Sinh 8 Sinh lớp 8- Thận nhân tạo

  • Thread starter socconlonton189@gmail.com
  • Ngày gửi
  • Replies 2
  • Views 2,094

L

long09455

Phương pháp lọc máu với thận nhân tạo được áp dụng .khi khả năng loại bỏ chất phế thải và nước dư trong máu của thận chỉ còn khoảng từ 5 tới 10% so với mức độ bình thường.
Suy thận cấp tính không đáp ứng với điều trị thì lọc máu có thể được áp dụng trong một thời gian ngắn cho tới khi thận hoạt động trở lại. Suy thận kinh niên thì phải lọc máu suốt đời, nếu không được thay ghép thận.


Mục đích của thận nhân tạo là để mang lại sức khỏe cho cơ thể, bằng cách:
-Loại bỏ chất thải, muối khoáng và nước dư trong máu, tránh ứ đọng trong cơ thể
-Duy trì huyết áp ở mức bình thường
-Giữ thăng bằng một số hóa chất trong máu..

Hệ thống lọc máu thận nhân tạo đầu tiên được thành hình trong thế chiến thứ II. Máu được dẫn qua một ống làm bằng màng bán thấm, nhúng trong dung dịch nước rửa máu. Màng bán thấm để các phân tử nhỏ như chất thải ure chạy qua và máu sạch được truyền trở lại cơ thể.

Trong những thập niên vừa qua, thận nhân tạo đã được cải tiến với nhiều hiệu năng và dễ dàng sử dụng hơn.
Nguyên tắc của sự lọc máu thực ra rất giản dị:
Máu từ cơ thể được dẫn vào một hệ thống lọc đặc biệt gọi là dialyser hoặc “thận nhân tạo”. Dung dịch rửa máu (dialysate) được cho lưu hành xung quanh thận nhân tạo để lấy ra các chất phế thải ure, creatinine ... Máu sạch chứa tế bào máu, chất dinh dưỡng được đưa trở lại cơ thể.

Việc đưa máu ra vào cơ thể hơi phức tạp hơn.
Thường thường là có hai kim: một để lấy máu ra khỏi cơ thể và một kim dẫn máu trở lại cơ thể. Có ba cách để tạo ra nơi cắm kim cho việc lọc máu:

-Tạo ra một lỗ rò vĩnh viễn (fistula) giữa môt động mạch và một tĩnh mạch, máu sẽ vào tĩnh mạch nhiều hơn, trở nên mạnh hơn và lớn hơn và chịu đựng được sự cắm kim chích thường xuyên trong việc lọc máu. Hai kim được cắm vào lỗ rò: một để hút máu từ cơ thể đưa tới máy lọc, một để đưa máu sạch trở lại cơ thể.

Việc thực hiện lỗ rò này phải được dự trù trước và đôi khi phải cần thời gian là cả năm vết nối mới lành và mới sử dụng được lỗ rò..Thường thường lỗ rò được làm ở cẳng tay, đôi khi ở cánh tay, phía tay ít dùng trong công việc hằng ngày. Cách này được phổ biến vì ít gây khó khăn lại dùng được lâu hơn

-Tạo ra một cầu nối giữa tĩnh mạch và động mạch bằng một ống nhựa tổng hợp, có nhiệm vụ như một tĩnh mạch, máu ra vô qua cầu nối này.

-Trường hợp cấp bách, dùng một ống nhựa cắm vào tĩnh mạch ở cổ, ngực hoặc dưới bẹn để máu ra vô...

Mỗi lần lọc máu, kim có thể được cắm vào cùng chỗ với lần trước hoặc theo kiểu nấc thang từ dưới lên tên rồi ngược lại.
Trong cả ba phương thức vừa kể, một số rủi ro có thể xảy ra như nhiễm trùng, máu chẩy chậm vì huyết cục ở chỗ cắm kim.

Bệnh nhân nên lưu ý chăm sóc nơi cắm kim:
- Bảo đảm là chuyên viên kiểm soát nơi cắm kim trước khi điều hành máy lọc.
- Giữ gìn nơi cắm kim luôn luôn sạch sẽ
- Chỉ sử dụng chỗ cắm kim cho việc lọc máu chứ không phải cho việc tiêm thuốc trị bệnh khác.
- Khi đo huyết áp, đừng đặt bao lên trên chỗ cắm kim.
- Không mang nữ trang trên chỗ cắm kim.
- Ðừng nằm đè lên chỗ cắm kim
- Ðùng nâng mang vật nặng với cánh tay có chỗ cắm kim.
- Ðếm nhịp tim dập mỗi ngày tại mạch máu nơi cắm kim
 

huyhiệu2k5

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng bảy 2018
163
296
61
19
Ninh Bình
THCS Quỳnh Lưu
Tìm hiểu các thông tin vê thận nhân tạo (khoảng 8-10 dòng)
Thận có hình dẹp của một hạt đậu, chiều dài khoảng 10cm, bề ngang khoảng 5cm và dày khoảng 2,5 cm.
Khi sinh ra, mỗi người thường có hai trái thận. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 4000 người thì một người tạo hóa chỉ trao cho một trái thận, và họ vẫn sống khỏe mạnh. Thận trái hay bị thiếu, nam giới một thận nhiều hơn nữ giới. Một số rất ít người khác có tới ba trái thận mà không gặp khó khăn gì.
Thận nằm ở hai bên cột sống, dựa vào các bắp thịt lưng ở phần trên của bụng và được che trở ở phía trên bằng hoành cách mô và xung quanh bằng các xương sườn. Thận được neo vào thành bụng để khỏi di động. Ðôi khi, dây neo lỏng lẻo, thận lắc lư vô hại trong bụng.
Mỗi thận được bọc trong một bao xơ và gồm có một lớp vỏ bên ngoài và phần tủy ở bên trong. Thành phần hoạt động chính yếu của thận là cả triệu những đơn-vị-thận (nephron) ở trong vỏ và tủy thận. Ðây là một hệ thống những ống lọc tuy nhỏ li ti nhưng có khả năng gạn lọc rất tinh vi, công hiệu mà chỉ tạo hóa mới tạo ra được.
Dưới con mắt thường, đơn-vị-thận nom giống như những hạt cát. Khi nhìn qua kính hiển vi, chúng có hình dáng của những con sâu, đầu to với nhiều ống vòng soắn suýt lấy nhau (cuộn tiểu cầu-glomerulus) và một thân đuôi dài, rỗng ruột. Cuộn tiểu cầu là nơi lọc sơ bộ các chất thải trong máu vào các tiểu quản (tubule) của thận. Mỗi ngày, cả một tấn máu được hai trái thận liên tục thanh lọc. Khả năng này nhiều gấp đôi nhu cầu của cơ thể. Vì thế, khi một trái thận bị suy thì trái thận khỏe mạnh còn lại có đủ sức làm việc nhiều hơn để giúp cơ thể hoạt động bình thường.

ST
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom