[Văn 11] Hai đứa trẻ

L

lonely_97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở hà nội về ! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm. Hà nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua.

phân tích hộ em đoạn văn này với ạ
 
L

lan_phuong_000

"Hai đứa trẻ" được Thạch Lam xây dựng từ thứ chất liệu lấy từ cái buồn thảm, héo tàn của góc chợ nơi phố huyện nghèo, với con người đang sống cầm chừng trên cuộc sống của mình, không ước mơ, không hi vọng, không có cả một mục đích để tồn tại. Hai chị em Liên là một đại diện cho những con người khốn khổ ấy, cuộc sống nghèo nàn tẻ nhạt kia dường như chỉ được khuây khỏa khi chuyến tàu đêm cuối cùng đi qua. Chuyến tàu mang theo chút ánh sáng ngắn ngủi, vụt lên rồi vĩnh viễn tắt lịm trong màn đêm. Nhưng chỉ cần nhừng ấy thôi cũng đủ kéo Liên đến những hồi ức về Hà Nội: một Hà Nội "xa xăm" không thành hình, một Hà Nội "sáng rực, vui vẻ và huyên náo" tất cả gợi về một quá khứ tươi đẹp, hạnh phúc, một thế giới không có sự ám ảnh của màn đêm, không có cả những con người héo úa, tàn lụi. Ước mơ ấy như ánh sáng của đoàn tàu kịp chỉ thoáng qua để rồi bị bóng tối mênh mông nuốt chửng
 
O

ooookuroba

Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về ! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm. Hà nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua.

phân tích hộ em đoạn văn này với ạ

Đoạn văn trên, nếu nhìn kĩ, ta sẽ thấy chủ yếu tập trung vào những cử chỉ, hành động và dòng ý thức, tâm trạng của nhân vât Liên. Tâm trạng này xuất hiện khi chuyến tàu đêm cuối cùng đi qua phố huyện.
Với một vị trí như thế, ta có thể làm rõ:
1. Đầu tiên là sự nhận xét của Liên về chuyến tàu đêm nay: "không đông", "thưa vắng người", "kém sáng hơn".
2. Chuyến tàu đã khiến Liên nhớ về quá vãng: Đó là một Hà Nội huy hoàng lúc bố Liên còn chưa bị thôi việc, một Hà Nội hiện lên với những tia sáng vui tươi, hạnh phúc, với những "cốc nước xanh đỏ" hay những lần chị em Liên được đi chơi Bờ Hồ. Nhưng giờ đây, Hà Nội chỉ còn là những vùng sáng mơ hồ, kì lạ, theo chân những hành khách "đồng và kềnh sáng loá".
---> Việc nhớ về quá khứ man mác và có phần buồn thương như thế đã khắc sâu thêm tâm trạng của nhân vật: một nỗi buồn man mác trước hoàn cảnh. Đồng thời còn bật thức ở Liên một niềm tin - dù còn nhỏ nhoi, xa xăm: "Con tàu đã đem một chút thế giới khác đi qua" (Có thể trích thêm luôn phần tiếp theo: Thế giới đó đối với Liên khác hẳn ngọn đèn con nhà chị Tý quanh năm chỉ chiếu sáng có một vùng đất nhỏ, gánh phở bác Siêu....).
Với dòng ý thức như vậy, một tia sáng lạc quan đã hiện ra, được Thạch Lam "gói ghém" rất kĩ và rất khéo trong chuyến tàu cuối cùng qua phố huyện. Có thể nói, đoạn văn đã góp phần bộc lộ rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm và tư tưởng đầy nhân đạo của Thạch Lam: Thông qua chuyến tàu ấy, qua dòng ý nghĩ của Liên, tác giả đã phát hiện một khát khao đổi đời rất đáng trân trọng ở những con người bị cuốn vào cái điệu sống quẩn quanh, mòn mỏi trong một cái "ao đời phẳng lặng" (ý của Xuân Diệu) tưởng như không lối thoát.
3. Về nghệ thuật xây dựng đoạn:
+ Giọng văn nhẹ nhàng, cấu trúc câu và nhịp câu uyển chuyển kiến ta hình dung đoạn văn như một bài thơ thơ.
+ Khắc hoạ những cử chỉ nửa vời, những xúc cảm mơ hồ, cầm chừng của nhân vật là một dụng ý nghệ thuật độc đáo: Gợi lên một cảm giác buồn từ từ xâm chiếm và lan toả, không biết khi nào dừng. Đồng thời mang đậm dấu ấn của phong cách Thạch Lam.
+ Ngôn ngữ giàu chất thơ, nghệ thuật đảo lộn dòng ý thức nhân vật liên tục tạo nên những mảnh ghép nhẹ nhàng, khiến nhân vật càng thấm thía hoàn cảnh thực tại của chính mình.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom