Địa 12 Địa 12

B

byakura

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1 trình bày cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ nước ta. Tại sao công nghiệp phân bố thưa thớt ở trung du và miền núi bắc bộ?
2. Thị trường có ý nghĩa như thế nào tới sự phát triển công nghiệp
3. Hãy nêu những mặt mạnh và hạn chế trong sự phát triển công nghiệp
 
C

cfchn

Câu 1 : Bạn có thể tham khảo :

• Trình bày cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta.

Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:

- Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa theo các hướng với các cụm chuyên môn hóa:

+ Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than , cơ khí, vật liệu xây dựng

+ Đáp Cầu-Bắc Giang: phân hóa học, vật liệu xây dựng.

+ Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim ,cơ khí.

+ Việt Trì-Lâm Thao: hóa chất, giấy.

+ Hòa Bình-Sơn La: thủy điện.

+ Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hóa: dệt, ximăng, điện.

- Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp với các trung tâm công nghiệp hàng đầu nước ta như Tp.HCM (lớn nhất cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp), Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một. Hướng chuyên môn hóa ở đây rất đa dạng, trong đó có một vài ngành công nghiệp tương đối non trẻ, nhưng lại phát triển mạnh trong đó có các ngành: khai thác dầu, khí; sản xuất điện , phân đạm từ khí.

- Dọc theo Duyên hải miền Trung ngoài Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất còn có các trung tâm khác như Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang

- Các khu vực còn lại nhất là vùng núi: công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc.

• Tại sao công nghiệp lại phân bố thưa thớt ở trung du và miền núi.

Ở trung du miền núi, công nghiệp phân bố thưa thớt là do thiếu sự đồng bộ của nguồn lao động có tay nghề, cán bộ khoa học - kĩ thuật, thị trường, kết cấu hạ tầng (đặc biệt là giao thông vận tải) và vị trí địa lí.

Nguồn: Internet
 
C

cfchn

- Tích cực:
+ Là nơi tiêu thụ các sản phẩm Công nghiệp
Thị trường trong nước : Cạnh tranh với hàng ngoại nhập ---> Thúc đẩy sự phát triển
Thị trường ngoài nước : Cạnh tranh về mẫu mã và chất lượng sản phẩm, đưa hàng hóa Việt ra bốn bể năm châu ---> Thúc đẩy sự phát triển
+ Là nơi trao đổi và giao lưu trình độ, khoa học kỹ thuật ---> Tiếp thu được những tinh hotưef các nước trên thế giới

- Tiêu cực:
+ Chịu sự cạnh tranh của hàng ngoại ---> Kìm hãm sựu phát triển CN
 
T

thuydung97

1.TL
-giàu tài nguyên thiên nhiên,
-có nguồn nhân lực dồi dào,giàu kinh nghiệm sản xuất
-thị trường tiêu thụ rộng
-sd nhiều máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất
2.kk
-lao động có trình độ kĩ thuật cao còn ít
............
gợi ý thế nhé! ^^
 
Top Bottom