mai, cũng không có màu đỏ thắm của hoa đào, mùa xuân của TH mang một sắc thái bình dị với màu tím biếc của bông hoa lục bình. Đây là một hình ảnh mang đậm bản sắc của cố đô Huế. Không biết tự bao giờ màu tím đã trở thành màu sắc đặc trưng của con người và đất trời xứ Huế. Màu tím biếc gợi nhớ hình ảnh những nữ sinh xứ Huế trong những bộ áo dài màu tím dịu dàng thước tha. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, đưa động từ ” mọc” lên đầu câu như một cách để nhấn mạnh vẻ đẹp tươi trẻ, đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Trong bức tranh mùa xuân của TH, không chỉ có hình ảnh , mà còn có âm thanh xao xuyến, ngân nha của con chim chiền chiện. Tiếng chim lảnh lót vang lên làm xao động cả đất trời, làm xao xuyến cả tâm hồn thi sĩ nhạy cảm của nhà thơ. Những từ ngữ cảm thán “ơi, hót chi” đã thể hiện rõ nét cảm xúc của nhà thơ. Mùa xuân của thiên nhiên đã đem đến cho nhà thơ một cảm giác ngây ngất. Mùa xuân ấy không có gì khác lạ, vẫn là một mùa xuân rất giản dị trên quê hương xứ Huế của nhà thơ. Nhưng nhà thơ bỗng nhận ra vẻ đẹp lạ kì của mùa xuân, một vẻ đẹp mà bấy lâu nhà thơ không để ý. Phải chăng vì đây là lần cuối cùng được ngắm nhìn mùa xuân quê hương nên nhà thơ cảm thấy mùa xuân ấy đẹp hơn, tươi sáng hơn ?
Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp giản dị và nên thơ của mùa xuân, nhà thơ bồi hồi xúc động:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng:
“Giọt long lanh” là giọt mưa xuân, giọt nắng vàng hay giọt sương sớm ? Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang. Bằng một cảm nhận tinh tế, nhà thơ đã hình tượng hóa tiếng chim thành một sự vật có hình dáng, đây là một sự sáng tạo rất mới mẻ chỉ có thể có được nhờ tâm hồn nhạy cảm của một thi sĩ. Như vậy, chỉ bằng ba nét vẽ: dòng sông xanh, bông hoa tím và tiếng chim ngân vang khắp đất trời, nhà thơ đã phác họa nên một bức tranh xuân tuyệt đẹp trên cố đô Huế.
Từ vẻ đẹp thanh khiết của mùa xuân thiên nhiên, nhà thơ liên hệ đến mùa xuân của đất nước, mùa xuân của cách mạng:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”
Bốn câu thơ mang cấu trúc song hành thể hiện rõ hai nhiệm vụ của nhân dân: chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và sản xuất làm giàu nước nhà. Hai nhiệm vụ ấy đặt nặng lên vai của người chiến sĩ – “người cầm súng” và người nông dân – “người ra đồng”. Nét đặc sắc của đoạn thơ là việc sáng tạo hình ảnh “lộc”. “Lộc” là chồi non, cành biếc; “lộc” còn tượng trưng cho sự may mắn, niềm an lành trong năm mới. Đối với người chiến sĩ, “lộc” là cành lá ngụy trang che mắt quân thù. Đối với người nông dân, “lộc” là những mầm mạ non trải dài trên đồng ruộng bát ngát, báo hiệu một mùa bội thu. Người chiến sĩ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc sẽ đem về “lộc” là sự an lành niềm vui, niềm tự hào chiến thắng cho dân tộc. Người nông dân gieo trồng lúa trên đồng ruộng sẽ đem về “lộc” là những hạt gạo trắng ngần, những bát cơm ngon ngọt cho đồng bào cả nước. Cả dân tộc bước vào xuân với khí thế khẩn trương và náo nhiệt:
“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…”
Bằng cách sử dụng từ láy “hối hả-xôn xao” cùng với điệp từ, tác giả đã mang đến cho câu thơ một nét rộn ràng, nhộn nhịp. “Hối hả” nghĩa là vội vả, khẩn trương. “Xôn xao” là có nhiều âm thanh trộn lẫn vào nhau, làm cho náo động. Từ những âm thanh xôn xao và sự hối hả của con người, nhà thơ lại suy tư về sự phát triển của đất nước qua bốn ngàn năm lịch sử:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Chặng đường lịch sử của đất nước qua bốn ngàn năm trường tồn đã trải qua biết bao thăng trầm, với bao nhiêu là “vất vả và gian lao”. So sánh đất nước với vì sao sáng, nhà thơ đã thể hiện niềm tự hào đối với đất nước và dân tộc. Sao là nguồn sáng bất diệt, là vẻ đẹp vĩnh hằng trong không gian và thời gian. Ngôi sao sáng đã trở thành vẻ đẹp lộng lẫy trên lá cờ VIệt Nam, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp ngời sáng của con người và đất nước Việt Nam. Đất nước vẫn không ngừng phát triển, vẫn “cứ đi lên phía trước” để sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên thế giới. Đoạn thơ thể hiện ý chí vươn lên không ngừng của con người và dân tộc Việt Nam.
Trong không khí tưng bừng của đất nước vào xuân, nhà thơ cảm nhận được một mùa xuân tươi trẻ, rạo rực trỗi dậy trong tâm hồn. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của sự cống hiến và hòa nhập:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Nhịp thơ dồn dập và điệp từ “ta làm” diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Nhà thơ muốn làm một con chim, muốn làm một nhành hoa thắm trong vườn hoa xuân để dâng tiếng hót tha thiết, để tỏa hương sắc tô điểm cho mùa xuân đất nước. “Nốt trầm” là nốt nhạc tạo nên sự lắng đọng sâu xa trong một bản nhạc. Trong cái không khí tưng bừng của ngày hội mùa xuân, nhà thơ muốn làm một nốt nhạc trầm để góp vào khúc ca xuân của dân tộc một chút vấn vương, xao xuyến. Từ khát vọng hòa nhập, nhà thơ thể hiện rõ hơn khát vọng cống hiến của mình ở những câu thơ tiếp theo:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
“Mùa xuân nho nhỏ” là cách nói ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ. Mỗi con người đều có thể góp một phần công sức của mình như “một mùa xuân nho nhỏ” để tô hương thêm sắc cho quê hương đất nước. “Dâng” là một hành động cống hiến, cho đi mà không dòi hỏi sự đền đáp. Phép đảo ngữ nhằm nhấn mạnh khát vọng cống hiến chân thành của nhà thơ. Nhà thơ muốn góp công sức của mình trong công cuộc xây dựng đất nước nhưng chỉ với một thái độ hết sức khiêm tốn, không khoa trương mà chỉ “lặng lẽ”, âm thầm nhưng lại là toàn tâm toàn ý, như nhà thơ Tố Hữu đã khẳng định:
“Lẽ nào cho vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhân riêng mình.”
Điệp từ “dù là” được điệp lại hai lần thể hiện rõ sự tự tin, bất chấp thời gian và tuổi tác của nhà thơ. Qua khổ thơ, nhà thơ đã nhấn mạnh một ý nghĩa hết sức sâu sắc: nhiệm vụ cống hiến xây dựng đất nước là của mọi người và là mãi mãi. Không ai là không có nghĩa vụ xây dựng đất nước, và nghĩa vụ ấy kéo dài cả một đời người, từ tuổi đôi mươi cho đến khi đầu đã điểm bạc theo năm tháng. Đây là lời kêu gọi mọi người cùng chung vai gánh vác công việc xây dựng và phát triển đất nước, để đất nước có thể vững vàng mà tiếp tục “đi lên phía trước”.
Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương nhà thơ ban tặng cho đất nước và dân tộc, như một sự hiến dâng cuối cùng cho quê hương đất nước:
“Mùa xuân-ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”
Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, TH muốn hát lại hai làn điệu dân ca quen thuộc của quê hương xứ Huế. Có lẽ trong những ngày tháng nằm trên giường bệnh, khi bị tử thần rình rập, nhà thơ lại thấy quê hương của mình đẹp hơn, bản sắc quê hương mình cũng đáng tự hào hơn. Đây cũng là cách để nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương, nguồn cội. Đoạn thơ cho ta thấy rõ nhà thơ rất yêu mến quê hương thơ mộng của mình, có lẽ cũng từ đó mà nhà thơ có thể mở rộng tình cảm để yêu mến đất nước, mới có thể cống hiến cả cuộc đời cho nước nhà. Bởi lẽ, chỉ có những người biết yêu thương quê hương xóm làng thì mới có thể mở rộng lòng mình để yêu mến đất nước dân tộc.
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết theo thể thơ năm tiếng, với cấu trúc gồm bảy khổ, mỗi khổ từ bốn đến sáu câu. Những hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, biện pháp nhân hóa, điệp ngữ và những từ ngữ tượng hình được sử dụng thành công đã tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. Qua đó, ta có thể cảm nhận được cái thi vị trong hồn thơ TH.
Tình yêu thiên nhiên, sự xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân cách mạng và khát vọng cống hiến đã được TH gửi gắm qua bài thơ “mùa xuân nho nhỏ”. Tuy là tác phẩm được viết không lâu trước khi nhà thơ qua đời nhưng bài thơ vẫn để lại trong lòng bao thế hệ bạn đọc những cảm xúc sâu lắng khó phai mờ. Và, Bài thơ vẫn sẽ tiếp tục trường tồn cùng với những bước đi lên của đất nước, gợi nhắc cho những thế hệ trẻ một cách sống đẹp: góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc, để đất nước ta sẽ mãi tươi đẹp như trong tiết xuân. Thế mới biết, cuộc đời của con người thì có hạn những những giá trị tinh thần mà con người để lại cho đời sau thì có giá trí vĩnh hằng.
Nguồn: Internet
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Bé Thiên Bình

Ye Ye

Cây bút Truyện ngắn 2017|Thần tượng văn học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
10 Tháng bảy 2017
2,064
2,347
434
Hà Nam
NEU (Dream)
"Làm nổi bật quan niệm sống về mối quan hệ cho và nhận. Cùng với những suy nghĩ tươi đẹp đó, đến năm 1980, khi đang nằm trên giường bệnh-một hoàn cảnh đặc biệt, nhà thơ Thanh Hải đã sáng tác thành công tác phẩm " Mùa xuân nho nhỏ". Nhưng trong tác phẩm này của nhà thơ Thanh Hải còn đặc biệt nói về hình ảnh quê hương Việt Nam cùng những đặc sản văn hóa đầy giá trị, nhất là về xứ Huế mộng mơ- quê hương của ông ....."
Cảm ơn bạn ^^ Thực ra mình tin ai cũng sẽ luôn chủ động trong bài viết. Văn học mà, mình chỉ đưa ra lời gợi ý để người hỏi có thể tham khảo và có sự liên tưởng cao trong từng bước làm bài. Chúc các bạn buổi tối vui vẻ và đừng thức khuya quá vì mai là ngày khai giảng nhé ! ^^
chị ơi, nhận gì và trao gì ạ?
Em k biết là nhận gì luôn
Tác giả í ạ, thanh Hải nhận đc j và trao gì
 

hanh2002123

Cựu Phụ trách nhóm Anh | Cựu Mod Văn
Thành viên
3 Tháng một 2015
2,257
2,494
524
21
Bắc Giang
Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
Các ý của chị rời rạc lắm, em lọc ra nhé. :p
Cho:
-Thanh Hải dù đến cuối đời vẫn nghĩ đến việc đóng góp, cống hiến cho tổ quốc. Sự cống hiến của ông không phô trương mà âm thầm lặng lẽ qua những chi tiết ông muốn làm con chim, cành hoa, nốt trầm xao xuyến.
- Con chim mang lại tiếng hót hay, cành hoa mang lại sự tươi đẹp, nốt trầm xao xuyến là trí tuệ của con người. Ước nguyện hòa
Nhận:
- Lòng tự hào về đất nước tươi đẹp
- Lòng tự hào vì sự cống hiến của những con người chăng ?
Tí chị sửa lại vài chỗ nhé, chị đang bận xíu em ^^
 
Top Bottom