[Vật lí 12]LTĐH TRANG BỊ KIẾN THỨC MÙA THI 2014

H

hoangtramhoc11b3

BÀI 18 hai nguồn sóng kết hợp A B dao động cùng pha v=50cm/s f=20hz AB=18,8cm Điểm dao động với biên độ cực đại trên AB cách A một khoảng lớn nhât là
 
Last edited by a moderator:
S

superlight

BÀI 15: Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn dao động $S_1$ và $S_2$ có phương trình là $u_1=u_2=4.cos(40.\pi.t)$ mm, tốc độ truyền sóng là 120cm/s. Gọi I là trung điểm của S1 và S2, hai điểm A, B nằm trên S1,S2 lần lượt cách I một khoảng 0,5cm và 2cm. Tại thời điểm t vận tốc tại điểm A là $12\sqrt{3}$ cm/s thì vận tốc dao động tại B có giá trị là
tớ làm thế này
tại A có:
$\Delta \varphi _{A}=\frac{2\pi \left ( d_{2}-d_{1} \right )}{\lambda }=\frac{\pi }{3}$
$\Delta \varphi _{B}=\frac{2\pi \left ( d_{2}-d_{1} \right )}{\lambda }=\frac{4\pi }{3}$
$v_{Amax}=\omega A_{A}=\omega 2Acos\left (\frac{\Delta \varphi _{A}}{2} \right )=160\pi \sqrt{3}$
$v_{Bmax}=\omega A_{B}=\omega 2Acos\left (\frac{\Delta \varphi _{B}}{2} \right )=160\pi$
A và B ngược pha nên $\frac{v_{A}}{v_{Amax}}=-\frac{v_{B}}{v_{Bmax}}$
suy ra $v_{B}=-12$
 
Last edited by a moderator:
H

hangthuthu

tớ làm thế này
tại A có:
$\Delta \varphi _{A}=\frac{2\pi \left ( d_{2}-d_{1} \right )}{\lambda }=\frac{\pi }{3}$
$\Delta \varphi _{B}=\frac{2\pi \left ( d_{2}-d_{1} \right )}{\lambda }=\frac{4\pi }{3}$
$v_{Amax}=\omega A_{A}=\omega 2Acos\left (\frac{\Delta \varphi _{A}}{2} \right )=160\pi \sqrt{3}$
$v_{Bmax}=\omega A_{B}=\omega 2Acos\left (\frac{\Delta \varphi _{B}}{2} \right )=160\pi$
A và B ngược pha nên $\frac{v_{A}}{v_{Amax}}=-\frac{v_{B}}{v_{Bmax}}$
suy ra $v_{B}=-12$

nếu làm theo cách này thì mình thấy bạn trình bày chưa chặt chẽ vì A B có thể cùng phía hoặc khác phía đối với I,nên nếu tính theo $\Delta \varphi$ thì cần phải chia ra 2 trường hợp,theo mình chỉ cần dựa vào khoảng cách AI,BI để biết nó cùng pha hay ngc pha vs I (có cùng bó sóng ko hay là 2 bó cạnh nhau) từ đó suy ra A,B cùng hay ngc pha.
 
S

superlight

BÀI 18 hai nguồn sóng kết hợp A B dao động cùng pha v=50cm/s f=20hz AB=18,8cm Điểm dao động với biên độ cực đại trên AB cách A một khoảng lớn nhât là
gọi M là điểm dao động vs biên độ cực đại trên AB,$\lambda =\frac{v}{f}=2,5 cm$
M thỏa mãn: $\Delta d_{M}=d_{B}-d_{A}=k\lambda$
mà M thuộc AB nên -18,8\leq $\Delta d_{M}$\leq 18,8
\Rightarrow-7,52\leq k\leq 7,52
M xa A nhất khi M gần B nhất,tức là $d_{B}-d_{A}$ nhỏ nhất,ta lấy k nhỏ nhất k=-7 thay vào ta đc $d_{B}-d_{A}=-17,5$ mà $d_{B}+d_{A}=18,8$ ta đc $d_{A}=18,15$
 
Last edited by a moderator:
S

superlight

BÀI 16: Sóng dừng trên dây có bước sóng 30cm có biên độ ở bụng là 4cm. Giữa hai điểm M, N có biên độ $2\sqrt{3}$ cm và các điểm nằm trong MN luôn dao động với biên độ lớn hơn $2\sqrt{3}$ cm. Tìm MN?

Bài này mình sd sự tương quan giữa sóng và dao động điều hòa:
$A_{M}=A_{N}=A_{max}\frac{\sqrt{3}}{2}$
khoảng thời gian sóng truyền từ M đến N là:$t=2.\frac{T}{6}=\frac{T}{3}$
vậy $MN=\frac{\lambda }{3}=10cm$
 
S

superlight

Câu 17: Nguồn sóng ở O dao động với tần số 10Hz , dao động truyền đi với vận tốc 0,4m/s trên phương Oy . trên phương này có 2 điểm P và Q theo thứ tự đó PQ = 15cm . Cho biên độ a = 1cm và biên độ không thay đổi khi sóng truyền. Nếu tại thời điểm nào đó P có li độ 1cm thì li độ tại Q là
A. 0
B. 2 cm
C. 1cm
D. - 1cm
ta tính đc $\lambda =4cm$
$PQ=3,75\lambda =(3+\frac{1}{2}+\frac{1}{4})\lambda $
vẽ hình ra dễ dàng ta thấy khi P có li độ bằng 1 thì Q có li độ bằng 0.
 
H

hoangtramhoc11b3

Bài 19 trên mặt nươc có hai nguồn dao động vuông góc với bề mặt chất lỏng dđ pt ua=3cos(10pit)cm ub=5cos(10pit+pi/3)cm v=50cm/s AB=30cm chọn điểm C là điểm trên đoạn AB cách A một khoảng 18cm cách B một khoảng 12cm vẽ đường tròn bán kính 10cm tâm tại C .Số điểm dao động cực đại trên đường tròn
 
Last edited by a moderator:
H

hoangtramhoc11b3

BÀI 20 Hai nguồn sóng kết hợp A B dao động phương trình ua=6cos(20pit)mm ub=6cos(20pit+pi/2)mm v=30cm/s khoảng cách giữa hai nguồn là 20cm gọi H là trung điểm AB .Điểm đứng yên trên AB gần H nhất và xa H nhất cách H một đoạn là bao nhiêu cm
 
Last edited by a moderator:
P

phinzin

Bài 19 trên mặt nươc có hai nguồn dao động vuông góc với bề mặt chất lỏng dđ pt ua=3cos(10pit)cm ub=5cos(10pit+pi/3)cm v=50cm/s AB=30cm chọn điểm C là điểm trên đoạn AB cách A một khoảng 18cm cách B một khoảng 12cm vẽ đường tròn bán kính 10cm tâm tại C .Số điểm dao động cực đại trên đường tròn
gọi E, F lần lượt là giao điểm của đường tròn tâm C với đoạn thẳng AC và CB
ta có AE=8cm, EB=22cm
-------AF=28cm, FB=2cm
vì u1 và u2 lệch $\frac{\pi}{3}$ nên những điểm dao động với biên độ cực đại thỏa trên EF thỏa mãn hệ thức AE-EB\leq $(K+\frac 1 6 )\lambda$ \leq AF-FB
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------\Leftrightarrow -1.56\leqk\leq 2.4
\Rightarrow k=3
vậy trên đường tròn sẽ có 6 điểm dao động với biên đô cực đại
:)>-:)>-
 
Last edited by a moderator:
H

hangthuthu

BÀI 20 Hai nguồn sóng kết hợp A B dao động phương trình ua=6cos(20pit)mm ub=6cos(20pit+pi/2)mm v=30cm/s khoảng cách giữa hai nguồn là 20cm gọi H là trung điểm AB .Điểm đứng yên trên AB gần H nhất và xa H nhất cách H một đoạn là bao nhiêu cm
ta tính đc $\lambda =3cm$
gọi điểm đứng yên trên AB là M thì:
$\Delta d_{M}=\left ( k+\frac{\Delta \varphi}{2}+\frac{1}{2} \right )\lambda =\left ( k+\frac{3}{4} \right )3$
M thuộc AB nên -AB\leq $\Delta d_{M}$\leq AB
suy ra -7,4\leq k\leq 5,9
M gần H nhất khi $\left |\Delta d_{M} \right |$ min là lúc k=-1 và xa H nhất khi $\left |\Delta d_{M} \right |$ max là lúc k=-7.
$MH=\Delta d_{M}/2$ nên M gần H nhất khi MH=0,375 cm và xa H nhất khi MH=9,375cm
 
M

minhmlml

gọi E, F lần lượt là giao điểm của đường tròn tâm C với đoạn thẳng AC và CB
ta có AE=8cm, EB=22cm
-------AF=28cm, FB=2cm
vì u1 và u2 lệch $\frac{\pi}{3}$ nên những điểm dao động với biên độ cực đại thỏa trên EF thỏa mãn hệ thức AE-EB\leq $(K+\frac 1 6 )\lambda$ \leq AF-FB
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------\Leftrightarrow -1.56\leqk\leq 2.4
\Rightarrow k=3
vậy trên đường tròn sẽ có 6 điểm dao động với biên đô cực đại
:)>-:)>-
hình như là k=4 (-1,0,1,2) :confused::-SS
______________________________________
 
M

minhmlml

CÂU 21:Đặt hiệu điện thế u = $U_osinωt$ ($U_o$ và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết độ tự cảm và điện dung được giữ không đổi. Điều chỉnh trị số điện trở R để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại. Khi đó hệ số công suất của đoạn mạch bằng
A. 0,85.
B. 0,5.
C. 1.
D. $\frac{1}{\sqrt{2}}$.
 
M

minhmlml

Câu 22: Dòng điện có dạng i = sin100$\pi$t (A) chạy qua cuộn dây có điện trở thuần 10 Ω và hệ số tự cảm L. Công suất tiêu thụ trên cuộn dây là
A. 10 W.
B. 9 W.
C. 7 W.
D.5W.
 
M

minhmlml

Câu 23: Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp vào mạch điện có tần số f thay đổi. Người ta thấy rằng có hai giá trị của tần số $f_1$ và $f_2$ mạch cho cùng một giá trị công suất $P_1= P_2$ . Thay đổi f đến tần số $f_o$ thì thấy công suất của mạch đạt cực đại. Tìm $f_o$
$A. f_o=f_1+f_2$
$B. f_o=\sqrt{f_1^2 + f_2^2}$
$C. \frac{1}{f_o^2}=\frac{1}{f_1^2}+\frac{1}{f_2^2}$
$D. f_o=\sqrt{f_1.f_2}$
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

Câu 23: Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp vào mạch điện có tần số f thay đổi. Người ta thấy rằng có hai giá trị của tần số $f_1$ và $f_2$ mạch cho cùng một giá trị công suất $P_1= P_2$ . Thay đổi f đến tần số $f_o$ thì thấy công suất của mạch đạt cực đại. Tìm $f_o$
$A. f_o=f_1+f_2$
$B. f_o=\sqrt{f_1^2 + f_2^2}$
$C. \frac{1}{f_o^2}=\frac{1}{f_1^2}+\frac{1}{f_2^2}$
$D. f_o=\sqrt{f_1.f_2}$

Vì cảm kháng tỉ lệ thuận với f, còn dung khánh tỉ lệ nghịch với f nên ta đặt đại [TEX]Z_L = A.f, Z_C = \frac{1}{Bf}[/TEX]

Hai giá trị của f cho công suất bằng nhau chứng tỏ [TEX]Z_{L1} - Z_{C1} = Z_{C2} - Z_{L2}[/TEX]

Hay [TEX]Af_1 - \frac{1}{Bf_1} = \frac{1}{Bf_2} - Af_2[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow A(f_1+f_2) = \frac{1}{B}(\frac{1}{f_1}+\frac{1}{f_2}) \Leftrightarrow AB =\frac{1}{f_1f_2}[/TEX]

Khi có cộng hưởng [TEX]Z_L = Z_C \Leftrightarrow Af = \frac{1}{Bf} \Leftrightarrow AB = \frac{1}{f^2} [/TEX]
 
C

conech123

CÂU 21:Đặt hiệu điện thế u = $U_osinωt$ ($U_o$ và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết độ tự cảm và điện dung được giữ không đổi. Điều chỉnh trị số điện trở R để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại. Khi đó hệ số công suất của đoạn mạch bằng
A. 0,85.
B. 0,5.
C. 1.
D. $\frac{1}{\sqrt{2}}$.

Khi mà f không đổi thì Z_L và Z_C đã là hằng số, đặt [TEX]Z_L - Z_C = Z_{LC}[/TEX]

[TEX]P = I^2R = \frac{U^2R}{R^2+Z_{LC}^2}[/TEX]

Xét [TEX]\frac{R}{R^2+Z_{LC}^2} = \frac{1}{R + \frac{Z_{LC}^2}{R}}[/TEX]

Mẫu cực tiểu khi [TEX]R = \frac{Z_{LC}^2}{R} \Leftrightarrow Z_{LC} = R[/TEX]

[TEX]cos\varphi = \frac{R}{\sqrt[]{R^2+Z_{LC}^2}}[/TEX]
 
H

hoangtramhoc11b3

Câu 24 cho hai nguồn sóng kết hợp A B dao động cùng pha cùng biên độ cùng tần số 20hz cách nhau 10cm v=30cm/s coi biên độ sóng ko đổi theo thời gian . Gọi C D là hai điểm trên mặt nước sao cho ABCD là hình vuông .Số điểm dao động với biên độ $a\sqrt{2}$ trên CD
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom