các câu LT khó

P

phamdangtrieu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Dưới đây là các câu LT mình thấy không chắc. Mong các bạn giải thích giúp. Cảm ơn nhiều!!!
.........................
LÝ THUYÊT
Câu 37: Đột biến trong cấu trúc của gen
A. được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
B. đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.
C. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử.
D. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.
35/ Vai trò của bản đồ di truyền trong công tác giống là
a xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế.
b xác định được vị trí gen quy định các tính trạng cần loại bỏ.
c xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế.
d dự đoán được tần số tổ hợp gen mới trong các phép lai.
47/ Tỉ lệ phân tính 1 : 1 ở F1 và F2 diễn ra ở những phương thức di truyền nào?
a Di truyền thường và tế bào chất.
b Di truyền liên kết với giới tính và tế bào chất.
c Di truyền tế bào chất và ảnh hưởng của giới tính.
d Di truyền liên kết với giới tính và ảnh hưởng của giới tính.
43/ Phương pháp phát hiện đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thấy rõ nhất là
a phát hiện thể đột biến. b quan sát kiểu hình.
c quan sát tế bào kết thúc phân chia. d nhuộm băng nhiễm sắc thể.
Mấy bạn giải thích giúp mình mấy câu này. Cảm ơn!!!
......................
Câu 37: Đột biến trong cấu trúc của gen
A. được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
B. đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.
C. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử.
D. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.
35/ Vai trò của bản đồ di truyền trong công tác giống là
a xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế.
b xác định được vị trí gen quy định các tính trạng cần loại bỏ.
c xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế.
d dự đoán được tần số tổ hợp gen mới trong các phép lai.
47/ Tỉ lệ phân tính 1 : 1 ở F1 và F2 diễn ra ở những phương thức di truyền nào?
a Di truyền thường và tế bào chất.
b Di truyền liên kết với giới tính và tế bào chất.
c Di truyền tế bào chất và ảnh hưởng của giới tính.
d Di truyền liên kết với giới tính và ảnh hưởng của giới tính.
43/ Phương pháp phát hiện đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thấy rõ nhất là
a phát hiện thể đột biến. b quan sát kiểu hình.
c quan sát tế bào kết thúc phân chia. d nhuộm băng nhiễm sắc thể.
Câu 45: Theo quan điểm về Ôperon, các gen điều hoà giữ vai trò quan trọng trong
A. cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin.
B. việc ức chế và cảm ứng các gen cấu trúc để tổng hợp prôtêin theo nhu cầu tế bào.
C. tổng hợp ra chất ức chế.
D. ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết.
Câu 40. Trong thực tế cơ thể tam bội thường bất thụ vì
A. các giao tử bất thường sẽ mất cân bằng hệ gen có khả năng thụ tinh bình thường sinh ra con chỉ có khả năng sinh sản sinh dưỡng.
B. trong quá trình giảm phân tạo ra giao tử đơn bội không thể thụ tinh với các loại giao tử khác.
C. không có sự tiếp hợp và trao đổi chéo trong giảm phân nên không tạo ra giao tử bình thường.
D. xác suất để tạo ra giao tử đơn bội của cơ thể tam bội là rất nhỏ nên xác suất để các giao tử bình thường kết hợp với nhau tạo ra hợp tử 2n lại nhỏ hơn nữa.
Câu 18. Các đột biến ở tế bào chất có thể nhanh bị mất đi vì
A. số lượng bào quan mang vật chất di truyền ở tế bào chất rất lớn và biến động. Khi xảy ra đột biến thì luôn có một cơ chế sửa chữa làm cho đột biến không biểu hiện ra kiểu hình.
B. số lượng bào quan mang vật chất di truyền ở tế bào chất rất lớn và biến động. Khi đột biến được phát sinh sẽ nhanh chóng được nhân lên thành nhiều bản sao. Do đột biến thường là có hại nên nó sẽ bị đào thải.
C. số lượng bào quan mang vật chất di truyền ở tế bào chất rất lớn và biến động. Khi xảy ra đột biến ở gen trong bào quan nào đó thì rất dễ được thay thế bằng các gen nằm ở các bào quan bình thường, cùng loại.
D. số lượng bào quan mang vật chất di truyền ở tế bào chất thường nhỏ và ít biến động vì vậy đột biến nào đó khi phát sinh sẽ không có cơ hội biểu hiện ra kiểu hình và bị loại bỏ bởi cơ chế sửa sai của tế bào.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng năng lượng trong một hệ sinh thái?
A. Tạo thành dòng qua hệ sinh thái, mức độ tiêu hao ít dần qua các bậc dinh dưỡng.
B. Có thể được chuyển đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác .
C. Ít phụ thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời.
D. Tạo thành chu kì trong hệ sinh thái, được sử dụng lại liên tục.
Câu 46 Sự khác nhau cơ bản trong đặc điểm di truyền qua tế bào chất và di truyền liên kết với giới tính gen trên nhiễm sắc thể X thể hiện ở điểm nào ?
A)Di truyền qua tế bào chất không cho kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch, gen trên NST giới tính cho kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch
B)Di truyền qua tế bào chất không phân tính theo các tỉ lệ đặc thù như trường hợp gen trên NST giới tính và luôn luôn di truyền theo dòng mẹ
C)Trong di truyền qua tế bào chất tính trạng biểu hiện chủ yếu ở cơ thể cái XX còn gen trên NST giới tính biểu hiện chủ yếu ở cơ thể đực XY
D)Trong di truyền qua tế bào chất vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể mẹ còn gen trên NST giới tính vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể bố.




........................
“Càng học thấy mình càng ngu, nhưng càng ngu lại càng phải học.”
:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
 
L

lifeisgray

Mới vừa ngủ dậy, nhìn cái đề muốn đi ngủ tiếp luôn! @@
Câu 37: Đột biến trong cấu trúc của gen
A. được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
B. đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.
C. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử.
D. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.
Đột biến trong cấu trúc của gen là biến đổi ở một hay một vài cặp nu của gen.
Không biết bạn đã học đến đột biến trung tính chưa, đó là một ví dụ cho trường hợp này.
Thật sự để gen đột biến biểu hiện thì phải có điều kiện nhất định. Có rất nhiều nhưng mình chỉ có thể nêu một vài cái mà mình biết. Mình mô tả trường hợp quen thuộc và đơn giản là thay thế 1 cặp nu.
Thứ nhất: đột biến có xảy ra ở trình tự gen cấu trúc hay các trình tự gen ảnh hưởng tới quá trình hình thành tính trạng hay không, thực tế NST mang số lượng nu rất lớn, nhưng chỉ một phần nhỏ trong đó là gen. Ví dụ dễ hiểu nhất là intron, nếu đột biến ở intron thì thường sẽ không hiểu hiện.
Thứ hai: tùy thuộc việc đột biến có làm thay đổi trình tự axit amin hay không (do tính dư thừa của mã di truyền).
Thứ ba: nếu như làm thay đổi trình tự axit amin, thì axit amin đó có nằm ở vùng chức năng của protein hay không.
Thứ tư: nếu như axit amin đó nằm ở vùng chức năng thì việc thay thế axit amin có làm thay đổi chức năng của protein hay không.
......................................................
=> Vậy nên có thể kết luận là còn tùy nhiều điều kiện mới biểu hiện.
35/ Vai trò của bản đồ di truyền trong công tác giống là
a xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế.
b xác định được vị trí gen quy định các tính trạng cần loại bỏ.
c xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế.
d dự đoán được tần số tổ hợp gen mới trong các phép lai.
Câu này giải thích thì mình chỉ có thể "chém gió" thôi chứ không biết giải thích sao cho chính xác. Có điều là để lập bản đồ di truyền thì cần xác định vị trí gen, giờ lại bảo vai trò là xác định được vị trí gen thấy hơi ngồ ngộ.
47/ Tỉ lệ phân tính 1 : 1 ở F1 và F2 diễn ra ở những phương thức di truyền nào?
a Di truyền thường và tế bào chất.
b Di truyền liên kết với giới tính và tế bào chất.
c Di truyền tế bào chất và ảnh hưởng của giới tính.
d Di truyền liên kết với giới tính và ảnh hưởng của giới tính.
Với nội dung mình học thì, di truyền tế bào chất là 100% đời con giống mẹ nên chỉ có d là phù hợp. Thực tế thì rắc rối hơn nhiều, nhưng mà nếu như bạn cần để thi tốt nghiệp, đại học thì nên sử dụng kiến thức trong sách là chính.
Muốn chứng minh thì bạn thử viết phép lai:
Ruồi giấm, gen màu mắt trên X không trên Y, A->đỏ trội hoàn toàn so với a->trắng, cho đực mắt đỏ lai với cái mắt trắng, rồi cho đời con giao phối. Xét về tính trạng màu mắt, F1, F2 đều là 1:1
Ở dê, HH có râu ở cả 2 giới, hh không râu ở cả 2 giới, Hh có râu ở con đực, không râu ở con cái. Cho dê đực không râu giao phối với cái có râu, rồi cho đời con giao phối với nhau.
43/ Phương pháp phát hiện đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thấy rõ nhất là
a phát hiện thể đột biến.
b quan sát kiểu hình.
c quan sát tế bào kết thúc phân chia.
d nhuộm băng nhiễm sắc thể.
Phương pháp nhuộm băng nhiễm sắc thể là dùng một thuốc thử kiềm tính bắt màu để nhuộm NST, sau đó quan sát tế bào phân chia.
Thường thì khi nhuộm băng quan sát NST, người ta sẽ tìm kì giữa, lúc đó NST có hình dạng đặc trưng và được sắp xếp trật tự, người ta sẽ đem so sánh NST với nhau trong cùng tế bào, với tế bào khác hoặc với chuẩn đã thu sẵn từ trước để tìm kím thay đổi về hình dạng NST.
câu a nói không rõ ràng, câu b cũng vậy, nhìn bên ngoài khó mà phát hiện được đó là đột biến số lượng hay cấu trúc NST
câu c, khi tế bào kết thúc phân chia tức là lúc đang hoàn thành kì cuối, NST đã bắt đầu dãn xoắn, khi quan sát lúc đó (với kính x100 trở lên) thì chỉ có thể thấy "1 cục" ADN với những sợi như con giun thôi chứ không còn thấy hình dạng NST nữa

Câu 45: Theo quan điểm về Ôperon, các gen điều hoà giữ vai trò quan trọng trong
A. cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin.
B. việc ức chế và cảm ứng các gen cấu trúc để tổng hợp prôtêin theo nhu cầu tế bào.
C. tổng hợp ra chất ức chế.
D. ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết.
Cụm "quan niệm về operon" làm mình khá là phân vân, nên mình chỉ có thể đoán là ý nào cũng có cái đúng ... dài nhất, nhiều ý nhất là câu đúng :D. Trên thực tế, có cả gen điều hòa hoạt hóa phiên mã.

Câu 40. Trong thực tế cơ thể tam bội thường bất thụ vì
A. các giao tử bất thường sẽ mất cân bằng hệ gen có khả năng thụ tinh bình thường sinh ra con chỉ có khả năng sinh sản sinh dưỡng.
B. trong quá trình giảm phân tạo ra giao tử đơn bội không thể thụ tinh với các loại giao tử khác.
C. không có sự tiếp hợp và trao đổi chéo trong giảm phân nên không tạo ra giao tử bình thường.
D. xác suất để tạo ra giao tử đơn bội của cơ thể tam bội là rất nhỏ nên xác suất để các giao tử bình thường kết hợp với nhau tạo ra hợp tử 2n lại nhỏ hơn nữa.
Bạn có thể nói rõ nguồn gốc của câu hỏi này và đáp án không? Mình có lời giải thích cho câu D được rất nhiều giáo viên, học sinh chấp nhận nhưng mình không chấp nhận với nó. Nếu muốn mình sẽ post sau.

Ở 3 câu còn lại, mình không biết nên giải thích thế nào nữa.
 
Top Bottom