K
keh_hikari_f@yahoo.com.vn


Câu 1) Có người nhận định: "Lực ma sát trượt luôn sinh công âm". Bạn có tán thành không?
-Nếu tán thành, hãy chứng minh điều đó.
-Nếu không tán thành, hãy đưa ra phản chứng.
Đáp án: Ma sát trượt có thể sinh công dương!
Ví dụ: Trên mặt phẳng ngang, có hai vật hình hộp m và M. Người ta đặt m lên M và giữa hai vật này có ma sát. Truyền vận tốc cho m để m trượt trên M. Khi đó lực ma sát sinh ra sẽ kéo m chuyển động chậm dần, đồng kéo cũng kéo M chuyển động nhanh dần đều.
-----------------------------------------------------
Câu 2) Đặt vật m lên M trên một mặt phẳng ngang, rất nhẵn. Hệ số ma sát giữa m và M là k. Truyền cho m vận tốc v theo phương ngang. Cho gia tốc trọng trường là g. Giả sử M đủ dài, tìm vận tốc cuối cùng của hệ hai vật m và M. Độ hai hụt năng lượng của hệ hai vật này là bao nhiêu?
Câu hỏi phụ: Tác dụng của lực ma sát có như một cái ống hút nước từ bể này truyền sang bể khác?
Đáp án:
-Lực ma sát xuất hiện giữa m và M là nội lực. Ngoại lực đối với hệ triệt tiêu nên hệ này là kín, ta áp dụng được Định luật Bảo toàn động lượng. Công thức tương tự như va chạm mềm, đồng nghĩa với việc có xảy ra mất mát năng lượng.
-Câu hỏi phụ:
+"Nước" chính là động lượng
+Bể nước chính là vật m và M
+Và lực ma sát chính là cái ống
Công dụng của lực ma sát là lấy động lượng của m truyền cho M, như ống lấy nước truyền từ bể này qua bể khác
)
-----------------------------------------------------
Câu 3: Đặt vật m lên M trên một mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa m và M là k1, hệ số ma sát giữa M và sàn là k2. Kéo m bằng một lực F không đổi theo phương ngang. Cho gia tốc trọng trường là g, hệ số ma sát nghỉ và trượt là như nhau. Tìm điều kiện về độ lớn của lực F để hai vật cùng chuyển động như một vật?
Đáp án: Cách tốt nhất là dùng điều kiện đối với ma sát nghỉ (đừng nên dùng gia tốc để biện luận khi đề không hề yêu cầu), như vậy bài toán sẽ dễ hơn nhiều:
-Để m không trượt trên M: [TEX]F \leq k_{1}mg[/TEX]
-Khi đó hệ coi như một vật, để hệ chuyển động: [TEX] F \geq k_{2}(m+M)g[/TEX]
Vậy để cả hai vật trượt như một vật thì: [TEX]k_{2}(m+M)g \leq F \leq k_{1}mg[/TEX]
Xong câu này sẽ post tiếp câu 4)
-Nếu tán thành, hãy chứng minh điều đó.
-Nếu không tán thành, hãy đưa ra phản chứng.
Đáp án: Ma sát trượt có thể sinh công dương!
Ví dụ: Trên mặt phẳng ngang, có hai vật hình hộp m và M. Người ta đặt m lên M và giữa hai vật này có ma sát. Truyền vận tốc cho m để m trượt trên M. Khi đó lực ma sát sinh ra sẽ kéo m chuyển động chậm dần, đồng kéo cũng kéo M chuyển động nhanh dần đều.
-----------------------------------------------------
Câu 2) Đặt vật m lên M trên một mặt phẳng ngang, rất nhẵn. Hệ số ma sát giữa m và M là k. Truyền cho m vận tốc v theo phương ngang. Cho gia tốc trọng trường là g. Giả sử M đủ dài, tìm vận tốc cuối cùng của hệ hai vật m và M. Độ hai hụt năng lượng của hệ hai vật này là bao nhiêu?
Câu hỏi phụ: Tác dụng của lực ma sát có như một cái ống hút nước từ bể này truyền sang bể khác?
Đáp án:
-Lực ma sát xuất hiện giữa m và M là nội lực. Ngoại lực đối với hệ triệt tiêu nên hệ này là kín, ta áp dụng được Định luật Bảo toàn động lượng. Công thức tương tự như va chạm mềm, đồng nghĩa với việc có xảy ra mất mát năng lượng.
-Câu hỏi phụ:
+"Nước" chính là động lượng
+Bể nước chính là vật m và M
+Và lực ma sát chính là cái ống
Công dụng của lực ma sát là lấy động lượng của m truyền cho M, như ống lấy nước truyền từ bể này qua bể khác
-----------------------------------------------------
Câu 3: Đặt vật m lên M trên một mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa m và M là k1, hệ số ma sát giữa M và sàn là k2. Kéo m bằng một lực F không đổi theo phương ngang. Cho gia tốc trọng trường là g, hệ số ma sát nghỉ và trượt là như nhau. Tìm điều kiện về độ lớn của lực F để hai vật cùng chuyển động như một vật?
Đáp án: Cách tốt nhất là dùng điều kiện đối với ma sát nghỉ (đừng nên dùng gia tốc để biện luận khi đề không hề yêu cầu), như vậy bài toán sẽ dễ hơn nhiều:
-Để m không trượt trên M: [TEX]F \leq k_{1}mg[/TEX]
-Khi đó hệ coi như một vật, để hệ chuyển động: [TEX] F \geq k_{2}(m+M)g[/TEX]
Vậy để cả hai vật trượt như một vật thì: [TEX]k_{2}(m+M)g \leq F \leq k_{1}mg[/TEX]
Xong câu này sẽ post tiếp câu 4)
Last edited by a moderator: