Sử [Sử 9] Mĩ La-tinh

D

dinkhuog

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÂU 1: Cuộc cách mạng nào đã mở đầu cao trào đấu tranh Mĩ La-tinh để khu vực này được ví như "lục địa bùng cháy" của phong trào cach mạng? Kểv từ đó đến cuối năm 80 của TK XX phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh đã diễn ra ntn?
CÂU 2: Tại sao nói sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh được gọi là "đại lục núi lửa" ? Trình bày quá trình cách mạng Cu-ba từ sau 1945 đến nay.
thanks trước nha...:):):):):):):):D:D:D:D:D:D@};-@};-@};-:)>-:)>-
 
W

woonopro

CÂU 1: Cuộc cách mạng nào đã mở đầu cao trào đấu tranh Mĩ La-tinh để khu vực này được ví như "lục địa bùng cháy" của phong trào cach mạng? Kểv từ đó đến cuối năm 80 của TK XX phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh đã diễn ra ntn?
CÂU 2: Tại sao nói sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh được gọi là "đại lục núi lửa" ? Trình bày quá trình cách mạng Cu-ba từ sau 1945 đến nay.
thanks trước nha...:):):):):):):):D:D:D:D:D:D@};-@};-@};-:)>-:)>-


1. - Cách mạng mở đầu là cách mạng Cuba 1959 .
Kể từ đó phong trào diễn ra: đấu tranh vũ trang, nổ ra nhiều nước Bolivia, colombia, ncaragoa...
kết quả : lật đổ chế độ độc tài phản động nhiều nước, chính phủ dân tộc - dân chủ thiết lập, tiến hành cải cách tiến bộ.
Tiêu biểu là sự kiện Chile, nicaragoa .
Cuối cùng do nhiều nguyên nhân khác nhau là sự can thiệp của Mĩ phong trào cách mạng chi len, nacaragoa đã thất bại 1973 và 1991
>>> Nguồn Violet
2. Mệnh danh là lục địa bùng nổ:
Cơn bão táp CM làm thay đổi cục diện chính trị nhiều nước
- Trước kia bị rơi vào lệ thuộc nặng nề, sân sau của Mĩ
- Bây giờ phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, cuồn cuộn như ngọn núi lửa tấn công chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, thành lập chính phủ, giành dược quyền dân tộc thực sự
>>> Nguồn tự giáo viên Sử
3. .Phong trào cách mạng Cuba (từ 1945 đến nay):
* Hoàn cảnh bùng nổ:
- Phong trào cách mạng Cu-ba nổ ra trong hoàn cảnh nào?
Sau chiến tranh phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển.
Tháng 3/ 1952 Mĩ tìm cách đàn áp và thiết lập chế độ độc tài quân sự Ba-ti-xta: Xóa bỏ Hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam những người yêu nước => Cu-Ba đã tiến hành cuộc đấu tranh giành chính quyền.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-ba đã diễn ra như thế nào? Nêu kết quả?
. 26/7/1953 cuộc tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa mở đầu thời kỳ đấu tranh vũ trang dưới sự lãnh đạo của Phi-đen-ca-xtơ-rô.
. Năm 1955 Phi-đen-ca-xtơ-rô sang Mê hi cô tiếp tục cuộc đấu tranh.
. Từ 1956-1958: Xây dựng căn cứ, phát triển lực lượng cách mạng.
. Kêt quả 1-1-1959 Chế dộ độc tài Ba-ti-xta bị sụp đổ ->
CM Cu-ba thắng lợi.
. Sau chiến tranh thế giới thứ hai với sự giúp đỡ của Mĩ tháng 3-1952 tướng Ba-ti-xta làm đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu-ba.
=> Nhân dân Cu-ba đứng lên đấu tranh giành chính quyền.
* Diễn biến:
26/7/1953
Phi-đen Ca-xtơ-rô, sinh năm 1927-nhà hoạt động Đảng và Nhà nước Cu Ba. Xuất thân trong một gia đình điền chủ ở Ô- ri- en- tê; 1945, học luật ở trường Đại học La Ha bana, năm 1948 tham gia phong trào chống Mĩ ở Cô-lôm-bi-a; 1950 đỗ tiến sĩ Luật học.
11/1956
>>> Lưu ý: vì phần nay là phần 2 nhỏ sách giáo khoa nên mỗi giáo viên có 1 cách giảng dạy khác nhau, bạn không nên copy toàn bộ mà nên ghi theo trong tập giáo viên bộ môn đã ghi
 
T

tuananh1203

1. - Cách mạng mở đầu là cách mạng Cuba 1959 .
Kể từ đó phong trào diễn ra: đấu tranh vũ trang, nổ ra nhiều nước Bolivia, colombia, ncaragoa...
kết quả : lật đổ chế độ độc tài phản động nhiều nước, chính phủ dân tộc - dân chủ thiết lập, tiến hành cải cách tiến bộ.
Tiêu biểu là sự kiện Chile, nicaragoa .
Cuối cùng do nhiều nguyên nhân khác nhau là sự can thiệp của Mĩ phong trào cách mạng chi len, nacaragoa đã thất bại 1973 và 1991
NET
 
S

satthuphucthu

Câu 1. Cách mạng đó là cách mạng Cuba...........................................
 
S

satthuphucthu

Câu 2: Sau thành công của cách mạng Cuba năm 1959 kéo theo các cuộc cách mạng của các nước khác liên tiếp xảy ra (phong trào đấu tranh ở Chile, Argentina, Braxin...) theo kiểu dây truyền nên được gọi là "Lục địa bùng cháy"!
 
S

satthuphucthu

Câu 2:
Mĩ La-tinh bao gồm hơn 20 nước ở Bắc, Trung và Nam châu Mỹ, từ Mê-hi-cô đến Ác-hen-ti-na, chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá La-tinh, có diện tích trên 20 triệu km2. Mĩ La-tinh có nhiều tài nguyên, phong phú về nông sản, lâm sản, khoáng sản.

Năm 1492, Cô-lông-bô tìm ra châu Mỹ và cho đến năm 1500, thực dân Tây Ban Nha đã xâm chiếm hầu hết vùng đất này. Trải qua nhiều năm đấu tranh anh dũng, đến đầu thế kỷ XIX, các thuộc địa Tây Ban Nha đều giành được độc lập. Nhưng sau đó, thực dân Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Mĩ đã xâm lược và thống trị các nước này.

Năm 1933, Tổng thống Mỹ F.Ru-dơ-ven đưa ra chính sách “Láng giềng thân thiện”, mở đầu thời kỳ thực dân mới ở Mĩ La-tinh.

Sau chiến tranh thế giới thứ II, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm cách biến Mĩ La-tinh thành “Sân sau” của mình. Mỹ gây sức ép buộc các nước Mĩ La-tinh chấp nhận “Kế hoạch Cô-lay-tơn” – Còn gọi là “Hiến chương kinh tế của châu Mỹ” với nội dung tự do buôn bán, tự do đầu tư, tự do mở xí nghiệp, tạo điều kiện cho tư bản Mỹ xâm nhập rộng rãi vào các nước Mĩ La-tinh.

Mỹ còn ép các nước Mĩ La-tinh tham gia hàng loạt hiệp ước quân sự với sự khống chế chặt chẽ của Mĩ như Hiệp ước phòng thủ chung Tây bán cầu (1947), Hiệp ước quân sự tay đôi (1952), Hiệp ước chống cộng (1954)…

Do chính sách của Mỹ, các nước Mĩ La-tinh tuy hình thức là những nước cộng hoà độc lập, nhưng thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

Trong những năm sau chiến tranh, ở các nước Mĩ La-tinh bắt đầu giấy lên một cao trào dân chủ chống đế quốc, chống thế lực độc tài trong nước và chống sự phụ thuộc và các độc quyền Mĩ. Dưới áp lực của quần chúng, ở một số nước đã phục hồi các quyền tự do dân chủ, các Đảng cộng sản được hoạt động hợp pháp. Tuy nhiên, ở các nước như Pê-ru, Vê-nê-xu-ê-na, Cô-lôm-bi-a,Goa-tê-ma-ma, Mỹ đã tổ chức can thiệp vũ trang hoặc tiếp tay cho các thế lực phản động trong nước làm đảo chính, phục hồi chế độ phản động.

Vào nửa sau những năm 50 của thế kỷ 20, cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ La-tinh bước vào giai đoạn mới. Dưới sức ép của nhân dân, các chế độ quân sự ở Pê-ru (1956), Cô-lôm-bi-a (1957), Vê-nê-xu-ê-na (1958) bị lật đổ. Toàn bộ lục địa Mĩ La-tinh trở thành mặt trận chống đế quố và độc tài, được ví như “Lục địa bùng cháy”.

Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Mỹ ở Mĩ La-tinh mang một số đặc điểm sau:

- Sự thức tỉnh của giai cấp công nhân và nông dân dẫn đến sự bùng nổ mạnh mẽ của các cuộ đấu tranh. So với châu Phi, giai cấp công nhân Mĩ La-tinh phát triển hơn về số lượng và chất lượng. Tỉ lệ giai cấp công nhân chiếm 12,2% dân cư. Nhìn chung, các Đảng cộng sản đã đi đầu và lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Nông dân chiếm hơn 70% dân số, nhưng trên 2/3 nông hộ không có ruộng đất. Chính vì vậy, yêu cầu xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất lớn từ lâu đã trở thành yêu cầu cấp bách của nông dân.

- Chế độ thống trị tàn khốc đã buộc nhân dân ở các nước này phải sử dụng đấu tranh vũ trang để giành độc lập.

- Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, mặt trận dân tộc thống nhất được hình thành và phát triển ở hầu hết các nước. ở một số nước, mặt trận đã giành được thắng lợi trong các cuộc tổng tuyển cử, dẫn đến việc thành lập các chính phủ mặt trận nhân dân như Goa-tê-ma-ma, Ác-hen-ti-na…

- Từ sau thắng lợi của cách mạng Cu-ba, nhiều nước Mĩ La-tinh đã ủng hộ mạnh mẽ, kiên quyết những thành quả của cách mạng Cu-ba. Đây là một trong những nhân tố quan trọng giúp Cu-ba đứng vững trong cuộc bao vây, tấn công của Mĩ.
 
Top Bottom