Văn Luyện tập phép điệp, phép đối

Hoa Tử Anh

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng tư 2017
66
31
56
Khánh Hòa
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bạn nào có đề đọc hiểu ngữ văn 10 hk2 thì chia sẻ mình với nha. Như là xác định thể thơ, phong cách nghệ thuật, biện pháp tu từ,....Chủ yếu là về phép điệp, phép đối, mình đang yếu khoảng này mà sắp thi học kì rồi.:( Cảm ơn mọi người nhiều! :D
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
bạn nào có đề đọc hiểu ngữ văn 10 hk2 thì chia sẻ mình với nha. Như là xác định thể thơ, phong cách nghệ thuật, biện pháp tu từ,....Chủ yếu là về phép điệp, phép đối, mình đang yếu khoảng này mà sắp thi học kì rồi.:( Cảm ơn mọi người nhiều! :D
E thông cảm vì đến hôm nay chị mới nhận đc bài viết của e ^^
E tham khảo ^^
Đề 1. Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ,
Tam Ngô, Bách Việt.
Nơi có người đi,
Đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Bèn giữa dòng chừ buông chèo,
Học Tử Trường chừ thú tiêu dao.
Qua cửa Đại Than,
Ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng,
Thuyền bơi một chiều.
Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu.
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô.
Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.
(Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục – 2006, tr.6)
1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Thuộc thể loại nào? Giới thiệu vài nét về
tác phẩm đó.
2. Nêu chủ đề của văn bản.
3. “Khách” trong cuộc dạo chơi hiện lên trong văn bản là ai? Mục đích dạo chơi của
“khách” là gì?
4. “Khách” đã dạo chơi những nơi nào?
5. Cảm xúc của “khách” trước khung cảnh thiên nhiên trên sông Bạch Đằng được thể
hiện như thế nào trong phần in đậm?
6. Viết một đoạn văn ngắn (10-12 câu), nêu cảm nhận của anh/ chị về niềm tự hào dân
tộc của Trương Hán Siêu được thể hiện trong văn bản.
GỢI Ý LÀM BÀI
1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
Tác phẩm thuộc thể loại phú (phú cổ thể). Phú là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần


và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời... Một bài phú
gồm có 4 đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết.
2. Tráng chí bốn phương của nhân vật “khách”
3.
- “Khách” trong văn bản là sự phân thân của tác giả.
- Mục đích dạo chơi: để thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên, nghiên cứu cảnh trí đất
nước, bồi bổ tri thức.
4. “Khách” đã dạo chơi: từ Trung Hoa đến Việt Nam:
- Những chuyến phiêu lưu trong tưởng tượng, những không gian rộng lớn như: lướt bể
chơi trăng, sông hồ (Cửu Giang, Ngũ Hồ), những vùng đất nổi tiếng (Tam Ngô, Bách
Việt, Vân Mộng…): thỏa chí tiêu dao, mãn nguyện khát khao tìm hiểu, bồi bổ tri thức.
- Những thắng cảnh của đất nước: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng: trở
về cội nguồn lịch sử.
5.
- Có khi tráng chí cất cánh cùng thiên nhiên để vui trước cảnh sông nước hùng vĩ, thơ
mộng.
- Có khi lòng “khách” lắng vào cảnh vật ảm đạm, hắt hiu để buồn, nuối tiếc trước chiến
trường oanh liệt một thời, nay trơ trọi, hoang vu.
6. Hình thức: 1 đoạn (10 – 12 câu)
Nội dung:
- Tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên
- Tự hào về dòng sông đã từng ghi bao chiến tích.
 
  • Like
Reactions: Hoa Tử Anh
Top Bottom