Sử CLB Tranh luận - Cuộc chiến tranh hạng

T

trucphuong02

Theo em cho dù việc ném bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật đã góp phần cho việc kết thúc chiến tranh nhưng việc đó vẫn cũng là một hành động rất tàn ác. Việc ném bom xuống đã giết chết hơn hàng chục ngàn người mà những người đó là thường dân!!! Họ đâu có tội, họ cũng đâu có muốn chiến tranh đâu ạ?? Hơn nữa, họ cũng đâu tham chiến để chống lại Hoa Kì đâu?? Mà nếu bắt buộc phải ném bom nguyên tử để bắt Nhật đầu hàng kết thúc chiến tranh thì chỉ cần 1 trái là được rồi, cần gì phải ném tới cả 2 trái lận ạ??

Nhật Bản đã sẵn sàng đầu hàng Đồng Minh nhiều tháng trước khi xảy ra hai vụ ném bom nguyên tử ghê tởm xuống Hiroshima và Nagasaki, thế nhưng cuộc thả bom vẫn được thực hiện.
Việc Liên Xô chính thức tham chiến ở mặt trận Đông Bắc Á thậm chí còn khiến Tokyo sốc hơn cả khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima 2 ngày trước đó. Cho tới lúc đó, Nhật Bản vẫn hy vọng Liên Xô sẽ đóng vai trò trung gian trong đàm phán kết thúc chiến tranh, như nhà sử học Tsuyoshi Hasegawa có viết trong cuốn sách ‘Racing the Enemy: “Thực ra, không phải vụ tấn công bom nguyên tử mà chính việc Liên Xô tấn công đã thuyết phục các nhà lãnh đạo Nhật Bản nhanh chóng quyết định chấm dứt chiến tranh”. Tuy nhiên, Mỹ đã tảng lờ ý định này của Nhật Bản chỉ vì họ cần thể hiện sức mạnh chiến lược.

Peter Kuznick, một giáo sư lịch sử tại Đại học Hoa Kỳ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Asahi Shimbun: “Nếu bạn biết người Nhật Bản đang cố gắng để đầu hàng và tìm kiếm điều kiện đầu hàng ổn thỏa hơn, tại sao bạn lại thả quả bom nguyên tử?”

ST
 
Last edited by a moderator:
T

trucphuong02

[YOUTUBE]tDnW5vp_auY[/YOUTUBE]​

Hiroshima-Nagasaki: August 1945 (documentary, made in 1970)​
 
T

trucphuong02

Vào năm 1945, Hiroshima, Nhật Bản, là một thành phố gồm khoảng 350.000 dân phần lớn không bị xâm hại bởi cuộc chiến.

Vụ nổ khủng khiếp lập tức phá hủy phần lớn thành phố và cướp đi khoảng 45.000 sinh mạng; ước tính 19.000 người khác tử vong do phơi xạ hoặc do những hiệu ứng trực tiếp khác trong vòng bốn tháng sau đó.

Dưới mặt đất, quang cảnh trông khủng khiếp chứ không hề ngoạn mục. “Trong những đợt sóng sau đó [sau vụ nổ ban đầu] xác người bị nén ép khủng khiếp, đến mức nội tạng của họ bị đứt vỡ hết,” một phóng viên viết cho tạp chí LIFE. “Sau đó vụ nổ ném những cái xác gãy vụn ở tốc độ 500 đến 1000 dặm/giờ trong không khí đang bùng cháy và chứa đầy mảnh vụn. Trên thực tế, mọi người bên trong bán kính 6500 foot đều thiệt mạng hoặc bị thương tích nghiêm trọng và mọi công trình đều sụp đổ hoặc chỉ còn trơ giàn khung.”


________________________________________________________________
 
K

kudoshizuka

ns là có công vs đáng trách thì cái nào hơn
...........
công hay tội
Chị nghĩ dù góp phần kêt thúc chiến tranh nhưng tội ác tày trời của Hoa Kỳ là ko thể tha đc.
''Người Hiroshima tìm tới sông Ota để uống nước. Trên bờ sông ngập xác người chết. Tôi trở lại doanh trại và thấy vô số người nằm la liệt trên mặt đất. Thấy tôi tới, họ khóc và đòi uống nước nhưng một sĩ quan nói không nên cho họ uống nước vì họ sẽ chết ngay lập tức sau khi uống. Trong doanh trại có một cái hồ nhỏ. Trên mặt hồ là vô số xác người bị cháy đen. Cảnh tượng không khác gì một cơn ác mộng.'' theo như một người còn sống sót kể lại thì cảnh tượng ấy thật kinh khủng. Hoa kì thật tàn nhẫn
 
C

cabua266

Thông báo kết thúc tranh hạng ở đây :3
Mọi thông tin tranh hạng này ̣c cabua post ở TOpic CLB Tranh luận - Lịch sử tranh ḥang
 
C

cabua266

Chiến đấu mập búa - Võ đang Ngọc Sang Nam
------------------------------------------------------
Cá búa xác chết 5đ
Viết đọan văn tóm tắt khơĩ nghĩa Lam Sơn
 
K

kudoshizuka

Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.
Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427). Trong giai đoạn đầu,cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường phải hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh, mặc dù vẫn có những trận họ đánh thắng quân Minh và họ cũng từng đánh bại được quân Ai Lao cấu kết với quân Minh. Quân khởi nghĩa bắt đầu giành thế thắng khi Lê Lợi tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Họ đạt được nhiều thắng lợi to lớn, đỉnh điểm là đại thắng ở Tân Bình, Thuận Hóa. Cuối cùng, vào năm 1426, giữa lúc quân khởi nghĩa đang trên đà thắng lợi và tiếng tăm của Lê Lợi lên cao, quân khởi nghĩa tiến đánh thành Đông Quan, và đánh tan nát quân Minh trong trận Tốt Động-Chúc Động. Bước sang năm 1427, nghĩa quân đập tan tác 10 vạn viện binh của đối phương trong trận Chi Lăng - Xương Giang, giết chết viên chỉ huy quân Minh là Liễu Thăng. Họ thu được nhiều chiến mã, lại còn bắt sống và tiêu diệt được nhiều tướng Minh. Cuối cùng, người Minh phải giảng hòa và thoái binh về nước, khiến cho nước Đại Việt không còn một mống quân xâm lăng. Một văn thần trong quân khởi nghĩa là Nguyễn Trãi thừa lệnh của Lê Lợi đã viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc biết về chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.
Sau chiến thắng, với một nước Đại Việt độc lập tự chủ như xưa, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, tức là vua Lê Thái Tổ (1428).

P/s :Chiến đấu mập búa - Võ đang Ngọc Sang Nam ....chị ko hiểu câu này ....
 
N

ngocsangnam12

Tóm tắt Khởi nghĩa Lam Sơn của em rất ngắn-nhanh và rất khó hiểu :p:
Chủ yếu Khởi nghĩa Lam Sơn<1418-1427> bao gồm 3 giai đoạn chính:
- Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa <1418-1425>
+ Lúc này ta đang gặp khó khăn. Chỉ có khoảng 2000 người, lương thực thiếu và chỉ thắng được các trận nhỏ. Vì vậy nên thường bị quân Minh vây đánh nên phải rút lên núi Chí Linh.
+ Vào năm 1423, khi lực lượng được củng cố lại bị quân Minh bắt đi sứ giả ~> đã tuyệt giao cắt đứt với họ.
+ Trước tình thế hiểm nghèo vào năm 1422(số đẹp ;) ), Lê Lợi đã xin giảng hòa.
+ Năm 1424, Lê Lợi đã quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ An (tự hào là dân Nghệ An).
+ Vào cuối năm 1425, quân ta đã đánh thắng quân Minh ~> Lê Lợi làm chủ đất đai từ Thanh Hóa trở vào Tân Bình.
- Tiến công ra Bắc <1425-1427>
+ Tháng 9 năm 1426, Lê Lợi chia quân thành 3 cánh Bắc tiến ra đánh Đông Quan.
+ Tại Vân Nam, Mộc Thạch đã được chỉ điều số quân khá lớn và được Vương Thông, Mã Anh ra tiếp viện rồi chia cho Phương Chính và Mã Kỳ ra chặn đánh nghĩa quân Lam Sơn.
+ Biết tin, 2 tướng của nghĩa quân Lam Sơn dụ Vương Thông vào ổ mai phục ~> Quân Vương Thông thua to.
+ Lê Lợi biết tin sai quân bao vây thành Đông Quan.
- Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang<1427>
+Cuối năm 1427, vua nhà Minh điều viện binh đi cứu Vương Thông, sai Liễu Thăng kéo quân từ Vân Nam kéo sang.
+Lê Lợi đã điều viện binh lên chặn đánh trước.
+Tướng trẫn giữ biên giới-Trần Lựu liên tục giả thua rồi dùng kế "Dương Đông Kích Tây" dụ bọn đó về Ải Lưu rồi lại về Chi Lăng.
+Trần Lựu lại thua ~.~ . Liễu Thăng đắc thắng, mang 100 quân kị đi trước.
+Ngày 20 tháng 9<cùng năm>, Liêu Thăng bị phục kích.
+ Các tướng thừa dịp xông lên đánh, hơn 1 nghìn quân bị chết, người bị bắt và cũng có người tự vẫn. Quân Minh còn lại Hoàng Phúc. Thôi Tụ cố kéo về thành Xương Giang nhưng khi đến mới biết thành đã bị hạ.
+ Khi nghe tin Liễu Thăng chết, quân Minh xin giảng hòa và từ đó chiến tranh kết thúc < và sẽ có chiến tranh khác nữa>
 
C

cabua266

CUỘC CHIẾN TRANH
MANH vs TRUCPHUONG
---------
Phòng: 1 vs 1
Đề : Dạng câu hỏi
Cược :: Điểm
--------
Đề :
Bạn nghĩ sao về nhà Hồ ****************************???
 
M

manh550

Hôm nay làm luật sư bào chữa cho Nhà Hồ vậy nhưng mình chả thích ông Hồ Qúy Ly tí nào cả
__________________________________________________________
 
T

trucphuong02

Nhà Hồ là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam kéo dài 7 năm từ năm 1400 (Hồ Qúy Ly lên ngôi) đến năm 1407 (khi Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt). Hồ Qúy Ly bị buộc tội "bất trung" với vua theo góc độ của Nho giáo. Ông đã bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ.
 
M

manh550

Thành tựu của ông là:
Về mặt kinh tế, cải cách quan trọng nhất của Hồ Quý Ly là phép hạn điền, hạn nô, phát hành tiền giấy, và đổi mới chế độ thuế khoá. Ðó là những cải cách tiến bộ nhằm tước giảm thế lực của bọn quý tộc Trần, giải quyết tình trạng kiệt quệ tài chính của triều đình. Theo phép hạn điền trừ Ðại Vương và trưởng công chúa, mỗi chủ đất chỉ được giữ 10 năm trở xuống, sổ sách phải sung công, nghĩa là khôi phục chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Ai có tội được phép lấy ruộng mà chuộc tội.

Về văn hoá xã hội, Hồ Quý Ly phản đối học sáo rỗng, nhắm mắt học vẹt lời nói của cổ nhân để xét việc trước mắt. Năm Nhâm Thân (1392), Quý Ly soạn sách “Minh Ðạo” gồm 14 thiên đưa ra những kiến giải xác đáng về Khổng Tử và những nghi vấn có căn cứ về sách “Luận ngữ”, một trong những tác phẩm kinh điển của nho gia.

Hồ Quý Ly cũng có hoài bão xây dựng một nền văn hoá dân tộc. Ông trọng dụng chữ Nôm, dịch Kinh Thi ra nôm để dạy hậu phi và cung nữ. Ông còn quan tâm đến việc mở thêm trường học ở các lộ phủ Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Ðông và định lại phép thi cho có quy củ.

Về mặt xã hội, Hồ Quý Ly mở “Quảng Tế Thư” một loại bệnh viện công, chữa bệnh bằng châm cứu và lập một kho bán thóc rẻ cho người nghèo. Việc ông cho ban hành cân, thước, đấu, nhưng để thống nhất đo lường cũng làm tăng thêm giá trị văn minh của đời sống xã hội.

Hồ Quý Ly đã thực hiện những cuộc cải cách ấy với một quyết tâm cao, một tài năng xuất chúng và một bản lĩnh phi thường. Và dù những cải cách đó có ý nghĩa tích cực, nhưng nhìn chung toàn bộ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và những đòi hỏi cấp thiết của dân tộc.
 
T

trucphuong02

Ông có một số cải cách tốt nhưng không được nhân dân ủng hộ và cũng đã phạm một số sai lầm gây mất lòng dân .
 
M

manh550

uk, cải cách của ông rất tốt đặc biệt trong văn hóa(soạn sách Ming Đạo), sản xuất tiền giấy-đặt nền móng cho tiền giấy sau này,...
 
C

cabua266

Hình như trć lúc HồQuý Li lên ngôi nć ta cx đang hỗn loạn rồi :v
Việc lật để nhà vua là điều tất yếu
 
C

cabua266

Cải cách rất tốt bn manh :3
Tốt đến nỗi mà dân phải ghét , giặc chiếm đất nć như chơi :D
 
T

trucphuong02

Việc ông dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa cũng cho thấy một phần biểu hiện của sự mất lòng dân ở vùng căn bản Bắc Bộ. Việc nhà Hồ thất ại trong việc kháng chiến chống Minh là vì trong nước không được lòng dân, ngoài nước thì không có liên Minh.
 
Top Bottom