CLB DỊCH - Tài liệu CLB

C

cabua266

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là TOPIC "TÀI LIỆU CLB DỊCH TIẾNG ANH", mỗi mem trong CLB có thể đăng bài vào topic này vào thứ 2 vs thứ 4. Các mem chú ý một số điều sau :
1. Đăng bài có liên quan đến :
a, Kĩ năng dịch:
eg : Cách khắc phụ phần dịch tiếng anh , một số lỗi cần chú ý khi dịch tiếng anh ,..
b, Từ vựng:
Khi đăng từ vựng, mem đăng 5 ->10 từ mới kèm theo một số hình ảnh hay video minh họa về nghĩa hoặc một số ví dụ sử dụng t`ư vựng
c, Câu nói hoặc tranh ảnh có phần dịch sai về nghĩa của người Việt.
Khi đăng bài có liên quan đến phần này thì đăng ít nhất 5 tranh hoặc 4->6 câu nói
2. Mem vào không đăng 1 bài vào topic này khi đến thứ 2 , thứ 4 thì -đ . Ngoài mem xin phép không đăng vì bận gì đó
3. Kết thúc hoạt động, BTC tìm và chọn ra 5 bài đăng hay vs sáng tạo nhất để +10đ cho người đó . :D
 
Last edited by a moderator:
Q

quangkhai2811

Bây giờ em đăng cho ngày mai luôn nha.
I. Lưu ý khi dịch tiếng Anh: Không nên dịch tên riêng của cửa tiệm, nhà hàng,... ra từ tiếng Việt.
E.g: I work in "Eagle Store" (Tôi làm việc tại cửa hàng Eagle)
II. SUBJECT : COUNTRIES (CHỦ ĐỀ: CÁC QUỐC GIA)
1.
+Name: Russia (Liên bang Nga)
+Position of Area (big to small): First (thứ nhất)
+Place: Northern Asia (Bắc Á)
+Language: Russian (tiếng Nga)
+National Flag:
nga.jpg

2.
+Name: Canada (Ca - na - đa)
+Position of Area (big to small): Second (thứ 2)
+Place: Northern America (Bắc Mĩ)
+Language: English and French (tiếng Anh và tiếng Pháp)
+National Flag:
C%E1%BB%9C%20CANADA_419.png

3.
+Name: The United States of America (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ)
+Position of Area (big to small): Third (thứ 3)
+Language: English (tiếng Anh)
+Place: Northern America (Bắc Mĩ)
+National Flag:
Ens5.jpg

4.
+Name: China (Trung Quốc)
+Position of Area (big to small): Fourth (thứ tư)
+Language: Chinese (tiếng Hoa)
+Place: East Asia (Đông Á) and Central Asia (Trung Á) (phía Đông TQ thuộc Đông Á còn phía Tây thuộc Trung Á)
+National Flag:
guoqi.gif

5.
+Name: Brazil (Bra-zin)
+Position of Area (big to small): Fifth (thứ 5)
+Language: Portuguese (tiếng Bồ Đào Nha)
+Place: South America (Nam Mĩ)
+National Flag:
214px-Flag_of_Brazil.svg.png

6.
+Name: Australia (Úc)
+Position of Area (big to small): Sixth (thứ 6)
+Language: English (tiếng Anh)
+Place: Australasia (Đây là 1 trong 4 khu vực được các nhà khoa học chia châu đại dương: Australasia, Melanesia, Micronesia, Polynesia vì đây cũng không phải topic địa lí nên mình không nói gì thêm)
+National Flag:
uc-tang-so-luong-visa-nhap-cu-dien-co-trinh-do-va-bao-lanh.jpg

Dịch mẫu đơn:
+Tên:
+Thứ tự diện tích:
+Ngôn ngữ:
+Vị trí:
+Quốc kỳ:
Mình chỉ nhớ và biết thứ tự diện tích đến đây thôi. Thông cảm nha


Nhận xét:
- Trình bày ok, về việc hình ảnh minh họa tốt.
- Bài viết hữu ích.
- Chủ đề của bài viết còn đơn điệu, cần đa dạng hơn.
- Cần phát huy tính sáng tạo hơn.
~~@@: trang.bui35
 
Last edited by a moderator:
T

trucphuong02

SUBJECT: SOCIAL ISSUES(CHỦ ĐỀ: CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI)​

I> POVERTY (Cảnh nghèo đói)
doi-171014-1413535604962.jpg

images734292_Me_con_chi_Ly_Thi_Chu_trong_can_nh__vach_liep_ban_Xi_Co.JPG


* Amount of people: more than 2.9 billion people – nearly half of the world’s population
~> Dịch: tổng số người nghèo đói: hơn 2.9 tỉ người - gần nửa dân số trên thế giới)
* The number of people die because of poverty: Nearly 22,000 children die each day due to poverty
~> Số người chết vì nghèo đói: gần 22,000 trẻ am chết vì nghèo đói mỗi ngày)
* Five poorest countries in the world: India(33%); China (13%); Nigeria (7%); Bangladesh (6%); The Democratic Republic of Congo (5%).
~> 5 quốc gia nghèo nhất trên thế giới: Ấn Độ (chiếm 33% người nghèo trên thế giới), Trung Quốc (13%), Nigeria (7%), Bangladesh (6%) và Cộng hòa Dân chủ Congo (5%).

II> HOMELESSNESS (tình trạng vô gia cư)
vogiacu2.jpg

homeless.jpg


* Amount of people: about 100 million people in the world are homeless
~> Trên thế giới có khoảng 100 triệu người là người vô gia cư
* 5 countries with the highest homeless: Iraq; Southern Sudan; The Democratic Republic of Congo and Nigeria
~> 5 nước có số người vô gia cư đông nhất: I-rắc, Xy-ri, Nam Xu-đăng, Nước Cộng hoà Dân chủ Công-gô và Ni-giê-ri-a.

III> CORRUPTION (tình trạng tham nhũng)
Corruption.jpg

thamnhung-22.6.jpg


* 5 countries with the most corrupt state in the world: Somalia; Democratic People's Republic of Korea; Afghanistan; Sudan; Libya

IV> RACISM (Phân biệt chủng tộc)
111-0559.jpg

5-987e5.jpg


V> HUMAN TRAFFICKING
coimat.jpg

10-04-52_anh-bai-chinh.jpg


* Amount of people: Each year about 17,500 individuals are brought into the United States, they are victims of human trafficking.
~> Hằng năm có khoảng 17,500 cá nhân được đưa về Hoa Kỳ. Những cá nhân đó là nân nhân của nạn buôn người
* Criminals could earn $10 billion each year from vectors of human trafficking.
~> Bọn tội phạm có thể kiếm được 10 tỷ USD mỗi năm từ vệc mua bán người.

:-S:-S :-S:-S


Nhận xét:
- Bài viết có tính sáng tạo, chủ đề và hình ảnh đa dạng, trình bày đẹp.
- Tuy nhiên chưa thể hiện rõ bài viết nằm trong phần nào của BTC yêu cầu.
- Có lẽ trong phần từ vựng nhỉ, như thế thì nên đưa ra từ vựng chứ không nên dịch cả câu nhé em. :)
~~@@: trang.bui35
 
Last edited by a moderator:
P

pinkylun

I. LƯU Ý KHI DỊCH TIẾNG ANH:

Vì tiếng anh chỉ có cách xưng hô với nhau là I (tôi) và You (bạn) nên khi dịch sang Tiếng Việt ta chú ý đến phần dịch xưng hô cho đúng nhé :D ;)

E.x: The boy asked his father: Can I go to swim in the evening?

==> Cậu bé hỏi bố của cậu: Con có thể đi bơi vào chiều nay không ạ?

II. USED TO, BE USED TO AND GET USED TO:

1. Be used to: Đã quen với

Be used to + cụm danh từ hoặc verb-ing (trong cấu trúc này, used là 1 tính từ và to là 1

giới từ).

You are used to do something, nghĩa là bạn đã từng làm việc gì đó rất nhiều lần hoặc đã

có kinh nghiệm với việc đó rồi, vì vậy nó không còn lạ lẫm, mới lạ hay khó khăn gì với bạn

nữa.
~> are used to DOING...
Ex:

- He didn’t complain about the noise nextdoor. He was used to it.

(Anh ta không than phiền về tiếng ồn bên nhà hàng xóm nữa. Anh ta đã quen với nó rồi).

Nghĩa ngược lại của be used to la be NOT used to: không quen với, chưa quen với

Ex:

I am not used to the new system in the factory yet.
(Tôi vẫn chưa quen với hệ thống mới ở nhà máy).

2. Get used to: Dần quen với

Get used to + cụm danh từ hoặc verb-ing (trong cấu trúc này, used là 1 tính từ và to là 1 giới từ)

You are used to something, nghĩa là bạn đang trở nên quen với việc đó. Đây là một quá

trình của việc dần trở nên quen với việc gì đó.

Ex:

- After a while he didn’t mind the noise in the office, he got used to it.

(Sau một thời gian không để ý đến tiếng ồn trong văn phòng thì anh ta quen dần với nó.)

3. Used to: Đã từng, từng

Used to + verb chỉ một thói quen hay một tình trạng ở quá khứ. Nó thường chỉ được sử

dụng ở quá khứ đơn.

a) Thói quen trong quá khứ: You used to do something, nghĩa là bạn đã làm việc đó

trong 1 khoảng thời gian ở quá khứ, nhưng bạn không còn làm việc đó nữa.

Ex:

- We used to live there when I as a child.

(Chúng tôi đã từng sống ở đó khi tôi còn là một đứa trẻ.)


Nhận xét:
- Bài viết chấp nhận được, đúng chủ đề, trình bày ok.
- Sai 1 lỗi ngữ pháp.
- Bài viết cần thêm tính sáng tạo, chèn thêm hình ảnh minh họa vào. :)
~~@@: trang.bui35
 
Last edited by a moderator:
N

ngocsangnam12

Trong phần dịch quan trọng nhất là 2 phần: Từ vững (Vocabulary) và cấu trúc (structure)
I. Các lỗi thường sai về nghĩa trong dịch Anh-Việt và một số từ vững
1. “Like” and “as”
picture.php
“Like” trong tiếng anh nhiều lúc không thể có nghĩa là “thích” mà có nghĩa là “như, giống như, như là”
Ex: What’s the Maria’s job? - She is a student like me (Nghề nghiệp của Maria là gì ? – Cô ấy là một học sinh giống tôi")
$*$ Nhưng nó không dùng giống như “as”.
Ex: (Như câu trên) What’s the Maria’s job? - She is a student as me.
Người ta sẽ không dùng “as” bởi vì nó dùng ‘để nói’ về công việc hoặc chức năng (để nói về công việc chứ không phải là chỉ công việc nhé)
Nó cũng có cấu trúc “as+adj+as”- cậu này dùng trong câu so sánh ngang bằng
Ex: This apple is as big as that apple ( Quả táo này to bằng quả táo kia)
picture.php
$*$ Lưu ý: Trong các câu là Động Từ Thường thì động từ trước “as” phải để ở dạng quá khứ ở cột 2 trong động từ bất quy tắc (simple past)


2. “Hear” and “listen”
Động từ “hear” là động từ chỉ nghe thoáng qua hoặc là nghe không có chủ ý, không mục đích, bất ngờ.
picture.php
Ex: I hear him (tôi nghe anh ấy)

$*$ Còn động từ “listen” là động từ nghe có chủ ý,chủ tâm hoặc vừa mới được nghe.
picture.php
Ex: I listen to music (tôi nghe nhac)
$*$ Lưu ý: “Hear” không dùng trong các thì tiếp diễn. Nó đi với động từ nguyên thể có “to”.
Ex: She has been heard to go to school with her boyfriend (Nghe đồn cô ấy đã đi với trường cùng bạn trai của cô ấy)
$*$ ”Listen” có thể đi cùng các thì tiếp diễn. Và nó thường đi với giới từ “to”
Ex: I am listening to music (tôi đang nghe nhạc)
$*$ Trong một số trường hợp “listen” dùng trong câu nhắc nhở.
Ex: Listen! Tonight , we will eat with salad and egg ( Nghe! Tối nay, chúng ta sẽ ăn với rau xà lách và trứng)
3. Những từ tưởng chừng là số nhiều .
Trong tiếng anh có những từ: everybody, somebody, nobody, ... dịch ra là “mọi người” nhưng nó là số ít.
Ex: Hello everybody! (Xin chào mọi người)
picture.php
4. Một số từ vững mới.
Compass: (n) La bàn.
picture.php
Ex: When we get lost in the Natural forest, we need a compass. ( Khi chúng ta bị lạc trong rừng tự nhiên, chúng ta cần một chiếc la bàn)

Patent: (n) Bằng sáng chế.
picture.php
Ex: Mr.A has a Patent ( Ông A đỗ bằng sáng chế)

Eye-catching: (adj) Bắt mắt *từ này hay này*
picture.php
Ex: This garden is very Eye-catching (Khu vườn này rất bắt mắt)
Clinic: (n) phòng khám.
picture.php
Ex: I am going to the Clinic (Tôi đang đến phòng khám)

II. Một số cấu trúc thường gặp.
1. S + V + enough + noun + (for sb) to do st = đủ cái gì để (cho ai đó) làm gì. (của anh cabua nek)
Ex: She have enough qualification to work here. (Cô ấy có đủ tư cách để làm việc ở đây.)
2. How much+be+Noun?/How much+do/does+ Noun +cost? = Hỏi giá cái gì đó.
Ex: How much is that dress? / How much does that dress cost? ( Chiếc đầm kia bao nhiêu tiền?)
3. S+ would like/ want/wish + to do something ( Thích làm gì ....)
Ex: I would like to go to the zoo (Tôi thích đi đến sở thú)
4. S+have/has + (something) to + Verb...( có cái gì đó để làm )
Ex: I have much homework to do. (Tôi có nhiều bài tập về nhà để làm)
5. S+ Had better + V(infinitive): ( nên làm gì... ).
Ex: He had better go to the library. ( Anh ấy nên đi tới thư viện)
6. S + be + so + adj + that + S + V. (khó đến mưc ... )
Ex: The homework is so difficult that noone can not do it. ( Bài tập về nhà khó tới mức không ai có thể làm được)
$*$ Từng đây đã nhé ... chắc ít quá $*$
P/s: Hôm qua em xin lỗi nhé chị .... Hôm qua em bận đột suất với lại chị bảo em thi với chị one_day em tưởng lịch là tối hay gì đó ...


Nhận xét:
- Bài làm tốt! Có tính sáng tạo, trình bày đẹp. :D
- Một lỗi nhỏ: Mơ hồ trong cách phân biệt "like" và "as".
- Nên bỏ câu P.s. :))
~~@@: trang.bui35
 
Last edited by a moderator:
O

one_day

Các kĩ thuật dịch cơ bản

Các kĩ thuật dịch cơ bản
I. 3 đặc điểm của 1 bài dịch hay
Theo đánh giá chung, một bại dịch hay, dù là ngôn ngữ gì đi nữa, phải đạt được ba yêu cầu tối thiểu sau:
TÍN (FAITHFULNESS): tức là trung thành với nguyên bản (faithfulness to the original on the whole).
ĐẠT (ACCURACY): tức là đạt được sự chính xác cho dù có dịch thoát ý đi chăng nữa. Điều này không đơn giản vì lắm khi “Dịch là phản lại”.
NHÃ (GOOD FORM): tức là diễn đạt sang ngôn ngữ thứ hai thật thanh thoát, tự nhiên như người bản xứ hết sức có thể.
ky-nang-dich-tieng-anh-sang-tieng-viet.jpg


5 kĩ thuật dịch cơ bản
Dịch tên riêng
- Phần lớn tên riêng là yếu tố không thể dịch được
Eg: Mr. Brown (không dịch thành "Ông Nâu") ;)
2 nguyên tắc dịch tên riêng
- Chấp nhận những tên đã được dịch và đã quen thuộc với người Việt
Eg: Cuộc chiến tranh giữa các vì sao (Star wars)
- Chấp nhận những từ đã chuyển dịch thông qua tiếng Hán Việt
Eg: London: Luân Đôn
Chọn từ phù hợp với phong cách/văn phong
Cần dịch từ phù hợp với hoàn cảnh trong đoạn văn cần dịch
3. Những yếu tố mang đặc thù quốc gia
Có những từ mang 1 khái niệm cụ thể nhưng khái niệm đó chỉ xuất hiện trong 1 cộng đồng nhất định
- Đưa 1 khái niệm tương đương phù hợp với đoạn văn
Eg: common house: đình làng
- Phiên âm hoặc giữ nguyên từ rồi mở ngoặc để giải thích
Eg: Sari: áo Sari (áo của người phụ nữ Ấn Độ)
4. Lặp lại từ
- Tiếng Anh dùng đại từ nhân xưng để tránh nhắc lại chủ ngữ hoặc tân ngữ
- Trong tiếng Việt, người Việt thường nhắc lại danh từ, chủ ngữ hoặc tân ngữ, còn tiếng Anh chỉ dùng who-which
Eg: Tôi đã gặp 1 số người, những người biết cha tôi
\Rightarrow I met some people, the people knew my father (Sai)
\Rightarrow I met some people who knew my father (Đúng)
5. Từ nằm trong thế phân bố đối lập
Dùng 1 từ duy nhất phù hợp với đoạn văn để dịch cho các từ đồng nghĩa
Eg: hậu thế/đời sau: later generations


Nhận xét:
- Nội dung bổ ích tuy nhiên có vẻ còn ít nhì, thêm vài điều nữa thì bài viết của em sẽ tốt hơn! :)
- Trình bày ok.
- Cần sáng tạo hơn nữa, hình ảnh minh họa nhiều hơn.
~~@@: trang.bui35 ;)
 
Last edited by a moderator:
T

trucphuong02

I> MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỊCH THUẬT PHỔ BIẾN

dich-thuat-tai-lieu-chuyen-nganh-ky-thuat.jpg


a. Phương pháp dịch giao tiếp
- Là phương pháp mà người dịch có thể:
+ Sửa hoặc cải thiện tính logic trong giao tiếp
+ Thay thế những từ chưa tinh tế
+ Không dịch những từ khó hiểu, loại bỏ những chỗ lặp lại
+ Sửa hoặc cải thiện những chỗ còn mơ hồ chưa rõ ràng; hay làm rõ các biệt ngữ.

3933_dich_thuat_tieng_anh.jpg


b. Phương pháp dịch chuyển
- Là quá trình chuyển từ gốc của ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích và từ đó trở thành từ “vay mượn”.
E.g: email, fax, hotline, hot girl, photocopy, fast food,.....

c. Phương pháp dịch sát nghĩa
- Là chuyển ngữ pháp, trật tự từ và nghĩa của ngữ nguồn sang ngữ đích.
- Phương pháp dịch sát đa dạng từ cấp độ từ sang từ, mệnh đề sang mệnh đề, câu sang câu, v.v…

dich-thuat.jpg


d. Phương pháp dịch loại bỏ
- Nếu nghĩa được truyền đạt bởi một từ hoặc một cụm từ không quan trọng trong việc phát triển văn bản hay phải giải thích dài dòng, thì người dịch có thể loại bỏ từ hoặc cụm từ đó.

w620h405f1c1-files-articles-2014-1083216-check.jpg


II> VOCABULARY: SUBJECT: NATURAL DISASTER
1, Tsunami
+ Pronounce /tsuːˈnɑːmi/
+ Meaning: Sóng thần
+ Synonym: Tidal wave

10-nam-sau-tham-hoa-song-than-an-do-duong--hoi-sinh-tren-vung-dat-chet1419815107.jpg


images


2, Avalanche
+ Pronounce: /ˈævəlɑːnʃ/
+ Meaning: Lở tuyết
+ Synonym: Snow-slip

Sion3_LIZC.jpg.ashx

images


3, Volcanic eruption
+ Pronounce: /vɔl'kænik - i'rʌpʃn/
+ Meaning: Sự phun trào núi lửa

nui-lua-phun-trao10.jpg

ce1db52d9d6242719133c850541c95d8.jpg


4, Dust Storm
+ Pronounce: /dʌst - stɔ:m/
+ Meaning: bão bụi

bao_bui_7.jpg

50878848_bui.jpg


5, Earthquake
+ Pronouce: /ˈɜːθkweɪk/
+ Meaning: động đất
--> Aftershock /'ɑ:ftəʃɔk/ : Dư chấn.

Nepal__roi_nuoc_mat_1.jpeg

c89da2a835fbeabc1ff2b016d4365c46.jpg

 
Last edited by a moderator:
Q

quangkhai2811

I. PHÂN BIỆT HAI CỤM TỪ "TALK TO" VÀ "TALK WITH"
1. Talk to:
-Ta dùng "talk to" để diễn tả các cuộc đàm thoại, nói chuyện, thảo luận,... có tính chất 1 chiều (một người chủ yếu nghe và một người chủ yếu nói. Và một điều nữa là "talk to" có thể được dịch là la rầy, la mắng).
E.g: My son's teacher is talking to me about my son's education now.
~>Translate: Giáo viên của con trai tôi đang nói chuyện với tôi về trình độ học vấn của con trai tôi. (Trong câu thì người cha chủ yếu lắng nghe những điều mà giáo viên của con ông ta nói còn người giáo viên thì nói về trình độ học vấn của con ông ta \Rightarrow có tính chất 1 chiều \Rightarrow sử dụng "talk to")
d2092553c26c6a80ae90fce805767118_news-150636_a55.jpg

2. Talk with:
-Ta dùng "talk with" để diễn tả các cuộc đàm thoại, nói chuyện, thảo luận,... có tính chất 2 chiều.
E.g: I am talking with a staff about my new ideas and his.
~>Translate: Tôi đang nói chuyện với một nhân viên về những ý tưởng. (Trong câu thì tôi và một nhân viên đang cùng nói chuyện về những ý kiến mới của tôi và của cậu ấy (mỗi người đều có những ý tưởng mới) \Rightarrow có tính chất 2 chiều \Rightarrow dùng "talk with")
trochuyen-287517-1379703220.jpg

II. 10 CÂU TIẾNG ANH DỊCH NGƯỢC CỦA NHỮNG NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH
1. No star where: Không sao đâu
2. Ugly tiger: Xấu hổ
3. Go die go: Đi chết đi
4. Sugar me me go, Sugar you you go: Đường tôi tôi đi, Đường anh anh đi
5. Like is afternoon: Thích thì chiều
6. No four go: Vô tư đi
7. No dare where: Không dám đâu
8. No table silver: Miễn bàn bạc
9. I love toilet you sit down: Tôi yêu cầu anh ngồi xuống
10. No die now: Biết chết liền
 
Last edited by a moderator:
O

one_day

"Here we go" có nghĩa gì?

"Here we go" có nghĩa gì?
037d60f7-6141-4415-bcc0-0607ba2335ca634780500136638136_125X94.jpg
"Here we go" có nhiều nghĩa và được dùng khá nhiều. Những hoàn cảnh ta dùng nhóm từ này là:
1. Here we go=nào bắt đầu.
Bà mẹ đứng đằng sau cái đu; trước khi đẩy cho con, bà nói: "Ready? Here we go!" (Sẵn sàng rồi chứ? Nào đẩy đây!)
Dùng "Here we go" khi bắt đầu một chuyện hay di chuyển về một phía nào, như khi một đám trẻ em đang ngồi trên máy leo dốc rollercoaster, khi ở trên đỉnh cao sắp lao xuống dốc, tất cả kêu "Here we gooooo!" (Nào chúng ta bắt đầu…)
Máy bay sắp cất cánh, tàu sắp rời bến, "Here we go! Bắt đầu khởi hành!"
Ông chồng hỏi bà vợ sắp đi du lịch: "Tickets? Passport? Here we go!" (Bà có vé máy bay chưa? Có hộ chiếu chưa? Nào ta lên đường!)

2. There you go again=biết rồi khổ lắm nói mãi! (diễn tả bực mình, sốt ruột.)

Dùng There you go again để chỉ sự bực mình. Cố Tổng thống Reagan khi tranh cử với Tổng thống Jimmy Carter, khi nghe ông Carter cất lời, thì nói đùa: "There you go again." (Nữa, ổng lại lập lại điều tôi chán nghe lắm kìa!)
There you go again, twisting what I’m saying=Nữa, ông lại vặn vẹo biến đổi lời tôi nói.
Thang máy đang chạy thì ngừng lại. Một người nói: "Here we go again!" (Nữa, thang máy lại hư nữa rồi!)
Ông chồng thấy vợ mè nheo nhiều, cũng nói: "Here we go again." (Nữa bà lại lải nhải nữa rồi!)

3. Here we go=dùng khi đưa gì cho ai: thưa ông/bà, món đồ của ông/bà đây.
Người phát ngân viên đưa tiền lương cho nhân viên và nói “Here we go!” (Tiền của ông đây!)
Người y tá đưa thuốc cho bịnh nhân: "Here we go. Take 2 tablets three times a day." (Thuốc của ông đây, ngày uống 3 lần mỗi lần 2 viên.)
4. Phân biệt với Here we are (=Tới nơi rồi.)
Oh, we’ve been waiting for Linda. There she is! (Chúng ta chờ Linda mãi. Cô ấy tới kia kìa!)

5. There you go! (Khen hay khuyến khích hay đồng ý với ai.)

Nguồn: ioe
 
Last edited by a moderator:
Q

quangkhai2811

"Here we go" có nghĩa gì?
037d60f7-6141-4415-bcc0-0607ba2335ca634780500136638136_125X94.jpg
"Here we go" có nhiều nghĩa và được dùng khá nhiều. Những hoàn cảnh ta dùng nhóm từ này là:
1. Here we go=nào bắt đầu.
Bà mẹ đứng đằng sau cái đu; trước khi đẩy cho con, bà nói: "Ready? Here we go!" (Sẵn sàng rồi chứ? Nào đẩy đây!)
Dùng "Here we go" khi bắt đầu một chuyện hay di chuyển về một phía nào, như khi một đám trẻ em đang ngồi trên máy leo dốc rollercoaster, khi ở trên đỉnh cao sắp lao xuống dốc, tất cả kêu "Here we gooooo!" (Nào chúng ta bắt đầu…)
Máy bay sắp cất cánh, tàu sắp rời bến, "Here we go! Bắt đầu khởi hành!"
Ông chồng hỏi bà vợ sắp đi du lịch: "Tickets? Passport? Here we go!" (Bà có vé máy bay chưa? Có hộ chiếu chưa? Nào ta lên đường!)

2. There you go again=biết rồi khổ lắm nói mãi! (diễn tả bực mình, sốt ruột.)

Dùng There you go again để chỉ sự bực mình. Cố Tổng thống Reagan khi tranh cử với Tổng thống Jimmy Carter, khi nghe ông Carter cất lời, thì nói đùa: "There you go again." (Nữa, ổng lại lập lại điều tôi chán nghe lắm kìa!)
There you go again, twisting what I’m saying=Nữa, ông lại vặn vẹo biến đổi lời tôi nói.
Thang máy đang chạy thì ngừng lại. Một người nói: "Here we go again!" (Nữa, thang máy lại hư nữa rồi!)
Ông chồng thấy vợ mè nheo nhiều, cũng nói: "Here we go again." (Nữa bà lại lải nhải nữa rồi!)

3. Here we go=dùng khi đưa gì cho ai: thưa ông/bà, món đồ của ông/bà đây.
Người phát ngân viên đưa tiền lương cho nhân viên và nói “Here we go!” (Tiền của ông đây!)
Người y tá đưa thuốc cho bịnh nhân: "Here we go. Take 2 tablets three times a day." (Thuốc của ông đây, ngày uống 3 lần mỗi lần 2 viên.)
4. Phân biệt với Here we are (=Tới nơi rồi.)
Oh, we’ve been waiting for Linda. There she is! (Chúng ta chờ Linda mãi. Cô ấy tới kia kìa!)

5. There you go! (Khen hay khuyến khích hay đồng ý với ai.)
Cho em chú thích thêm:
Nguồn: ioe.go.vn (Đọc vào thấy quen quen vào lại ioe xem thử thấy hơi giống à nha)

----[[[[]]]-----
Bài này of one_day chị cũng đọc rồi! :D
 
Last edited by a moderator:
E

english.england

Về tính chuyên nghiệp của nghề dịch thuật

Về tính chuyên nghiệp của nghề dịch thuật
1. Nhu cầu dịch thuật
Việt Nam ngày càng phát triển, đất nước ngày càng đổi mới, quan hệ quốc tế mở rộng không ngừng. Nhu cầu về ngoại ngữ gia tăng và một điều đáng mừng là số người thông thạo ngoại ngữ đã tăng lên đáng kể nhờ sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân cho việc giảng dạy và học tập ngoại ngữ, trong nước cũng như du học nước ngoài. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm đi vai trò của công tác dịch thuật. Ngược lại, số lượng văn bản, tài liệu, tin tức, v.v. cần chuyển dịch ngày một nhiều. Các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí cần chuyển dịch thông tin từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để truyền tải tới quảng đại công chúng. Các hợp đồng, văn kiện dự án, dữ liệu cần được dịch trong các giao dịch hành chính, thương mại, hợp tác quốc tế, v.v. cũng tăng mạnh. Các tác phẩm điện ảnh nước ngoài cần có thuyết minh hoặc phụ đề tiếng Việt. Phần mềm máy tính cần được Việt hoá, tạo thuận tiện cho người sử dụng. Các lớp đào tạo, tập huấn do chuyên gia nước ngoài giảng dạy cần có phiên dịch để nhiều người tham gia học tập hơn. Có thể kể ra vô vàn yêu cầu dịch thuật khác. Rõ ràng nhu cầu dịch thuật hiện nay đang ngày càng đa dạng, gia tăng và tăng mạnh.

2. Thực trạng
Vậy thực trạng công tác dịch thuật những năm gần đây ra sao? Theo hiểu biết chưa đầy đủ của chúng tôi, số lượng cán bộ có thể đảm nhận công việc phiên/biên dịch với chất lượng cao hiện nay không nhiều. Thế hệ những dịch giả lừng danh, đã có rất nhiều bản dịch các tác phẩm tiêu biểu của văn học Nga, Pháp, Anh, Đức, Trung Quốc, v.v. như Đỗ Đức Hiểu, Thái Bá Tân, Thuý Toàn chỉ đếm trên đầu ngón tay, đa số đã khá cao tuổi và không thể làm công tác phiên dịch vốn dĩ khá căng thẳng và đòi hỏi sự nhanh nhạy. Thế hệ thứ hai chuyên sâu vào công tác phiên dịch hơn là biên dịch, nhưng đa phần hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong Bộ Ngoại giao, Vụ Hợp tác quốc tế các bộ hoặc các trường đại học nên cũng không có nhiều thời gian tham gia công việc này. Thế hệ thứ ba như chúng tôi hiện đang giảng dạy tại các trường đại học với số lượng sinh viên khá lớn, khối lượng công việc nặng nề nên cũng không có nhiều người có điều kiện thường xuyên tham gia phiên/biên dịch. Chủ yếu công việc phiên dịch hiện nay do thế hệ thứ tư gồm sinh viên ngoại ngữ mới ra trường ít năm đảm nhiệm. Còn công tác biên dịch kể cả dịch các tác phẩm văn học, được một số lượng đông đảo những người biết ngoại ngữ thực hiện. Công sức của họ thật là to lớn, lượng sản phẩm họ tạo ra thật khổng lồ. Dầu vậy, nhìn tổng thể, có thể nói công tác dịch thuật, cả phiên dịch (dịch nói) và biên dịch (dịch viết) ở nước ta cho đến nay vẫn chưa trở thành một nghề mang tính chuyên nghiệp.

Việc thiếu chuyên nghiệp hoá đã dẫn tới nhiều hậu quả đáng buồn, thậm chí nghiêm trọng. Báo Đầu tư một lần có đăng bài Bộ trưởng cứu phiên dịch kể lại trường hợp phiên dịch đã dịch đoạn nói về công ti Proctor and Gambles là “chúng tôi kinh doanh ở đây như đánh bạc”, mặc dù chữ Gambles ở đây đơn giản chỉ là tên công ti chẳng liên quan gì tới cờ bạc cả. Lần khác, một ngôn ngữ lập trình có tên Java đã được phiên dịch chuyển thành “chúng tôi đã thử nghiệm phần mềm này ở Java” (Indonesia). Lại nữa, trong khi cố gắng thể hiện thể hiện sự tức giận của diễn giả đối với một hiện tượng bức xúc, phiên dịch đã thêm cả từ bloody vào lời dịch, một từ cực kì bất lịch sự trong một khung cảnh trang trọng. Điều đó khiến tất cả cử toạ nước ngoài ồ lên và diễn giả lúc đó chẳng hiểu mình nói gì mà họ lại có phản ứng khác hẳn với các đại biểu Việt Nam như vậy.

Đây mới chỉ là một vài trường hợp điển hình về phiên dịch mà chúng tôi biết. Những sai sót, nhầm lẫn trong biên dịch còn nhiều hơn thế. Một số lời thoại trong nhiều bộ phim đã được người biên dịch ‘bóp méo’, thậm chí còn ‘chỉnh’ ngược lại 180 độ. Chẳng hạn, We can’t get through (trong tình huống đó phải hiểu là Không xong rồi) được chuyển thành Chúng ta không thể xuyên qua; We can’t come to terms (Không thể thống nhất)được chuyển thành Chúng ta không thể đến kì học được. Những sai sót này để lại những hậu quả rất lớn, nhất là đối với phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí. Chúng ta đều hiểu tác động của những phương tiện này đến công chúng mạnh đến nhường nào. Rõ rệt nhất có thể kể đến cấu trúc bị động kiểu như Chương trình này được tài trợ bởi Pond và Ômô, Cuốn sách này được viết bởi Hemingway. Tiếp đó là kiểu câu Người chơi thứ hai tham gia chương trình đó là chị Thanh Thuỷ. Theo suy nghĩ của chúng tôi, những kiểu cấu trúc “lạ lẫm, ngoại lai” này đã trở nên rất phổ biến trong ngôn ngữ hàng ngày hiện nay là do chúng xuất hiện quá nhiều qua ngôn từ của những MC trong nhiều chương trình truyền hình được công chúng ưa thích, nhất là các chương trình trò chơi của VTV3(1). Do vậy, việc sử dụng ngôn từ trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và công tác biên dịch trong các sản phẩm báo in, báo nói, báo hình nói riêng cần phải cực kì cẩn trọng, đòi hỏi chất lượng và tính chuyên nghiệp cao.

3. Nguyên nhân
Nguyên nhân của thực trạng trên là do đâu? Trước hết, đó là do sự thiếu hụt kiến thức và kĩ năng của người tham gia công tác dịch thuật. Người làm công tác dịch thuật cần nhiều loại kiến thức: ngôn ngữ, văn hoá, kiến thức phổ thông hay kiến thức nền (general or background knowledge) và kiến thức chuyên môn. Họ cần phải thông thạo, có vốn từ vựng phong phú, hiểu biết thấu đáo những vấn đề ngôn ngữ học của cả hai ngôn ngữ, hiểu biết những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ không những chỉ về ngữ pháp mà còn về ngữ nghĩa và ngữ dụng. Những hiểu biết đó gắn chặt với tri thức văn hoá về đất nước, con người, lối sống, thói quen, phong tục tập quán của hai cộng đồng ngôn ngữ. Đến lượt chúng, tri thức văn hoá lại phải dựa trên một nền tảng tri thức bách khoa vững chắc và liên tục được cập nhật. Cuối cùng, mỗi một chuyên ngành có những thuật ngữ, cách diễn đạt riêng, phong cách riêng, đòi hỏi người làm công tác dịch thuật phải hiểu được chí ít là ý nghĩa, nội hàm của chúng, dẫu rằng không thể sâu như một nhà chuyên môn. Tiếc thay, việc đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành tới nay vẫn chưa đạt hiệu quả cao, cả về phía giáo viên lẫn học viên, như Đinh Văn Đức và Kiều Châu nhận định “… Cho đến nay chúng ta chưa có một chiến lược đào tạo đội ngũ ngoại ngữ chuyên ngành. Tuyệt đại bộ phận giáo viên của các bộ môn ngoại ngữ khi dạy chuyên ngành đều tự học và tự tìm lối. Tính du kích và phi chuyên nghiệp chính là ở đây.”

Điều này dẫn tới nhiều thách thức đối với công tác dịch thuật; nhà chuyên môn giỏi thì khả năng thành thạo ngoại ngữ lại thấp, người giỏi ngoại ngữ lại thiếu kiến thức chuyên môn, và một số người hội đủ cả hai phẩm chất này ở mức thuần thục thật quá ít ỏi. Bằng chứng có thể thấy như embedded systems được các chuyên gia tin học dịch là hệ thống nhúng, environmentally friendly technology được các nhà môi trường dịch là công nghệ thân môi trường. Dĩ nhiên dịch như thế có thể vẫn khả chấp, song nếu họ có kiến thức ngôn ngữ tốt hơn thì đã lựa chọn cách diễn đạt trong sáng, dễ hiểu hơn. Song ngược lại, nếu những thuật ngữ như trên được đưa cho những người chỉ biết ngoại ngữ mà không hiểu biết về tin học hay môi trường thì chưa chắc đã tìm được một thuật ngữ phù hợp.
Nguồn: diendantienganh.net
 
N

naruto2001

I. PHÂN BIỆT HAI CỤM TỪ "TALK TO" VÀ "TALK WITH"
1. Talk to:
-Ta dùng "talk to" để diễn tả các cuộc đàm thoại, nói chuyện, thảo luận,... có tính chất 1 chiều (một người chủ yếu nghe và một người chủ yếu nói. Và một điều nữa là "talk to" có thể được dịch là la rầy, la mắng).
E.g: My son's teacher is talking to me about my son's education now.
~>Translate: Giáo viên của con trai tôi đang nói chuyện với tôi về trình độ học vấn của con trai tôi. (Trong câu thì người cha chủ yếu lắng nghe những điều mà giáo viên của con ông ta nói còn người giáo viên thì nói về trình độ học vấn của con ông ta \Rightarrow có tính chất 1 chiều \Rightarrow sử dụng "talk to")
d2092553c26c6a80ae90fce805767118_news-150636_a55.jpg

2. Talk with:
-Ta dùng "talk with" để diễn tả các cuộc đàm thoại, nói chuyện, thảo luận,... có tính chất 2 chiều.
E.g: I am talking with a staff about my new ideas and his.
~>Translate: Tôi đang nói chuyện với một nhân viên về những ý tưởng. (Trong câu thì tôi và một nhân viên đang cùng nói chuyện về những ý kiến mới của tôi và của cậu ấy (mỗi người đều có những ý tưởng mới) \Rightarrow có tính chất 2 chiều \Rightarrow dùng "talk with")
trochuyen-287517-1379703220.jpg

II. 10 CÂU TIẾNG ANH DỊCH NGƯỢC CỦA NHỮNG NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH
1. No star where: Không sao đâu
2. Ugly tiger: Xấu hổ
3. Go die go: Đi chết đi
4. Sugar me me go, Sugar you you go: Đường tôi tôi đi, Đường anh anh đi
5. Like is afternoon: Thích thì chiều
6. No four go: Vô tư đi
7. No dare where: Không dám đâu
8. No table silver: Miễn bàn bạc
9. I love toilet you sit down: Tôi yêu cầu anh ngồi xuống
10. No die now: Biết chết liền

Đây là nơi học thêm các từ tiếng anh đúng không phải lấy những thứ của mạng xã hội tự chế. Ở Phần II, mấy từ đó người nước ngoài không hề dùng ... chỉ người việt ra tự "sáng tác" ra nên tớ nghĩ phần đó không nên đưa vào
 
Q

quangkhai2811

Đây là nơi học thêm các từ tiếng anh đúng không phải lấy những thứ của mạng xã hội tự chế. Ở Phần II, mấy từ đó người nước ngoài không hề dùng ... chỉ người việt ra tự "sáng tác" ra nên tớ nghĩ phần đó không nên đưa vào
Thì phần II thuộc phần những câu dịch nghĩa sai của người Việt nhưng là dịch ngược từ Việt sang Anh.
Pê-ét: Bày đặt dùng từ "tớ" oặc oặc
 
T

trucphuong02

10/8/2015

I> Một số cách để rèn luyện, trau dồi kỹ năng dịch thuật


2011222215654_dich-thuat-tieng-phap.jpg

1. Trước khi dịch một tài liệu nào đó, bạn cần có thời gian đọc tài liệu cẩn thận, đánh dấu các đoạn khó dịch hoặc chưa hiểu rõ nghĩa. Lưu ý rằng một từ/ cụm từ có thể có nhiều nghĩa và cách diễn đạt khác nhau, khi dịch hãy cố gắng hướng tới ý nghĩa mà tác giả đang đề cập thì bạn mới có thể dịch chính xác chúng sang Tiếng Anh được.

2. Trong quá trình dịch, để diễn đạt được chính xác ý nghĩa đoạn dịch từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh hoặc ngược lại, bạn có thể sử dụng các cụm từ Tiếng Anh/ Việt đồng nghĩa, tương đương dịch các cụm từ, thành ngữ cho chuẩn xác.

2013131215058_nhung_sai_lam_trong_cach_hoc_cua_sinh_vien20121114074343.jpg

3. Tuyệt đối tránh việc dịch hoàn toàn theo nghĩa đen (hoặc word by word), vì như vậy bạn có thể dịch sai không đảm bảo chính xác ý tưởng của tác giả. Đặc biệt để hiểu ý nghĩa tài liệu, bạn cần phải hiểu nghĩa theo từng câu, từng đoạn chứ không phải theo từng từ.

4. Tuy nhiên, cũng không nên tránh việc dịch không sát nghĩa đen vì như thế bản dịch của bạn có thể không thực, bay bổng. Do đó, bạn cần biết chọn lọc nên giữ lại những ý nào và lược bỏ ý không cần thiết, có thể biên tập lại các câu dịch sao cho không thay đổi với bản gốc.

images

5. Hạn chế dùng những từ ngữ không phổ biến, hoặc thuật ngữ cũ ít được sử dụng hoặc không hiện hành. Chỉ nên lựa chọn các từ mà bạn nắm rõ và người đọc cũng có thể dễ dàng hiểu được để dịch. Không nên sử dụng các từ ngữ quá khoa trương, cao siêu sẽ làm cho người đọc khó hiểu và không đem lại hiệu quả.

6. Không sử dụng quá nhiều từ đồng nghĩa trong một tài liệu dịch sẽ làm bản dịch trở nên rời rạc.

7. Trong quá trình dịch, bạn sẽ không khỏi gặp các câu dài với nhiều mệnh đề và khó dịch, hãy tách thành các câu ngắn để dịch sẽ dễ dàng hơn nhưng phải đảm bảo ý nghĩa để khi ghép các đoạn với nhau sẽ không thay đổi so với bản gốc.

images

8. Bạn phải luôn đảm bảo các câu trong văn bản dịch không bị rời rạc mà phải có sự gắn kết, liền mạch với nhau, văn phong rõ ràng rành mạch mà vẫn chuẩn xác nghĩa so với bản gốc.

9. Bên cạnh việc luyện tập, rèn luyện các kỹ năng trên, bạn cần phải đọc và tìm hiểu thêm tiếng Anh chuyên ngành ở nhiều lĩnh vực khác nhau: tiếng Anh kinh doanh, tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng, tiếng Anh chuyên ngành xây dựng, tiếng Anh chuyên ngành Y, tiếng Anh chuyên ngành môi trường…để có sự am hiểu phục vụ tốt hơn trong quá trình dịch tiếng Anh chuyên ngành.

dich-thuat-chuyen-nganh-nong-lam-nghiep.jpg

II> Một số mẫu câu, thành ngữ thường gặp trong Tiếng Anh

Khi dịch thuật Anh Việt hay Việt Anh, chúng ta sẽ gặp một số mẫu câu không nên dịch sát nghĩa vì đó là những câu thành ngữ .......


1. The more the merrier (Càng đông càng vui)
2. Time flies (Thời gian trôi nhanh)
3. Pull somebody's leg (đùa giỡn)
4. Just my luck! (Thiệt là xui xẻo)
5. There’s nothing to it = It's a piece of cake (Rất đơn giản thôi, rất dễ mà!)
6. Break the ice (làm tan bầu không khí im lặng)

 
Last edited by a moderator:
O

one_day

Kinh nghiệm dịch tài liệu tiếng anh chuyên ngành

Kinh nghiệm dịch tài liệu tiếng anh chuyên ngành
Như ta đã biết dịch tài liệu chuyên ngành là một trong những mảng khó của chuyên ngành dịch. nhưng để có được một bản dịch tiếng Anh chuyên ngành tốt không phải là khó. vậy để có được một bản dịch chuẩn sác và thật sự ưng ý bạn nên làm những gì?
images
Nắm rõ thể loại tài liệu trước khi dịch
Đối với tài liệu chuyển ngành, trước khi tiến hành dịch tài liệu tiếng Anh chuyên ngành, bạn phải nắm vững và xác định được chuyên ngành dịch là gì. Việc đọc trước tài liệu sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thêm về tài liệu mình đang dịch từ đó chọn được cách dịch phù hợp nhất khi đã hiểu nội dung và nắm ý chính của toàn văn bản từ đó có thể dịch tài liệu một cách chính sác và tự nhiên nhất. Chúng ta nên hiểu bản chất của tài liệu khoa học cần dịch, xác định tài liệu ấy được diễn ra trong hoàn cảnh nào, thời gian, không gian ra sao, có nhân vật nào được nhắc đến trong văn bản không và mối quan hệ giữa các nhân vật đó là gì…
Ngoài ra chúng ta có thể xác định được ngữ cảnh của tài liệu là thông thường hay sang trọng thông qua cách dùng ngữ pháp. Mỗi tài liệu đều được viết cho những mục đích, đối tượng nhất định. Một tài liệu hay sẽ càng tăng giá trị hơn nếu bản dịch của nó phù hợp với văn phong cũng như lối tư duy của người đọc.

Nghiên cứu tài liệu tiếng việt tương đương
Khi tiến tiến hành dịch chúng ta nên tìm hiểu kỹ các kiến thức liên quan tới tài liệu bằng tiếng Việt sau đó liên hệ với bài dịch sẽ đảm bảo tính chính xác và liền mạch hơn cho bản dịch, cùng với đó người dịch phải không ngừng bổ sung vốn thuật ngữ chuyên ngành của mình để có thể lựa chọn chính sác thuật ngữ trong bài dịch của mình. Vấn đề chọn lựa từ, cú pháp, sắp xếp vị trí từ hay chuyển đổi thì luôn là một việc gây đau đầu cho người dịch cho dù họ đọc và hiểu được tài liệu.
Tiêu chuẩn của một bản dịch tốt thứ nhất phải dễ hiểu và chính xác. Tiếng Việt, động từ đa số không có tính chất xác định thì. Việc dịch các vấn đề về thời gian cũng là vấn đề khó khi mà việc thể hiện thời gian của tiếng Việt rất khác với tiếng Anh. Tiếng Việt có các từ chỉ quá khứ, hiện tại và tương lai như: đã, đang và sẽ đặt trước động từ, nhưng khả năng ứng dụng của chúng trong quá trình dịch các tài liệu khoa học và chuyên ngành không nhiều.

Đảm bảo tính trung thực của bản dịch
Người dịch cần biết phân tích để nắm vững ý chính của văn bản nguồn kết hợp khả năng ứng dụng ngôn ngữ tạo nên văn bản đích phù hợp về nội dung và thuật ngữ của tài liệu khoa học và chuyên ngành.
Mặt khác, bản dịch phải được phản ánh trung thực từ đầu đến cuối thông tin ở tài liệu gốc, bởi vậy nó đòi hỏi một quá trình trau dồi kiến thức bền bỉ và trên hết là sự kiên nhẫn. Chúc các bạn thành công với những bản dịch của mình.

Nguồn: ST
 
Q

quangkhai2811

Tải file kèm theo nha anh cabua, chị trangbui!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 

Attachments

  • Say.doc
    22 KB · Đọc: 0
Top Bottom