Sinh [Sinh 12] Bài tập DNA

T

tinh_nhi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phân tử ADN chứa toàn N15 có đánh dấu phóng xạ được tái bản 4 lần trong môi trường có chứa N14 số phân tử ADN còn chứa N15 chiếm tỉ lệ .
a. 25%
b. 6.25%
c. 50%
d. 12.5%
:confused::confused:Bài tập này trong đề thi thử ngày 1/3/2012 ,nhờ các anh chị và các bạn giúp đở .
 
H

hocmai.sinhhoc

Bài tập về nhân đôi ADN

Phân tử ADN chứa toàn N15 có đánh dấu phóng xạ được tái bản 4 lần trong môi trường có chứa N14 số phân tử ADN còn chứa N15 chiếm tỉ lệ .
a. 25%
b. 6.25%
c. 50%
d. 12.5%
Chào em!

Ở đây em cần chú ý! Phân tử ADN chứa tonaf N15 là phân tử ADN gốc ban đầu, nó gồm 2 mạch.
Khi ADN này tái bản 4 lần trong môi trường N14 thì sẽ tạo ra 2^4 = 16 ADN.
Trong đó số tế bào có chứa N15 ban đầu là 2 (ADN nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo toàn.
Vậy số phân tử chứa N15 = 2/16 = 12,5%
Chúc em học tốt
 

minh khánh

Học sinh mới
Thành viên
25 Tháng bảy 2017
1
0
1
23
Bình Thuận
làm sao để làm mấy bài đánh dấu phóng xạ như nàt ạ, ai có thể cho e phương php làm chung được ko ạ
 

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
làm sao để làm mấy bài đánh dấu phóng xạ như nàt ạ, ai có thể cho e phương php làm chung được ko ạ
- Phân tử AND có 2 mạch, theo nguyên tắc bảo toàn mỗi phân tử AND con sẽ có 1 mạch gốc của phân tử ADN ban đầu, 1 mạch mới hoàn toàn
=> trong tất cả các phân tử ADN con tạo thành qua n lần nhân đôi luôn có 2 phân tử ADN chứa mạch gốc của ADN mẹ, ( mang phóng xạ trong môi trường ban đầu)
P/s: lần sau nếu có thắc mắc bạn nên lập topic, tránh lặp lại trường hợp này, đây là lỗi đào mộ bài viết;)
 

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
23
làm sao để làm mấy bài đánh dấu phóng xạ như nàt ạ, ai có thể cho e phương php làm chung được ko ạ
Những bài toán đánh dấu phóng xạ sẽ thường có dạng câu hỏi là tìm số DNA, số mạch đơn của gen chứa các đồng vị phóng xạ đó :v
Thực chất thì dạng bài này không khó lắm đâu, bạn chỉ cần hiểu rõ bản chất, hoạt động của các lần nhân đôi DNA là sẽ tự ra được kết quả mà.
Gọi số DNA ban đầu là x.
Nếu đề bài chỉ cho là DNA chuyển từ môi trường 1 sang môi trường 2 và nhân đôi k lần ở đó, thì số mạch đơn chứa phóng xạ MT 1 = 2x = Số DNA chứa phóng xạ MT1. Để tính xác suất thì bạn cứ lấy số DNA/ mạch đơn trên chia cho tổng số DNA/ mạch đơn được tạo ra thôi.
Nếu đề bài cho chuyển 2 lần: MT1 --> MT2 --> MT1 thì đề bài thường hỏi kết quả ở MT cuối cùng. Đầu tiên ta tính số mạch đơn được tạo ra trong MT2 = 2x * [tex]2^{k}[/tex] - 2x = a
Khi quay lại MT1, số mạch đơn chứa phóng xạ MT 2 là a. Nếu chỉ qua 1 lần nhân đôi ở MT1 lúc này thì sẽ có 2 loại DNA: Loại chỉ có phóng xạ MT1, loại có phóng xa 2MT. Số DNA chỉ có phóng xạ 1 = 2x. Nếu sau nhiều lần nhân đôi thì số DNA có phóng xạ MT2 giữ nguyên và còn lại là DNA phóng xạ 1.
---
...Hình như hơi khó hiểu nhì :v Mình thực sự ko biết cách diễn đạt cho lắm. Còn về nguyên nhân tại sao có các CT này thì @Ng.Klinh đã giải thích như trên rồi :v
 
  • Like
Reactions: Shmily Karry's
Top Bottom