Đoạn kết Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt

K

khatrungan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

"Trong tác phẩm kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt có một kết thúc buồn là Trương Ba buộc phải chết. Mình thấy Trương Ba là người lương thiện, không thích sống lệ thuộc vào kẻ khác. Đúng ra phải được lên tiên chứ! Sao lại phải chầu Diêm Phủ? Trương Ba không có tội mà. Với lại khi được lên tiên, Đế Thích có thể đánh cờ với Trương Ba. Đồng thời Trương Ba vẫn có thể về thăm vợ con."
Cảm nghĩ của anh (chị) về ý kiến này?
Mình thắc mắc nên hỏi để biết thôi chứ đừng nên làm nguyên một bài văn nhé. Chỉ cần nêu ý kiến ra là được rồi. Mình cám ơn nhiều nha :)
.
 
S

smile doll

Vào thời LQV bắt đầu nổi tiếng trên kịch trường thì rất nhiều nhà văn cùng thời cũng đang viết kịch theo kiểu viết lại truyện cổ tích - một thể loại bao giờ cũng viên mãn với kết thúc có hậu. LQV thì khác, ông muốn đối thoại với cổ tích bằng cách tái hiện cuộc đời theo đúng cách riêng của mình và thế là câu chuyện được nhìn dưới một góc độ mới - góc độ chỉ những nhà văn hiện đại mới hiểu được. Bởi vậy, khi tác giả đã biến tấu kết thúc truyện khác đi thì người ta không hài lòng và cho rằng kết thúc như thế là không có hậu. Nhưng nếu tg viết kết thúc có hậu như truyện cổ tích thì chắc hẳn giá trị hiện thực của tác phẩm sẽ bị giảm đi đáng kể bởi vì vở kịch dựa vào cốt truyện dân gian nhưng trọng tâm của vở kịch lại bắt đầu ngay chỗ cốt truyện dân gian chấm dứt. Như thế cũng không có cái để chúng ta bàn tới hôm nay rồi:) :))
 
B

bonghongnho_95

"Trong tác phẩm kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt có một kết thúc buồn là Trương Ba buộc phải chết. Mình thấy Trương Ba là người lương thiện, không thích sống lệ thuộc vào kẻ khác. Đúng ra phải được lên tiên chứ! Sao lại phải chầu Diêm Phủ? Trương Ba không có tội mà. Với lại khi được lên tiên, Đế Thích có thể đánh cờ với Trương Ba. Đồng thời Trương Ba vẫn có thể về thăm vợ con."
Cảm nghĩ của anh (chị) về ý kiến này?
.

Cái kết này có hậu mà bạn, vì Truơng Ba chết nhưng hình ảnh của Trương Ba bất tử, bởi tâm hồn ông đã có hồi sinh, sự hồi sinh trong trái tim của những người thân yêu. Nếu Trương Ba mà lên tiên, k làm nổi rõ dc bi kịch của Trg Ba --> k cho thấy dc tâm hồn cao đẹp của ông: chấp nhận chết để dc sống đúng là mình, k chấp nhận sồng trong sự dung tục --> mất đi thông điệp triết lí của LQV --> mục đích ông viết lại truyện cổ tích này là để gửi gắm những triết lí nhân sinh sâu săc đến chúng ta ;)). Nếu cho Trg Ba lên tiên, thì vở kịch quá đơn giản, hời hợt, k thể phản ánh dc cuộc sống con ng phức tạp của chúng ta, như vậy thì LQV cũng giống như Đê Thích có quan niệm sống cực kì giản đơn mà thôi. :))
Hơn nữa, nếu Trg Ba mà lên tiên thì còn gì là sống mãi vs mọi ng :)) Sau này ng thân ông chết rồi thì ông thăm ai :)). Như vậy khác chi 1 "lão già tham lam đáng ra phải chết từ lâu nhưng vẫn cứ sống khoẻ, ngang nhiên hưởng thụ mọi thứ lộc trời" ? ;)) Điều đó sẽ làm Trg Ba đau khổ chứ k thể hphuc, vì Trg Ba là 1 con ng có tâm hồn cao quý mà. ;)
 
Top Bottom