[Vật lí 12]LTĐH TRANG BỊ KIẾN THỨC MÙA THI 2014

S

superlight

Bài 3:Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 6cos (2πt – π/3) cm. Tính độ dài quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian t1 = 1,5 s đến
A.58,66 cm B. 53 cm C. 46 cm D. 66 cm
 
H

hangthuthu

Bài 8:Một sóng cơ lan truyền từ nguồn O, dọc theo trục Ox với biên độ sóng không đổi, chu kì sóng T và bước sóng λ. Biết rằng tại thời điểm t = 0, phần tử tại O qua vị trí cân bằng theo chiều dương và tại thời điểm t=5T/6 phần tử tại điểm M cách O một đoạn d=λ/6 có li độ là –2 cm. Biên độ sóng là?
M chậm pha hơn O 1 góc:$\frac{2\pi d}{\lambda }=\frac{\pi }{3}$
sử dụng pp vecto quay ta xđ đc vecto quay biểu diễn dao động tại M và tại O đối xứng nhau qua trục hoành và hợp vs trục hoành góc $\frac{\pi }{6}$
$\left | u_{M} \right |=Acos\frac{\pi }{6}=2$
$A=\frac{4}{\sqrt{3}}$
 
H

hangthuthu

mn giải giúp mình mấy bài này với nhé,tks trước nha :D
Bài 1:Một vật dao động điều hòa với phương trình $x=5cos\left ( 4\pi t-\frac{\pi }{3} \right )$ . Tìm thời gian để vật đi được quãng đường 45 cm, kể từ t = 0?
ta có:
45=9A=2.4A+A
tại t=0: x=A/2 và v>0,nên thời gian để đi đc s=A là: 2(T/4-T/12)=T/3
vậy thời gian cần tìm là:2T+T/3=7T/3=7/6s
 
O

ocluoc13

giải giúp mình mấy bài này với,cảm ơn các bạn

Bài 1:Cho một đoạn mạch điện xoay chiều có điện áp cực đại và dòng điện cực đại là Uo; Io. Biết rằng điện áp và dòng điện vuông pha với nhau. Tại thời điểm t1 điện áp và dòng điện có giá trị lần lượt là u1; i1. Tại thời điểm t2 điện áp và dòng điện có giá trị lần lượt là u2; i2. Điện áp cực đại giữa hai đầu đoạn mạch được xác định bởi hệ thức nào
 
O

ocluoc13

Bài 2:Một mạch điện xoay chiều có biểu thức của điện áp và cường độ dòng điện là $u=120cos(100\pi t-\pi /4)$
$i=2\sqrt{2}cos100\pi t)$
Tại một thời điểm t nào đó, cường độ dòng điện qua mạch có giá trị bằng -can6 và đang tăng. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sau đó 1/300s là
 
K

king_wang.bbang

giải giúp mình mấy bài này với,cảm ơn các bạn
Bài 1:Cho một đoạn mạch điện xoay chiều có điện áp cực đại và dòng điện cực đại là Uo; Io. Biết rằng điện áp và dòng điện vuông pha với nhau. Tại thời điểm t1 điện áp và dòng điện có giá trị lần lượt là u1; i1. Tại thời điểm t2 điện áp và dòng điện có giá trị lần lượt là u2; i2. Điện áp cực đại giữa hai đầu đoạn mạch được xác định bởi hệ thức nào

Vì 2 thành phần vuông pha nên:
(u1/Uo)^2 + (i1/Io)^2 = (u2/Uo)^2 + (i2/Io)^2
Bạn chuyển vế tìm Uo
 
K

king_wang.bbang

Bài 2:Một mạch điện xoay chiều có biểu thức của điện áp và cường độ dòng điện là $u=120cos(100\pi t-\pi /4)$
$i=2\sqrt{2}cos100\pi t)$
Tại một thời điểm t nào đó, cường độ dòng điện qua mạch có giá trị bằng -can6 và đang tăng. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sau đó 1/300s là

Vẽ giản đồ ra, ta thấy $\overrightarrow i $ ở vị trí $\dfrac{{ - {I_0}\sqrt 3 }}{2}$ và đang hướng theo chiều (+). Sau 1/300s thì $\overrightarrow i $ đến VTCB. Mặt khác u trễ pha hơn i góc $\dfrac{\pi }{4}$ nên dễ thấy $\overrightarrow u $ đang ở vị trí $\dfrac{{ - {U_0}\sqrt 2 }}{2}$ từ đó suy ra đáp án
 
H

hangthuthu

Mọi người thử làm bài này xem nhé :)
Đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm với $CR^{2}<2L$; điện áp hai đầu đoạn mạch là $u=U\sqrt{2}cos\omega t$ , U ổn định và $\omega$ thay đổi . Khi $\omega = \omega_{L}$ thì điện áp hai cuộn cảm L cực đại và $U_{Lmax}=\frac{41U}{10}$ . Hệ số công suất tiêu thụ của cả đoạn mạch là
A. 0,6 B.$\frac{1}{\sqrt{15}}$ C.$\frac{1}{\sqrt{26}}$ D. 0,8
 
S

superlight

Mọi người thử làm bài này xem nhé :)
Đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm với $CR^{2}<2L$; điện áp hai đầu đoạn mạch là $u=U\sqrt{2}cos\omega t$ , U ổn định và $\omega$ thay đổi . Khi $\omega = \omega_{L}$ thì điện áp hai cuộn cảm L cực đại và $U_{Lmax}=\frac{41U}{10}$ . Hệ số công suất tiêu thụ của cả đoạn mạch là
A. 0,6 B.$\frac{1}{\sqrt{15}}$ C.$\frac{1}{\sqrt{26}}$ D. 0,8
Sao tớ chẳng ra đáp án nào cả vậy ??? .
 
P

phuongsociu13

cho mình hỏi mấy bài điện xoay chiều mình chưa làm được,thanks trước nhé ^^
Câu 1: Cho mạch điện nối tiếp AB gồm hai đoạn mạch AM và MB. Đoạn AM gồm một cuộn cảm có điện trở thuần và một tụ điện, đoạn MB chỉ chứa điện trở thuần. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, có tần số thay đổi được. Lúc tần số của điện áp đặt vào là 30 Hz và 60 Hz thì điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch AM có cùng giá trị U1, lúc tần số của điện áp bằng 40 Hz thì điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn AM có giá trị U2. So sánh U1 và U2
A. U1 > U2 B. U1 < U2 C. U1 = U2 D. U1 = 0,5U2
 
P

phuongsociu13

Câu 2:Cuộn dây có điện trở thuần R, hệ số tự cảm L. Mắc cuộn dây vào một hiệu điện thế một chiều 12V thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là 0,24 A. Mắc cuộn dây vào một hiệu điện thế xoay chiều có tần số 50Hz giá trị hiệu dụng 100 V thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua cuộn dây là 1 A. Khi mắc vào hiệu điện thế xoay chiều thì hệ số công suất của cuộn dây là:
A. 0,577 B. 0,866 C. 0,25 D. 0,5
 
P

phuongsociu13

Câu 3:Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, R là biến trở. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều ổn định. Khi thay đổi giá trị của biến trở ta thấy có hai giá trị R = R1 = 45 Ω hoặc R=R2 = 80 Ω thì tiêu thụ cùng công suất P. Hệ số công suất của đoạn mạch điện ứng với hai trị của biến trở R1, R2 là
A. cosφ1 = 0,5; cosφ2 = 1. B. cosφ1 = 0,5; cosφ2 = 0,8.
C. cosφ1 = 0,8; cosφ2 = 0,6. D. cosφ1 = 0,6; cosφ2 = 0,8.
 
P

phuongsociu13

Câu 4:. Cho đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn dây thuần cảm và tụ điện mắc nối tiếp với nhau. Tụ điện có điện dung thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 200 V, tần số 50 Hz. Điều chỉnh điện dung của tụ điện để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt cực đại, khi đó cường độ dòng điện tức thời trong mạch có giá trị hiệu dụng 2 A và lệch pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch là π/3 rad. Giá trị điện dung của tụ điện là?
 
P

phuongsociu13

Câu 5:. Đặt một điện áp u = U0 cos ( U0 không đổi, thay đổi được) vào 2 đầu đoạn mạch gồm R, L, C mắc nối tiếp thỏa mãn điều kiện: CR2 < 2L. Gọi V1,V2, V3 lần lượt là các vôn kế mắc vào 2 đầu R, L, C. Khi tăng dần tần số thì thấy trên mỗi vôn kế đều có 1 giá trị cực đại, thứ tự lần lượt các vôn kế chỉ giá trị cực đại khi tăng dần tần số là
A. V1, V2, V3. B. V3, V2, V1. C. V3, V1, V2. D. V1, V3,V2.
 
P

phuongsociu13

Câu 6:Mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có (Ro,L) và hai tụ điện C1, C2 . Nếu mắc C1 song song với C2 rồi mắc nối tiếp với cuộn dây thì tần số cộng hưởng là w1 = 48 (rad/s). Nếu mắc C1 nối tiếp với C2 rồi mắc nối tiếp với cuộn dây thì tần số cộng hưởng là w2 = 100(rad/s). Nếu chỉ mắc riêng C1 nối tiếp với cuộn dây thì tần số cộng hưởng là?
 
P

phuongsociu13

Câu 7:Cho mạch điện xoay chiều gồm ba đoạn mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm điện trở thuần R, đoạn MN gồm cuộn dây thuần cảm, đoạn NB gồm tụ xoay có thể thay đổi điện dung.Mắc vôn kế thứ nhất vào AM, vôn kế thứ hai vào NB. Điều chỉnh giá trị của C thì thấy ở cùng thời điểm ,số chỉ của V1 cực đại thì số chỉ của V1 gấp đôi số chỉ của V2. Hỏi khi số chỉ của V2 cực đại và có giá trị V2Max = 200 V thì số chỉ của vôn kế thứ nhất là
A. 100V. B. 120V. C. 50 V. D. 80 V.
 
P

phuongsociu13

Câu 8:Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp có điện dung C thay đổi thì thấy khi C 1 = 30 (pF) và C 2 = 40 (pF) thì điện áp hiệu dụng đặt vào tụ C không đổi. Để điện áp hiệu dụng đó đạt cực đại thì giá trị C gần với giá trị nào nhất sau đây ?
A. 36,5 (pF). B. 33,7 (pF). C. 32,8 (pF). D. 38,1 (pF).
 
Top Bottom