[Vật lí 12]LTĐH TRANG BỊ KIẾN THỨC MÙA THI 2014

H

hangthuthu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào tất cả các bạn,

Mùa tuyển sinh 2014 đang đến gần,giờ đã là lúc chúng ta cùng nhìn lại chặng đường đã qua và ôn tập lại những kiến thức đã học.Đồng hành cùng các mem 96,mình xin mở topic này với phương châm học hỏi,chia sẻ kiến thức,cùng nhau giải bài tập để rút ra phương pháp học tốt nhất cho mình.Do đặc thù của môn lí là trắc nghiệm và tính toán khá nhiều nên mình mong muốn chúng ta sẽ tập trung vào những công thức nhanh và dễ nhớ nhé.
Topic này phục vụ nhu cầu ôn thi của các mem box lí,yêu cầu ko spam,khuyến khích các anh chị vào giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm luyện thi với sĩ tử nhé:)
Cảm ơn mọi người rất nhiều!

Thân ái,
Hangthuthu
 
H

hangthuthu

mình xin mở đầu bằng chương dao động điều hòa nhé:

b1:Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với biên độ A. Khi vật nặng chuyển động qua VTCB thì giữ cố định điểm I trên lò xo cách điểm cố định của lò xo một đoạn b thì sau đó vật tiếp tục dao động điều hòa với biên độ 0,5A . Chiều dài tự nhiên của lò xo lúc đầu là:
A. 4b/3 B. 4b C. 2b D. 3b
b2:Một lò xo khối lượng không đáng kể,độ dài tự nhiên l0=1m.Hai vật có khối lượng m1 =600 g và m2 =1 kg được gắn tương ứng vào hai đầu A,B của lò xo.Gọi C là một điểm trên lò xo.Giữ cố định C và cho hai vật dao động điều hòa không ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang thì thấy chu kì của chúng bằng nhau.Vị trí điểm C cách đầu A của lò xo một đoạn là:
A.37,5 cm. B.62,5cm C.40 cm. D.60 cm.
 
Last edited by a moderator:
O

ocluoc13

độ cứng mới của lò xo là k'=b/l .k
k'A'^2/2=kA^2/2
tương đg vs b/l .0,5=1
suy ra b=2l
sao mình ko ra đáp án nào nhỉ
mọi ng xem mình sai ở đâu vậy???????
 
Last edited by a moderator:
H

hangthuthu

Các bạn lưu ý là tỉ số độ cứng mới và cũ tỉ lệ nghịch so với tỉ lệ độ dài nên phải là $k'=\frac{l-b}{b}k$ nhé
 
K

king_wang.bbang

b2:Một lò xo khối lượng không đáng kể,độ dài tự nhiên l0=1m.Hai vật có khối lượng m1 =600 g và m2 =1 kg được gắn tương ứng vào hai đầu A,B của lò xo.Gọi C là một điểm trên lò xo.Giữ cố định C và cho hai vật dao động điều hòa không ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang thì thấy chu kì của chúng bằng nhau.Vị trí điểm C cách đầu A của lò xo một đoạn là:
A.37,5 cm. B.62,5cm C.40 cm. D.60 cm.

Độ cứng lò xo gắn vật A: ${k_1} = k.\dfrac{{{l_0}}}{{{l_1}}}$
Độ cứng lò xo gắn vật B: ${k_2} = k.\dfrac{{{l_0}}}{{{l_2}}}$
Chu kì bằng nhau:
$\dfrac{{{k_1}}}{{{m_1}}} = \dfrac{{{k_2}}}{{{m_2}}} \to \dfrac{{{m_1}}}{{{m_2}}} = \dfrac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \dfrac{{{l_2}}}{{{l_1}}} = \dfrac{3}{5}$
Mà: ${l_0} = {l_1} + {l_2} = 100cm$
$\begin{array}{l}
\to {l_1} = 62,5cm\\
\to B
\end{array}$
 
  • Like
Reactions: king_wang.bbang
M

minhmlml

BÀI 3: một chất điểm đang dao động điều hòa trên 1 đoạn dây thẳng xung quanh vị trí cân bằng O,gọi M,N là 2 điểm trên đường thẳng cùng cách đều O,cho biết trong quá trình dao động cứ 0,05s thì chất điểm lại đi qua các điểm M,O,N và tốc độ của nó lúc đi qua các điểm M,N là 20pi cm/s, biên độ của chất điểm là?
A.$4$cm
B.$6$cm
C.$4\sqrt{2}$cm
D.$4\sqrt{3}$cm
 
Last edited by a moderator:
P

phinzin

BÀI 3: một chất điểm đang dao động điều hòa trên 1 đoạn dây thẳng xung quanh vị trí cân bằng O,gọi M,N là 2 điểm trên đường thẳng cùng cách đều O,cho biết trong quá trình dao động cứ 0,05s thì chất điểm lại đi qua các điểm M,O,N và tốc độ của nó lúc đi qua các điểm M,N là 20pi cm/s,tốc độ cực đại của chất điểm là
A.$4$cm
B.$6$cm
C.$4\sqrt{2}$cm
D.$4\sqrt{3}$cm
mình thắc mắc tí: bài toán yêu cầu tìm tốc độ thì tại sao đáp án lại là đơn vị cm
 
M

minhmlml

BÀI 4: Cho 2 vật dao động điều hoà với cùng biên độ A, với tần số lần lượt là 3 Hz và 6 Hz.Lúc đầu hai vật xuất phát đồng thời từ vị trí A/2 khoảng thơif gian ngắn nhất để hai vật có cùng một li độ là:
A. 1/35 s
B. 1/36 s
C. 1/27s
D. 1/40 s
 
K

king_wang.bbang

BÀI 3: một chất điểm đang dao động điều hòa trên 1 đoạn dây thẳng xung quanh vị trí cân bằng O,gọi M,N là 2 điểm trên đường thẳng cùng cách đều O,cho biết trong quá trình dao động cứ 0,05s thì chất điểm lại đi qua các điểm M,O,N và tốc độ của nó lúc đi qua các điểm M,N là 20pi cm/s, biên độ của chất điểm là?
A.$4$cm
B.$6$cm
C.$4\sqrt{2}$cm
D.$4\sqrt{3}$cm

Từ đề bài ta suy ra M và N là vị trí có li độ $\dfrac{{\left| A \right|\sqrt 3 }}{2}$
$ \to \dfrac{T}{6} = 0,05s \to T = 0,3s$
Ta có:
$\begin{array}{l}
v = \dfrac{{{v_{\max }}}}{2} \to {v_{\max }} = 40\pi (cm/s) \to A\omega = A.\dfrac{{2\pi }}{T} = 40\pi \\
\to A = 6(cm)\\
\to A
\end{array}$
 
M

minhmlml

BÀI 5: Một con lắc đơn gồm một quả cầu có khối lượng 100 g tại nơi có gia tốc 10 $m/s^2$.Kéo con lắc lệch khỏi VTCB một góc 0,1 rad rồi thả nhẹ.Khi vật ở li độ bằng 1/4 biên độ thì lực kéo về có độ lớn là:
A. 1 N
B. 0,1 N
C. 0,025 N
D. 0,05 N
 
Last edited by a moderator:
S

superlight


Từ đề bài ta suy ra M và N là vị trí có li độ $\dfrac{{\left| A \right|\sqrt 3 }}{2}$
$ \to \dfrac{T}{6} = 0,05s \to T = 0,3s$
Ta có:
$\begin{array}{l}
v = \dfrac{{{v_{\max }}}}{2} \to {v_{\max }} = 40\pi (cm/s) \to A\omega = A.\dfrac{{2\pi }}{T} = 40\pi \\
\to A = 6(cm)\\
\to A
\end{array}$
bạn giải thích giùm mình tại sao lại biết vị trí của M và N là như vậy thế?cảm ơn bạn nhiều nha:)
 
S

superlight

BÀI 5: Một con lắc đơn gồm một quả cầu có khối lượng 100 g tại nơi có gia tốc 10 $m/s^2$.Kéo con lắc lệch khỏi VTCB một góc 0,1 rad rồi thả nhẹ.Khi vật ở li độ bằng 1/4 biên độ thì lực kéo về có độ lớn là:
A. 1 N
B. 0,1 N
C. 0,025 N
D. 0,05 N
tớ làm ra ý C,đúng ko?.......................................................................................
 
K

king_wang.bbang

bạn giải thích giùm mình tại sao lại biết vị trí của M và N là như vậy thế?cảm ơn bạn nhiều nha:)
Đơn giản thôi. Theo đề thì ta sẽ có khoảng thời gian từ N tới O = từ O tới M = từ M ra biên rồi về lại M (ở đây không xét trường hợp M, N là biên do trường hợp này cho thời gian đi dài hơn). Vậy thì M và N chỉ có thể ở vị trí $\dfrac{{\left| A \right|\sqrt 3 }}{2}$ (cái này bạn dùng trục thời gian thì có thể dễ dàng suy ra và theo mình thì các dạng bài này thường rơi vào những trường hợp đặc biệt nên để ý kĩ 1 xíu là ra đáp án)
 
K

king_wang.bbang

BÀI 5: Một con lắc đơn gồm một quả cầu có khối lượng 100 g tại nơi có gia tốc 10 $m/s^2$.Kéo con lắc lệch khỏi VTCB một góc 0,1 rad rồi thả nhẹ.Khi vật ở li độ bằng 1/4 biên độ thì lực kéo về có độ lớn là:
A. 1 N
B. 0,1 N
C. 0,025 N
D. 0,05 N

Bài này áp dụng công thức sau:

$F = \left| {{P_t}} \right| = mg\sin \alpha $

Với $ \alpha $ là li độ góc lúc con lắc có li độ bằng $\dfrac{1}{4}$ biên độ

\Rightarrow C
 
H

hoangtramhoc11b3

bài 6 con lắc lò đơn l=20cm biên độ góc 6độ tại nơi có g=9,8m/s^2 chọn gốc thời gian là lúc vật qua li độ góc là 3 độ theo chiều dương thì phương trình li độ góc là???
 
M

minhmlml

BÀI 7. Một vật dao động điều hòa trong 5/6 chu kì đầu tiên đi từ điểm M có li độ $x_1= -3$ cm đến điểm N có li độ $x_2= 3$ cm. Tìm biên độ dao động ?
 
Last edited by a moderator:
M

minhmlml

BÀI 8: Cho hai nguồn A B dao động phương trình $u_a=3cos(40.\pi.t+\pi/6)$cm $u_b=4cos(40.\pi.t+2.\pi/3)$cm biết v=40cm/s AB=10cm đường tròn (C) có tâm là trung điểm AB bk R=4cm tìm số điểm dao động với biên độ 5cm trên (C)?
 
Top Bottom