[Vật lí 6]-Sự nở vì nhiệt của chất khí.

T

thangvegeta1604

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Vì sao không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh?
2) Dụng cụ đo độ nóng, lạnh đầu tiên của loài người do nhà bác học Ga-li-lê sáng chế. Nó gồm 1 bình cầu gắn trên đầu một ống thủy tinh. Hơ nóng bình rồi nhúng ống thủy tinh vào chậu đựng nước. Khi bình khí nguội đi, nước dâng lên trong ống thủy tinh. Bây giờ người ta có thể dựa vào mực nước trong ống để biết độ nống lạnh của không khí. Hãy giải thích tại sao?
 
I

i_love_t

1/
Giải thích: Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh, vì khi bị lạnh không khí co lại. Tính trung bình trong 1m3 không khí lạnh lượng không khí lạnh có nhiều hơn lượng không khí có trong 1 m3 không khí nóng (trong cùng điều kiện), nên trọng lượng riêng của không khí lạnh lớn hơn trọng lượng riêng của không khí nóng.
 
0

0872

Với cùng một lượng khí xác định, khi nóng lên thì khí nở ra, còn lạnh đi thì khí co vào nên thể tích của khối khí nóng lớn hơn thể tích của khối khí lạnh, nên khối lượng riêng (tỉ số $\frac{m}{V}$) của khí nóng nhỏ hơn khối lượng riêng của khí lạnh. Nên không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh
 
Last edited by a moderator:
0

0872

2.
Khi thời tiết nóng lên \Rightarrow không khí trong bình cầu cũng nóng lên, nở ra \Rightarrow đẩy mức nước trong ống thủy tinh xuống dưới.
Khi thời tiết lạnh đi \Rightarrow không khí trong bình cầu cũng lạnh đi, co lại \Rightarrow do đó mức nước trong ống thủy tinh dâng lên.
Nếu gắn vào ống thủy tinh một băng giấy có chia vạch thì có thể biết được lúc nào mức nước hạ xuống, dâng lên, nghĩa là khi nào trời nóng, trời lạnh.
 
T

thangvegeta1604

2.
Khi thời tiết nóng lên \Rightarrow không khí trong bình cầu cũng nóng lên, nở ra \Rightarrow đẩy mức nước trong ống thủy tinh xuống dưới.
Khi thời tiết lạnh đi \Rightarrow không khí trong bình cầu cũng lạnh đi, co lại \Rightarrow do đó mức nước trong ống thủy tinh dâng lên.
Nếu gắn vào ống thủy tinh một băng giấy có chia vạch thì có thể biết được lúc nào mức nước hạ xuống, dâng lên, nghĩa là khi nào trời nóng, trời lạnh.
Khi thời tiết lạnh đi thì không khí trong bình cầu cầu co lại và mực nước cũng phải co lại chứ nhỉ. Vậy thì mực nước cũng giảm xuống chứ.
 
0

0872

Vì khi trời nắng nóng, khí trong bình cầu nở ra, thể tích tăng nên đẩy mực nước trong ống thuỷ tinh hạ thấp xuống, khi trời lạnh, khí trong bình cầu co lại, thể tích giảm nên kéo mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên cao.
Trời nóng mực nước trong ống thuỷ tinh thấp.
Trời lạnh mực nước trong ống thuỷ tinh cao.
 
Top Bottom